“Một bài suy tư về những lời khuyên Tin Mừng”.

VIENNA-Áo (Zenit.org).- Huấn từ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI hôm thứ Bảy 8/9 lúc cử hành kinh chiều tại Đền Mariazell.

* * *

Kinh Chiều với các Linh Mục, Tu Sĩ, Phó Tế và Chủng Sinh

Huấn Từ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

Đền Mariazell

Thứ Bảy, 8 tháng Chín 2007

Anh em đáng kính và yêu quí trong Thừa Tác Vụ Linh Mục,

Những người Nam và Nữ thân yêu trong Đời Sống Thánh Hiến,

Các Bạn thân mến,

Chúng ta đã cùng nhau tới Vương Cung đáng kính của Mẹ Cả nước Áo chúng ta tại Mariazell. Vì người nhiều thế hệ đã tới cầu nguyện ở đây để xin sự trợ giúp của Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta cũng đang làm cũng một việc hôm nay. Chúng ta muốn kết hợp với Đức Maia trong sự ngợi khen lòng tốt lành vô biên của Thiên Chúa và trong sự bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta với Chúa vì hết mọi phúc lành chúng ta đã lãnh nhận, cách riêng ân huệ lớn đức tin.

Chúng ta cũng muốn giao phó cho Mẹ Maria những quan tâm chân tình của chúng ta: xin sự bảo vệ của Mẹ cho Giáo Hội, xin sự cầu bàu của Mẹ về ân huệ những ơn gọi xứng đáng cho các Giáo phận và những cộng đồng tu sĩ, van nài sự cứu giúp của Mẹ cho các gia đình và những lời cầu thương xót của Mẹ cho tất cả những ai ao ước sự giải thoát khỏi tội lỗi và được ân sủng trở lại, và, sau cùng, phó thác cho sự chăm sóc từ mẫu của Mẹ Maria những người bịnh và những người già của chúng ta. Xin Mẹ Cả nước Áo và của châu Âu đưa chúng ta tới một sự đổi mới sâu xa đức tin và sự sống!

Hỡi các bạn thân yêu, là những linh mục, và là những người nam và nữ tu sĩ, các bạn là những kẻ phục vụ sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô. Đúng như cách đây hai ngàn năm Chúa Giêsu đã kêu dân chúng theo Người, ngày nay cũng vậy giới trẻ nam và nữ khởi hành theo tiếng gọi này, do Chúa lôi kéo và được thúc đẩy bởi một ý muốn hiến mạng sống mình để phục vụ Giáo Hội và giúp những kẻ khác. Họ có can đảm theo Chúa Kitô, và họ muốn nên những chứng nhân của Người. Làm môn đệ của Chúa Kitô thì đầy nguy hiểm, bởi vì chúng ta luôn bị tội lỗi, sự thiếu tự do và sự ly khai đe dọa. Do đó, tất cả chúng ta cần ân sủng của Người, như Mẹ Maria đã nhận lãnh đầy đủ ân sủng. Chúng ta học nhìn xem Chúa Kitô luôn luôn, như Mẹ Maria, và coi Chúa Giêsu là chuẩn mực và mức độ của chúng ta.

Như vậy chúng ta có thể tham gia trong sứ vụ cứu rỗi phổ quát của Giáo Hội, mà Chúa Kitô là đầu. Chúa kêu gọi các linh mục, các tu sĩ và giáo dân đi vào thế giớ, trong tất cả sự phức tạp của nó, và hợp tác trong sự xây dựng Nước Thiên Chúa. Họ làm điều này bằng rất nhiều cách: trong sự giảng dạy, trong sự xây dựng các cộng đồng, trong những thừa tác vụ mục vụ khác nhau, trong việc thi hành thực tế đức bác ái, trong sự tìm kiếm và nghiên cứu khoa học thực hiện trong một tinh thần tông đồ, trong sự đối thoại với văn hóa xung quanh, trong sự cổ võ công lý như Thiên Chúa muốn và, trong mức độ không ít, trong sự chiêm ngắm thinh lặng Thiên Chúa Ba Ngôi và trong sự ngợi khen chung Thiên Chúa trong các cộng đồng của mình.

