Một Cái Nhìn Khác về Mẹ Chân Phước Têrêsa

Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory của Tổng Giáo Phận Atlanta, thuộc tiểu bang Georgia, trong mục "Những Gì Mà Tôi Đã Thấy và Lắng Nghe" (What I Have Seen And Heard) hằng tuần của ngài trên tờ báo Công Giáo The Georgia Bulletin số ra ngày 6 tháng 9 năm 2007, đã viết về Mẹ Têrêsa như sau:

Cuốn sách "Mẹ Têrêsa: Hãy Đến Để Trở Thành Ánh Sáng của Ta" (Mother Teresa: Come Be My Light) cuối cùng đã được cho xuất bản ra vào ngày thứ Ba (ngày 4 tháng 9) vừa qua, và chắc có lẽ tôi sẽ nhận được một hay hai cuốn gì đó. Cuốn sách đã nhận được rất nhiều sự chú ý của công luận, mà tôi nghi rằng cả tác giả lẫn biên tập viên của cuốn sách sẽ không ngờ khi nhận được sự chú tâm cao độ đến như vậy trước khi bản văn vẫn còn chưa được cho xuất bản ra.

Bề Trên Tổng Quyền Nirmala Joshi Đặt Hoa Trước Mộ Mẹ Têrêsa
Sự chú tâm cao độ là vì chính chủ đề của cuốn sách, và việc phơi bày ra hành trình đức tin của Mẹ Chân Phước Têrêsa của Thành Calcutta. Hay nói một cách khác đơn giản đó là: mọi người bị tò mò bởi sự kiện rằng một người phụ nữ vốn rất nổi tiếng và được biết đến như là một người phụ nữ đầy lòng bác ái và tận tụy đến như vậy lại có thể trải qua những ngờ vực về đức tin của mình. Ít ra là tôi chẳng lấy làm ngạc nhiên cho lắm vì rằng Mẹ đã biết được về sự ngờ vực và đem nó ra để thử nghiệm lấy đức tin của Mẹ. Chắc hẳn tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu như Mẹ đã không phải chịu đựng những nổi lo ngại, hoang mang đến như vậy về chính đức tin của Mẹ.

Đức tin không phải là một sự bảo đảm / an toàn tuyệt đối - đức tin không phải là một sự chắc chắn mà không hề có một sự nghi vấn nào - đức tin không phải là một sự xác tín vốn không thể nào bị tấn công được. Đức tin chính là sự tin cậy / phó thác được gói gọn lại trong niềm hy vọng - đức tin chính là sự tin tưởng được bao quanh bởi những ngờ vực - đức tin chính là sự tín thác được kiềm chế bởi những điều không mấy chắc chắn.

Mỗi một người có đức tin phải nhìn nhận rằng đã có lúc người ấy cũng cảm nghiệm được ít nhiều gì đó về cả sự hồ nghi lẫn sự chắc chắn về chính đức tin của mình.

Sự việc mà Mẹ Têrêsa đã có những khoảng thời gian dài hồ nghi và giao động, thì đó cũng chính là một dấu chỉ cho thấy rằng đức tin trong cuộc sống của Mẹ cũng hoàn toàn giống với hầu hết đức tin trong đời sống của tất cả mọi người trong chúng ta. Tôi không thể nào nói cho các bạn rằng đã có bao nhiêu lần mà tôi đã phải tự nghi vấn về chính đời sống đức tin của riêng tôi - vốn chẳng mấy đạt gần đến mức kiên vững và sống động như chính Mẹ Chân Phước Têrêsa đã từng sống tới mức nguuyên vẹn và cao độ đến như vậy.

