Đức Thánh Cha xem xét Vai Trò của nhà thần học Biệt danh-Dionysius trong sự đối thoại hiện nay.

Vatican (Zenit,org ).-Khi người nào gặp ánh sáng chân lý, thì họ hiểu rằng đó là một ánh sáng cho mọi người, và như vậy sự đối thoại không chấp nhận vẻ bề ngoài, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói như trên

Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này trong buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần 14/5 tại Quãng Trường Thánh Phêrô, mà ngài dành để suy tư về một “gương mặt rất mầu nhiệm: một thần học gia từ thế kỷ thứ sáu, kẻ không được biết tên, và viết dưới biệt hiệu Dionysius the Areopagite.”

Đức Thánh Cha đã ghi nhận tên này qui chiếu về một nhân vật từ sách Công Vụ Tông Đồ, một trong những người được xác nhận qua bài giảng của Thánh Phaolô trong Hội các nhà Bác Học tại Athens.

Đức Thánh Cha đã khẳng định, lý do tác giả thế kỷ thứ 6 này đã chọn sử dụng tên đó có thể là sự ao ước của nhà thần học muốn sống khiêm tốn, cũng như có ý định theo những vết chân của kẻ trùng tên họ với mình, hầu cổ võ “một sự gặp gỡ giữa văn hoá và trí thông minh Hy Lạp với việc loan báo về Chúa Kitô.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đặt những tác phẩm của Dionysius trong bối cảnh thế kỷ thứ sáu, với vụ xung đột theo sau Công Đồng Chalcedon. Những tác phẩm của ngài cũng để đối phó với một nhà tư tưởng Neoplatonic, Proclo, kẻ ủng hộ một sự trở về với thuyết đa thần giáo của tôn giáo Hy Lạp xưa.

Đức Thánh Cha đã ghi nhận người Bút Danh-Dionysius đã viết, “’Tôi không muốn gây nên thuật bút chiến; tôi chỉ nói về chân lý; tôi tìm kiếm chân lý.’ Và ánh sáng chân lý tự nó làm cho sự sai lầm phai nhòa và làm cho điều thiện sáng chói. Với nguyên lý này ngài thanh luyện tư tưởng Hy Lạp và liên kết nó với Tin Mừng.”

“Nguyên lý này, mà ngài khẳng định trong thơ thứ bảy của ngài, cũng là sự diễn tả của một tình thần thật sự đối thoại: Sự đối thoại không có ý tìm kiếm những sự chia rẽ, người ta phải tìm kiếm chân lý trong chính Chân Lý; sau đó, chân lý sáng chói và làm cho những sai lầm sụp đổ”.

Thuyết huyền nhiệm

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định rằng thần học của tác giả thế kỷ thứ sáu là thần học “huyền nhiệm lớn thứ nhất.”

Những huấn giáo của ngài sử dụng “thần học tiêu cực,” nghĩa là ý niệm rằng “những quan niệm cao siêu nhất của Thiên Chúa không bao giờ đạt được sự cao cả thật của Người” và nói điều Thiên Chúa không là thì dễ hơn là nói điều Thiên Chúa thật sự là.”

Người Bút Danh –Dionysius nói với chúng ta rằng “cuối cùng, tình yêu thấy nhiều hơn là lý trí. Nơi nào có ánh sáng tình yêu, thì những bóng tối của lý trí phai nhoà. Tình yêu thấy được, tình yêu là một con mắt và sự kinh nghiệm cho chúng ta nhiều hơn là sự suy tư,” Đức Thánh Cha nói thêm.

Đức Giáo Hoàng rút ra một yếu tố khác từ những tác phẩm của nhà thần học thế kỷ thứ sáu.

Đức Thánh Cha nói ngài có một sự liên quan mới như là “người trung gian lớn trong sự đối thoại hiên nay giữa Kitô Giáo và những thần học huyền nhiệm châu Á, được đánh dấu bởi sự xác tín không thể nói Thiên Chúa là ai, chỉ những cách nói tiêu cực có thể được sử dụng để nói về Thiên Chúa; Thiên Chúa chỉ có thể được nói về với (chữ) ‘không’ và chỉ có thể với lấy Người bằng cách đi vào trong kinh nghiệm này của ‘sự không’ Và ở đây thấy có môt sự tương đương giữa tư tưởng của Areopagite và tư tưởng của các tôn giáo châu Á. Ngài có thể là người trung gian hiện nay như Người đã là trung gian giữa tinh thần Hy Lạp và Tin Mừng.”

Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha đã nói về sự đối thoại như một sự gì “không chấp nhận vẻ bên ngoài.”

Ngài đã giải thích: “Một cách chính xác khi người ta đi vào trong những chiều sâu của sự gặp gỡ với Chúa Kitô, một không gian rộng rải cho sự đối thoại cũng mở ra. Khi người ta gặp ánh sáng chân lý, người ta biết rằng đó là ánh sáng cho mọi người; thuật luận chiến biến mất và có thể hiểu nhau, hay là ít ra, nói với nhau, xích lại gần nhau.

“Con đường đối thoại hệ tại chính xác ở gần với Thiên Chúa trong Chúa Kitô, trong những chiều sâu của sự gặp gỡ với Người, trong sự kinh nghiệm của chân lý, mở chúng ta cho ánh sáng và giúp chúng ta đi ra gặ những kẻ khác—ánh sáng chân lý, ánh sáng tình yêu.”

“Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta ngày nay cũng đặt sự khôn ngoan của thời đại chúng ta phục vụ Tin Mừng,” Đức Giáo Hoàng kết thúc, “khám phá lại vẻ đẹp của đức tin, của sự gặp gở với Thiên Chúa trong Chúa Kitô.”