Chúa mời các bạn kết hợp với Giáo Hội “trong con đường hành hương của Giáo Hội qua lịch sử”. Chúa mời các bạn trở nên những người hành hương với Người và chia sẻ trong sự sống của Người mà ngày nay cũng bao gồm cả hai con đường Thánh Giá và con đường của Đấng Phục Sinh qua xứ Galilê của cuộc sống chúng ta. Nhưng Người vẫn luôn luôn là Chúa duy nhất và cũng là một Đấng, qua một bí tích Rửa Tội, kêu gọi chúng ta tới một đức tin. Tham gia trong sự hành trình của Người như vậy gòm hai sự: chiều kích thánh giá--với thất bại, đau khổ, hiểu lầm và cả sự khinh bỉ và bắt bớ--, nhưng cũng gồm kinh nghiệm về một niềm vui sâu xa trong việc phục vụ của Người và kinh nghiệm một niềm an ủi lớn phát sinh từ một sự gặp gỡ với Người. Như Giáo Hội, các giáo xứ cá thể, các cộng đồng và tất cả những người Kitô hữu đã được rửa tội gặp trong kinh nghiệm của họ về Chúa kitô chịu đóng đinh và phục sinh, nguồn mạch sứ vụ của họ.

Sự công bố Nước Thiên Chúa là trung tâm sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô và của mỗi người Kitô hữu. Sự công bố Nước nhân danh Chúa Kitô có nghĩa là, cho Giáo Hội, cho các linh mục, cho các nam nữ tu sĩ, và cho tất cả mọi người đã được rửa tội, một sự dấn thân hiện diện trong thế giới như là những chứng nhân của Người. Nước Thiên Chúa là thật sự chính Thiên Chúa, Đấng làm cho mình hiện diện giữa chúng ta và thống trị qua chúng ta. Nước Thiên Chúa được xây dựng khi Thiên Chúa sống trong chúng ta và chúng ta đưa Thiên Chúa vào trong thế giới.

Các bạn làm như vậy khi các bạn chứng minh cho một “ý nghĩa” đâm rễ trong tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa và đối ngjhịch với mọi thứ vô nghĩa và tuyệt vọng. Các bạn đứng kề bên tất cả những kẻ nghiêm chỉnh ra sức khám phá ý nghĩa này, kề bên tất cả những kẻ muốn làm điều gì tích cực cho những sự sống của họ. Bằng sự cầu nguyện và câu xin của các bạn, các bạn là những người biện hộ cho tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa, những ai hành trình tới Thiên Chúa. Các bạn minh chứng cho một hy vọng mà, nghịch với mọi hình thức tuyệt vọng, yên lặng hay nói ra, chỉ ra sự trung tín và sự quan tâm thương yêu của Thiên Chúa. Vì lý do này các bạn ở về phía những người bị sự bất hạnh nghiền nát và không thể thoát khỏi những gánh nặng của mình. Các bạn minh chứng cho Tình yêu này, Tình Yêu hiến mình cho nhân loại và như vậy đã chiến thắng sự chết. Các bạn ở kề bên tất cả những kẻ không bao giờ biết tình yêu, và là những kẻ không còn khả năng tin sự sống. Và như vậy các bạn đứng nghịch với mọi hình thức bất công, ẩn giấu hay rõ rệt, và nghịch với một sư khinh chê ngày càng lớn đối với con người.

Anh chị em thân mến, toàn thể sự sống của anh chị em cần phải là, như sự sống của Gioan tẩy Giả, một chứng nhân cả thể, sống động cho Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể. Chúa Giêsu đã gọi Gioan là “một ngọn đèn cháy sáng” ( Jn 5:35). Anh chị em cũng phải là những ngọn đèn như vậy! Ánh sáng của anh chị em phải chiếu sáng trong xã hội chúng ta, trong đời sống chính trị và kinh tế, trong văn hoá và sự nghiên cứu. Cả khi nó chỉ là một đóm lập loè giữa rất nhiều ánh sáng lừa dối, tuy thế, nó rút sức mạnh và vẻ huy hoàng của nó từ Sao Mai vĩ đại, tức Chúa Kitô Phục Sinh, ánh sáng của Người sáng tỏ--muốn sáng tỏ qua chúng ta—và sẽ không bao giờ mờ nhạt.

