Theo báo điện tử La Croix, ngày 15/11/2007, Nghị Viện Âu Châu, hầu như đồng nhất, đã chấp thuận một nghị quyết lên án những bạo lực chống lại các tín hữu trên thế giới, đặc biệt là các Kitô hữu, ở Á Châu, Phi Châu và Trung Đông.



Nghị Viện đã lên án « những giai đoạn nghiêm trọng đặt đời sống của các cộng đoàn Kitô hữu và các cộng đoàn tôn giáo khác trong sự nguy hiểm » cũng như « mọi hình thức phân biệt kỳ thị và bất bao dung dựa trên tôn giáo và tín ngưỡng » trên khắp thế giới.

Trong nghị quyết được chấp thuận với 57 phiếu ủng hộ, 2 chống và 1 trắng, Nghị Viện Âu Châu đã bày tỏ sự lo lắng đặc biệt về sự gia tăng những giai đoạn bất bao dung và sự đàn áp chống lại các cộng đoàn Kitô hữu, nhất là ở Á Châu, Phi Châu và Trung Đông.

Bản văn đã kếu gọi các chính phủ liên hệ « xét xử các tác giả của những tội ác này », cung cấp « những đảm bảo đầy đủ và hữu hiệu về tự do tôn giáo và tín ngưỡng » và cải tiến sự an toàn của các cộng đoàn Kitô giáo. Văn bản nhấn mạnh rằng « các chính quyền có bổn phận bảo vệ tất cả các cộng đoàn tôn giáo, bao gồm cả các cộng đoàn Kitô giáo, khỏi sự phân biệt kỳ thị và đán áp ».

Bản văn trích những trường hợp bắt cóc, giết người và bạo lực cụ thể được thực hiện gần đây trong nhiều nước : Irắc, Pakistan, Gaza, Ai Cập, Thỗ Nhĩ Kỳ, Siria, Soudan, Trung Quốc và Việt Nam. Trong số đó, sự bắt cóc hai Linh mục Irắc trong tháng 10 vừa qua, vụ ám sát Cha Ragheed Ganni và ba Phó Tế ở Mossoul hồi tháng Sáu, cuộc tấn công ngôi thánh đường Kitô giáo vào tháng Mười ở ngoại vi của Lahore, vụ ám sát một Giám Mục Tin Lành và vợ của Giám Mục vào tháng Tám ở Islamabad, Pakistan, vụ ám sát nhân viên quản lý của một thư viện Kitô giáo ở dãi Gaza vào tháng Mười và vụ bắt cóc Cha Bossi vào tháng Sau ở Phi Luật Tân…

Thăng tiến sự bao dung

Nghị Viện cũng đã nhấn mạnh « tính nghiêm trọng của hoàn cảnh liên quan đến tự do tôn giáo ở Trung Quốc, nơi các quan chức chính quyền tiếp tục đàn áp mọi sự biểu lộ tôn giáo, đặc biệt của Giáo Hội Công Giáo, mà nhiều giáo dân và Giám Mục đang bị giam giữ từ nhiều năm nay, mà một số trong họ thậm chí đã chết ở trong tù ». nghị Viện cũng nêu lên « những đàn áp manh mẽ các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo và của các tôn giáo khác » ở Việt Nam.

Được phỏng vấn bởi hãng thông tấn Ý SIR, ông Mario Mauro, phó chủ tịch của nghị Viện Âu Châu và là người đề xướng nghị quyết, đã lấy làm vui sướng, vì nhờ nghị quyết này, « Ủy ban Âu Châu từ nay sẽ phải chú ý hơn đến những gì mà tất cả chương trình hợp tác và trợ giúp phát triển phải được thiết lập với điều kiện rằng nguyên tắc về một sự tự do tôn giáo đích thực phải được tôn trọng ».

Ủng hộ sự đối thoại liên tôn, nghị quyết mời gọi tất cả các thẩm quyền tôn giáo « thăng tiến sự bao dung » và hành động chống lại mọi hình thức cực đoan.