Phỏng Vấn Linh Mục Thomas Rosica

TORONTO (Zenit.org).- Giáo Hội có một sứ điệp phải phổ biến, và thách đố của nhiệm vụ này là phổ biến sứ điệp ấy trong một thế giới “qua trung gian”, một trong những chủ nhà Cuộc Hội Nghị các Phương Tiện Truyền Thông Công giáo Quốc Tế 2008 nói.

Cha Thomas Rosica thuộc dòng Brasil, cũng là giám đốc của Tổ chức Phương Tiện Công Giáo Muối và Anh Sáng và Mạng Lưới Truyền Hình, đã nói thêm rằng Giáo Hội cần ở “đó trên hiện trường, sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông xã hội tân thời hầu rao giảng lời Chúa và sứ điệp của Giáo Hội.”

Cuộc Hội Nghị Công Giáo quốc tế ba ngày, được tổ chức những ngày 27-30/5 tại Toronto- Canada, sẽ được đăng cai tổ chức bởi Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo Bắc Mỹ, Hàn lâm Viện Công Giáo Những Chuyên Nghiệp các Nghệ Thuật Truyền Thông và Hiệp Hội những Nhà Truyền Thông Công Giáo Roma tại Canada.

Chủ đề Hội nghị là “ Rao Giảng Tin Mừng từ những Mái nhà.”

Trong cuộc phỏng vấn dành cho ZENIT, Cha Rosica bình luận trên tương lai các phương tiện Công Giáo và liên quan của chúng với báo chí phần đời.

Thưa Cha tại sao lại có chủ đề “Rao Giảng Tin Mừng từ những Mái nhà”?

Cha Rosica: Chúng tôi đã chọn như chủ đề Cuộc Hội Nghị các Phương Tiện Công Giáo năm nay: ”Rao Giảng Tin Mừng từ các Mái Nhà,” do Kinh thánh linh hứng—Matthiew 10: 27—và cũng do tông thư “Phát Triển Mau Lẹ” của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II gợi ý.

Thực tế là Giáo Hội bây giờ phải nói với một xã hội kỹ thuật cao, “qua trung gian”. Đức Gioan Phaolô II đã nói Giáo Hộ phải hiện diện trong “Areopagai-Hội các ngà bác học” mới của thế giới—một thế giới tràn đầy rất nhiều triết học, tư tưởng và hiện tượng tài giỏi. Giáo Hội phải ở đó trên hiện trường, sử dụng mọi phương tiện truyền thông xã hội tân thời để công bố lời Chúa va sứ¬ điệp của Giáo Hội.

Những phát triển mới nào trong báo chí Công Giáo Cha muốn thấy được nâng cao tại hội nghị này? Những hậu quả?

Cha Rosica: Hội nghị các Phương Tiện Công Giáo 2008 được hiện hữu nhờ một sự cọng tác hoạ hiếm trong bất cứ phần nào của thế giới báo chí. Trên thực tế, sự cọng tác đã là một sự kiện lẽ sống giữa các phương tiện Công Giáo Toronto qua nhiều năm. Hai phương diện độc đáo của hội nghị Toronto là làm sao chúng ta có thể nuôi dưỡng sự cọng tác tốt giữa các thực thể những phương tiện Công Giáo, và coi công việc của chúng tôi là thành phần sự Tân Phúc Âm Hóa.

Hai là sự quan tâm của chúng tôi đối với tương llai, cách riêng làm sao chúng tôi có thể vươn tới thế hệ tiếp cận và bao hàm những người trẻ trưởng thành trong sứ vụ truyền thông. Tuần này sẽ là một bài học mãnh liệt cho các nhà báo Công Giáo Bắc Mỹ trong việc xây dựng những chiếc cầu bên trong và bên ngoài Giáo Hội vì chúng ta học nói những truyện của chúng ta, minh chứng chân lý và rao giảng sứ điệp chúng tôi từ các mái nhà.