Theo Chúa Kitô—chúng ta muốn theo Người—theo Chúa Kitô có nghĩa là nhận lấy luôn đầy đủ hơn tâm trí của Người và cách sống của Người; đó là điều Thơ gởi cho tín hữu Philipphê nói với chúng ta: “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô!” (x. 2:5). “Nhìn xem Đức Kitô” là chủ đề của những ngày này. Khi nhìn lên Người, Thầy vĩ đại của sự sống, Giáo Hội đã nhận ra ba nét nổi bật về thái độ cơ bản của Chúa Giêsu. Ba nét này--theo Truyền Thống chúng ta gọi đó là “những lời khuyên Tin Mừng”—đã trở nên những yếu tố đặc biệt của một sự sống được dành cho sự theo triệt để Chúa Kitô: sự khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Bây giờ chúng ta hãy suy xét vắn tắt về chúng.

Chúa Giêsu Kitô, Đấng giàu có với chính sự giàu có của Thiên Chúa, đã trở nên nghèo vì chúng ta, như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong Thơ thứ Hai gởi tín hữu Côrintô (x. 8:9); đó là một tuyên bố quá sâu, một tuyên bố mà chúng ta phải luôn luôn trở lại để suy xét kỷ hơn. Và trong Thơ gởi tín hữu Philipphê chúng ta đọc: người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang; Người lại còn hạ mình và vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chết, chết trên cây thập giá (x. 2:6ff). Đấng đã tự trở nên nghèo, đã gọi những người nghèo là “những kẻ được chúc phúc”. Thánh Luca trong bản văn của ngài về các mối phúc, làm cho chúng ta hiểu rằng tuyên bố này--gọi những kẻ nghèo là có phúc--chắc chắn qui chiếu về những kẻ nghèo, những kẻ thật nghèo, trong dân Israel lúc bấy giờ, nơi một sự phân biệt rõ ràng hiện hữu giữa kẻ giàu và người nghèo.

Nhưng Thánh Matthêu, trong bản văn của ngài về các mối Phúc, giải thích cho chúng ta rằng sự nghèo vật chất mà thôi không đủ bảo đảm sự gần gũi của Thiên Chúa, bởi vì tâm hồn có thể khô khan và đầy tràn với sự ham muốn của cải. Matthew—như tất cả trong Kinh thánh—cho chúng ta hiểu rằng trong bất cứ trường hợp nào Thiên Chúa đặc biệt ở gần những kẻ nghèo. Nên điều này trở nên rõ: trong những người nghèo các Kitô hữu thấy Chúa Kitô chờ đợi họ, chờ sự dấn thân của họ. Bất cứ ai muốn theo Chúa Kitô một cách triệt để phải từ bỏ những của cải vật chất.

Nhưng anh hay chị phải sống đức khó nghèo này trong một cách tập trung vào Chúa Kitô, như một phương tiện trở nên tự do trong tâm trí đối với người thân cận của mình. Đối với mọi người Kitô hữu, nhưng cách riêng đối với linh mục chúng ta, và đối với các tu sĩ, với tư cách cá nhân và trong cộng đồng, vấn đề khó nghèo và những người nghèo phải là đối tượng cùa một sự suy xét lương tâm kiên trì và nghiêm túc. Trong tình huống riêng chúng ta, trong đó chúng ta không khốn khổ, chúng ta không nghèo, tôi nghĩ rằng chúng ta phải suy nghĩ cách riêng chúng ta có thể sống làm sao ơn kêu gọi này cách chân thật. Tôi muốn đề nghị điều đó cho sự xét mình của anh chị em--của chúng ta.

