VATICAN (Zenit.org).- Bản dịch lời chào Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phát biểu hôm nay Chúa Nhật 11/5 trước khi đọc kinh Regina Caeli với nhiều ngàn người qui tụ trong Quảng Trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha vừa mới cử hành xong Thánh Lễ ngày lễ Hiện Xuống.

* * *

Anh Chị Em Thân Mến,

Hôm nay chúng ta cử hành lễ trọng Ngũ Tuần, một Lễ Do thái xưa trong đó giao ước thực hiện giữa Thiên Chúa và dân Người trên Núi Sinai (Xh 19) được cử hành. Lễ này đã trở thành một lễ Kitô hữu vì lý do điều đã xảy ra trong cử hành này 50 ngày sau sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Chúng ta đọc trong sách Công Vụ các Tông đồ các môn đệ tụ họp nhau cầu nguyện trong phòng Tiệc khi Chúa Thánh Thần xuống trên các ông với quyền thế như gió và lửa.

Sau đó các ông đã bắt đầu công bố những tin vui về sự phục sinh của Chúa Kitô trong nhiều thứ tiếng (x. Cv 2:1-4). Đó là “phép rửa trong Thánh Thần,” mà ông Gioan Tẩy Giả đã loan báo: “Tôi làm phép rửa cho các anh trong nước,” ngài nói với dân chúng, “nhưng Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi {…}Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần” (Matthew 3: 11).

Trên thực tế, toàn diện sứ vụ của Chúa Giêsu nhắm ban Thánh Thần Thiên Chúa cho những con người và làm phép rửa cho họ trong “sự tắm “ tái sinh. Điều này được thực hiện qua sự tôn vinh của Người (x. Gioan 7:39), tức là, qua sự chết và sống lại của Người: Vậy Thần Khí Thiên Chúa được đổ tràn cách đồi dào, như một thác nước có khả năng luyện sạch mọi tâm hồn, hầu dập tắc những ngọn lửa sự dữ và đốt lửa yêu mến Chúa trong thế giới.

Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lễ Hiện Xuống như một sự hoàn thành lời hứa đó và do vậy như thời điểm nên hoàn hảo về sứ vụ toàn diện của Chúa Giêsu. Sau khi Người sống lại, chính Người đã truyền các môn đệ Người ở lại Jerusalem, bởi vì, Người nói, “Còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần” ( Cv 1:5); và Người nói thêm:”Nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của thầy tại Jerusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” ( Cv 1:8).

Như vậy, Lễ Hiện Xuống, cách riêng, là phép rửa của Giáo Hội kẻ thực hiện sứ vụ phổ quát của mình bắt đầu từ những con đường tại Jerusalem với việc rao giảng phi thường trong nhiều thứ tiếng nhân loại. Trong phép rửa này của Chúa Thánh Thần những chiều kích cá nhân và tập thể –cái “tôi” của người môn đệ và cái “chúng tôi” của Giáo Hội—không hề phân lý. Thánh Thần hiến thánh con người và đồng thời biến con người thành một thành phần sống động của thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, một kẻ tham gia trong sứ vụ hầu làm chứng cho tình yêu của Người.

Và điều này được hiện thực nhơ các bí tích gia nhập Kitô Giáo: rửa tội và thêm sức. Trong Sứ Điệp của tôi gởi ngày Thế Giới Giới Trẻ 2008, tôi đã mởi giới trẻ tái khám phá sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong dời sống của mình và, do đó, tầm quan trọng của những bí tích này. Hôm nay tôi muốn gởi lời mời này tới mọi người: Chúng ta hãy tái khám phá, hỡi các anh chị em thân mến, vẻ đẹp được rửa trong Thánh Thần; chúng ta hãy ý thức lại về bí tích rửa tội và thêm sức của chúng ta, những nguồn mạch ân sủng luôn luôn hiện diện.

Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria đạt được một Lễ Hiện Xuống mới cho Giáo Hội lần này hôm nay, một lễ Hiện Xuốpng sẽ mở rộng trong mọi người niềm vui sống và minh chứng cho Tin Mừng.

Sau kinh Regina Caeli, Đức Giáo Hoàng nói tiếp:

Với sự quan tâm lớn trong những ngày mới đây, tôi đã theo dõi tình huống tại Lebanon, nơi, những sáng kiến chính trị bị tê liệt, những lời nói thô bạo và những vụ đương đầu vũ trang tiếp nối, với nhiều ngừoi chết và bị tương tích. Dầu trong những giờ cuối cùng này những sự căng thẳng đã giảm bớt, tôi tưởng rằng đây là một nhiệm vụ ngày nay, là khuyên những người Lebanon từ bỏ mọi tranh luận về sự đối nghịch tấn công sẽ gây nên cho xứ sở của họ sự thiệt hại không thể sửa chữa được.

Sự đối thoại, sự hiểu biết nhau và sự tìm kiếm việc thoả hiệp hữu lý là phương thế duy nhất để phục hồi cho Lebanon những thể chế của họ, và cho dân chúng, nền an ninh cần thiết cho đời sống hằng ngày gây ấn tượng và phong phú với niềm hy vọng cho ngày mai.

Mong sao Lebanon, nhờ sự cầu bàu của Đức Mẹ Lebanon, biết đáp ứng can đảm với ơn gọi nên, cho Trung Đông và toàn thế giới, một dấu chỉ về khả năng thật sự của sự sống chung hoà bình và xây dựng giữa những con người. Những cộng đồng khác biệt làm nên Lebanon, như tông huấn hâu thượng hội đồng “ Một Hy Vọng mới cho Lebanon” đã quan sát (x.So 1), đồng thời là “một sự phong phú, một sự mới mẻ và một sự khó khăn. Nhưng đưa Lebanon tới sự sống là một nhiệm vụ chung cho tất cả người dân của mình.”

Vớ Mẹ Maria, Đức Trinh Nữ cầu nguyện trong lễ Hiện Xuống, chúng ta xin Đấng Toàn Năng tuôn đổ đồi dào ChúaThánh Thần, Thần Khí sự hiệp nhất và sự hoà thuận, Đấng linh hứng những cảm hứng hoà bình và hoà giải trong mọi người.

Sau đó Đức Thánh Cha chào dân chúng trong nhiều thứ tiếng. Trong tiếng Anh, ngài nói:

Tôi dâng một lời chào nồng nhiệt cho những khách thăm viếng nói tiếng Anh qui tụ trong sự cầu nguyện này, gòm nhóm từ Đại Học Magdalen tại Hoa Kỳ. Trong Chúa Nhật Hiện Xuống này chúng ta hãy cầu xin một sự tuôn xuống mới mẻ Chúa Thánh Thần trên Giáo Hôi. Xin cho những ân huệ sự sống và sự thánh thiện củng cố chúng ta trong việc làm chứng của chúng ta cho Chúa Phục Sinh và làm đầy lòng chúng ta với niềm hy vọng sốt sắng trong những lời hứa của Người! Trên tất cả anh chị em tôi chân thành cầu xin những ân huệ khôn ngoan, niềm vui và hoà bình. Xin Chúa chúc lành anh chị em!