Đức Giáo Hoàng đã nói trong sứ điệp của ngài gởi cho Ngày Truyền Thông Thế Giới tháng này “việc tìm kiếm và trình bày chân lý về nhân loại tạo thành ơn gọi cao nhất của truyền thông xã hội.” Cái nhìn vai trò truyền thông này có đánh dấu một sự khác biệt căn bản giữa các nhà báo Công Giáo và trần thế?

Cha Rosica: Những nhà truyền thông và những nhà báo Công Giáo có một nhiệm vụ và một sứ vụ đặc biệt không những phục vụ Giáo Hội, nhưng dạy thế giới về sự tìm kiếm chân lý và phục vụ chân lý.

Những phương tiện đời thiếu dấu chỉ khi chân lý, sự tốt lành và phẩm giá con người không phải là phần của truyện. Như Đức Gioan Phaolô II—chính ngài là một nhà thông thạo và người thầy các phương tiện—đã viết năm 2005, trong tông thư cuối cùng của ngài với tiêu đề “Sự Phát triển Mau lẹ”: “Sự Truyền Thông trong cộng đồng Giáo Hội và giữa Giáo Hội và thế giới tự do đòi buộc sự cởi mở và một sự xích gần mới tới chỗ đối mặt những vấn đề liên hệ thế giới các phương tiện.

“Sự truyền thông này phải hướng tới một cuộc đối thoại xây dựng, ngõ hầu cổ võ một tư tưởng chung được thông tin và biết phân biệt đúng trong cộng đồng Kitô hữu.” Những nhà báo và những nhà truyền thông tốt phải quan tâm tới chân lý, sự thiện, vẻ đẹp và hy vọng, cả trong những hoàn cảnh kinh khủng nhất.

Các phương tiện Công Giáo có thể làm gì để cho sứ điệp Tin Mừng được hiểu biết rộng rải hơn?

Cha Rosica: Tôi đã học một số bài học đầy động lực khi xử trí với các phương tiện qua nhiều năm, cách riêng qua biến cố Ngày Thề Giới Giới Trẻ 2002 tại Canada, sự đau khổ và sự chết của Đức Gioan Phaolo II, và việc làm của tôi với với Salt and Light Television và sự cộng tác của chúng tôi với các phương tiện “đời”.

Không ích gì cho các viên chức, các vị lãnh đạo và các thành phần của Giáo Hội lăng mạ những kẻ trong các phương tiện, làm cản trở và không đáp ứng tiếng phone liên tục của người tường thuật này, của kẻ sản xuất kia, của người biên tập viên nọ. Đó là bản tánh của con thú. Họ đừng gọi đó là sự bẽ gãy tin tức vô ích.

Cũng không ích gì cho những kẻ trong các phương tiện “đời” nếu coi thường hay loại trừ Giáo hội và những vấn đề tôn giáo, xử trí chúng như những vấn đề tầm thường không đáng lưu ý nghiêm chỉnh. Chúng ta phải học hỏi nhau, và chúng ta có nhiều việc tốt để làm chung hầu phục vụ vấn để chân lý và sự đoan trang trong một thế giới trở thành trống hơn giá trị, nhơn đức và ý nghĩa.

Nhiều khi trong Giáo Hội, những truyện của chúng ta không phải là những truyện bởi vì những yêu tố chìa khóa thiếu vắng. Trong ngôn ngữ kinh thánh hơn, làm sao trên mặt đất chúng ta dời ánh sáng từ dưới thùng và đưa lên giá đèn hầu mọi người trong nhà có thể thấy? Làm sao chúng ta học sự khác biệt giữa những tin tức cũ và những tin tức mới với sự liên quan—một truyện thật đáng nói cho thế giới?

Đặt nhiều đến những chương trình nghị sự của hội nghị 2008 là chủ đề của cái gọi là sự thù địch của những phương tiện “đời” chống lại tôn giáo và Giáo Hội. Sự thù địch có thật và được nhận thức? Có thể làm gì để xây dựng những chiếc cầu? Hội nghị sẽ giúp những công nhân các phương tiện Giáo Hội học nói những truyện của chúng ta cho thế giới cách thuyết phục, cách dạn dĩ và can đảm.