Tất cả mọi người, trẻ và già, thường hay hỏi tôi rằng nếu tôi đã có lần nào phải lo ngại về chính đức tin của tôi không. Tôi đã có rất nhiều lần như vậy mà tôi không thể nào nhớ hết được, và tôi không tin rằng tôi lạc lõng trong hiện tượng cao vời đó. Đức tin chính là một ân huệ đến từ Thiên Chúa, và không giống như tất cả các ơn huệ khác, rằng chúng ta không thể nào có thể đón nhận đức tin đó một cách nhưng không được. Toàn bộ lịch sử của Giáo Hội có đề cập đến không biết bao nhiêu trường hợp về sự vật lộn đức tin của con người trong việc tin tưởng và cậy trông vào Thiên Chúa. Từ những lần hiện ra của Chúa Kitô Phục Sinh xuống với cộng đoàn các tông đồ cho đến những người mới nhập đạo Công Giáo gần đây nhất, tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc khi mà sự ngờ vực và dè dặt ít ra là cũng rõ ràng như những lúc chúng ta tin tưởng hay cậy trông vậy.

Đức tin có nghĩa là luôn tin tưởng mà không phải lúc nào chúng ta cũng đều có thể giải thích được về sự tín thác của chúng ta. Đức tin có nghĩa là tuy có lúc hoang mang, thế nhưng chúng ta vẫn luôn sẳn sàng để can đảm ký thác cậy trông vào chính Thiên Chúa - mặc cho có rất nhiều lý do để khiến chúng ta phải ngờ vực.

Mẹ Têrêsa đã sống với sự hoang mang mạnh mẽ, rõ ràng là trong một khoảng thời gian rất dài. Thế nhưng công việc của Mẹ vẫn được tiếp tục và không hề sút giảm đi một chút nào hết mặc cho những sự ngờ vực đó. Mẹ vẫn cứ tiếp tục việc chăm sóc cho tất cả những thành viên nghèo nhất trong chính gia đình của Thiên Chúa thậm chí ngay cả khi Mẹ phải vật lộn với những sự ngờ vực, nghi hoài và với đức tin không hề lưỡng lự. Chính sự tự nguyện để mạo hiểm tín thác những hoang mang lầm lạc vào Thiên Chúa này đã khiến cho Mẹ trở thành một người có đức tin vĩ đại hơn bao giờ hết.

Cha sở ở quê nhà của tôi khi tôi hãy còn là một đứa trẻ đó là Đức Ông John M. Hayes, người có lẽ là vị Linh Mục gương mẫu nhất từ trước cho đến nay, mà tôi đã từng gặp. Cha được phong chức Linh Mục vào năm 1930 cho Tổng Giáo Phận Chicago và đã chết trong tư cách là một Cha Sở đã nghĩ hưu vào tháng 6/2002 vừa qua - chỉ vỏn vẹn vài tháng trước ngày kỷ niệm 72 năm làm Linh Mục của Cha. Cha đã sống trọn 96 năm tuổi đời mà vẫn còn rất sáng suốt và tỉnh táo mãi cho đến lúc cuối cuộc sống dài và rộng lượng của Cha.

Cha đã tiết lộ riêng cho một người bạn của Cha vài năm trước khi Cha chết rằng: "Tôi chắc chắn hy vọng rằng mình đã không đánh cược lầm trên con ngựa đó!" Thì cách diển tả về sự bất an này không phải là một dấu chỉ cho thấy rằng Cha sẽ phải thay đổi "việc cá cược" của Cha hay sống một cách khác thường hơn cách mà Cha đã từng sống - mà nó chỉ đơn giản có nghĩa là thậm chí một người có đời sống cầu nguyện, có lòng rộng rãi, có niềm hy vọng, có lòng trắc ẩn và có sự nhiệt huyết về việc mục tử tuyệt vời đến như vậy, cũng đã phải nhìn nhận ra rằng cuối cùng thì đức tin chính là việc tín thác, cậy trông vào một Thiên Chúa, Đấng tự dấu Mình nhiều hơn là tự tỏ Mình ra cho tất cả mọi người. Chúng ta gọi đức tin đó chính là lòng thiện chí để biết cậy trông / tín thác - thậm chí khi chính đức tin đó tự nó phơi bày ra sự mơ hồ lỗng lẫy.