Đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo : một thực tại ở Đất Thánh

Đại Diện Thượng Phụ của Giáo Hội Latinh ở Israel, Đức Cha Giacinto Boulos Marcuzzo, xác nhận có « sự đối thoại đích thực chứ không phải là sự đối thoại bề ngoài » giữa Kitô giáo và Hồi giáo ở Đất Thánh.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo « Avvenire », ngài khẳng định : « tôi không muốn phóng đại, nhưng chúng tôi đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này ».

Đức Cha Giacinto Boulos Marcuzzo cũng là Giám Mục phụ tá Giêrusalem và là Giám Mục hiệu tòa Emmaüs. Ngài có nguồn gốc Trévise, Ý, nhưng đã sống ở Đất Thánh từ 46 năm nay.

Ngài cho biết : « nếu đối với người Do Thái, các cuộc thảo luận của chúng tôi là thuộc lãnh vực thần học, thì đối với những người Hồi giáo, chúng liên quan đến những giá trị xã hội ».

« Đặc biệt, đối với vị Giáo trưởng Do Thái, chúng tôi đã bắt đầu cuộc đối thoại ở nhiều cấp bậc, về gia đình, giáo dục, ý nghĩa linh thánh, tương quan giữa tôn giáo và Nhà Nước », một bước tiến bộ mà Đức Cha Marcuzzo cho thấy tất cả tầm quan trọng khi nhắc lại rằng « trong nhiều thế kỷ, vị Trưởng giáo được coi như là một thực thể « đối kháng » với Giáo Hội ».

Đức Cha Marcuzzo cũng gợi lên thỏa thuận được ký vào năm 1993 giữa Tòa Thánh và Israel và nhận xét rằng « cho dầu từ quan điểm ngoại giao, thỏa thuận này đã không mang lại những kết quả lớn, tuy nhiên nó đã khuyến khích sự tin tưởng lẫn nhau, và trên bình diện tôn giáo, đã khơi lên một loạt những sáng kiến lạ thường ». Theo ngài, đó là những gì đang con thiếu nhất ở Đất Thánh.

Đức Cha cũng cho thấy tầm quan trọng của việc hành hương ở Đất Thánh : « người ta luôn luôn khám phá hơn nữa rằng không chỉ có những yếu tố khảo cổ học, như các bức tường thành, những chữ khắc hay những vị trí địa lý như núi, sông hay hồ, những còn tồn tại một cộng đoàn Kitô hữu xuất thân từ những tín hữu đầu tiên tìn vào Chúa Giêsu Kitô : một khía cạnh không được xem nhẹ, bởi vì những cộng đoàn này biểu lộ ký ức sống động về Chúa Giêsu ».

Ngài nói tiếp : « cho dầu những người Do Thái hay Hồi giáo đang sống trên mãnh đất này không tin vào Chúa Giêsu, họ cũng không loại trừ Ngài, và gặp gỡ họ ở đó, nơi những gì họ đang sống, là một sự kiện không cho phép những ngừoi hành hương dửng dưng. »

Đức Cha Marcuzzo công nhận : hiện tại, các cuộc hành hương càng được thể hiện cách có ý thức hơn. « Đi hành hương, đó là đi tái khám phá chiều kích lịch sử, địa lý và hữu hình của đức tin », nó « không phải là một học thuyết, một triết lý hay một luân lý, nhưng trước hết là một Giao ước của Thiên Chúa với con người ».

Ngài kết luận : « đó là lý do tại sao thật là quan trọng để tái khám phá thực tại lịch sử trong đó chúng ta khám phá những dấu chỉ của Giáo ước này ».