Muốn hiểu đúng ý nghĩa của đức khiết tịnh, chúng ta phải bắt đầu với nội dung tích cực của nó. Một lần nữa, chúng ta gặp sự này chỉ bằng cách nhìn lên Chúa Kitô. Sự sống của Chúa Giêsu có hai hướng: Người sống cho Cha và cho những kẻ khác. Trong Kinh Thánh chúng ta thấy Chúa Giêsu là một con người cầu nguyện, một con người trải qua những đêm trọn vẹn trong sự đối thoại với Cha.

Qua sự cầu nguyện của Người, Người làm cho chính nhân tính của Người, và nhân tính của tất cả chúng ta, là thành phần tương quan hiếu tử của Người với Cha. Sự đối thoại này với Cha như vậy trở nên một sứ vụ luôn đổi mới vì thế gian, vi chúng ta. Sứ vụ của Chúa Giêsu dẫn Người tới mợt sự dấn thân tinh sạch và không hạn chế với những người nam và nữ. Kinh Thánh chứng tỏ rằng không lúc nào trong sự sống của Người, Người đã để lộ ra cả những dấu nhỏ nhất của tính tư lợi trong tương quan của Người với những kẻ khác. Chúa Giêsu thương yêu những kẻ khác trong Cha, khởi điểm từ Cha—và như vậy Người yêu thương họ trong hữu thể thật của họ, trong thực tại của họ,

Đi vào trong những tâm tình này của Chúa Giêsu kitô—trong sự hiệp thông hoàn toàn này với Thiên Chúa hằng sống và trong sự hiệp thông hoàn toàn tinh sạch này với những kẻ khác, không hạn chế theo xu hướng của họ--sự đi vào này trong tâm trí của Chúa Kitô đã linh hứng trong Phaolô một thần học và một cách sống hợp với những lời của Chúa Giêsu xung quanh sự độc thân vì nước trời (x. Mt 19:12). Các linh mục và tu sĩ không lãnh đạm trong những tương quan liên vị. Đức khiết tịnh, ngược lại, có nghĩa là—và đây là nơi tôi muốn khởi đi--một tương quan rất lớn; đó là, nói cách tích cực, một tương quan với Chúa Kitô hằng sống và, trên nền tảng sự này, với Cha.

Do đó, qua lời khấn đức khiết tịnh độc thân chúng ta không hiến mình cho thuyết cá nhân hay một đời sống cô đơn; ngược lại, chúng ta long trọng khấn hứa dành cách trọn vẹn và không hạn chế cho việc phục vụ Nước Thiên Chúa—và như vậy để phục vụ những kẻ khác-- những tương quan sâu xa mà chúng ta có khả năng thực hành và chúng ta đã lãnh nhận như một ân huệ. Bằng cách này các linh mục và tu sĩ trở thành những người nam và người nữ của hy vọng: đặt cọc mọi sự trong Thiên Chúa và như vậy chứng tỏ rằng Thiên Chúa đối với họ là một điều gì có thật, họ mở một không gian cho sự hiện diện của Người--sự hiện diện của Nước Thiên Chúa—trong thế giới chúng ta. Hỡi các linh mục và tu sĩ thân yêu, anh em có một đóng góp quan trọng phải làm: giữa bao nhiêu sự ham muốn, sự chiếm hữu, sự hưởng thụ, và sự sùng bái cá nhân, chúng ta cố gắng chứng tỏ tình yêu vô vị lợi cho những người nam và người nữ.

Chúng ta đang sống những sự sống hy vọng, một hy vọng mà chúng ta phó thác sự hoàn thiện trong tay Thiên Chúa, bởi vì chúng ta tin rằng Người sẽ hoàn thiện nó. Điều gì có thể đã xảy ra nếu lịch sử Kitô Giáo thiếu đi những hình ảnh và những gương nổi bật như thế? Thế giới chúng ta sẽ như cái gì, nếu không có linh mục, nếu không có những người nam và người nữ trong các hội dòng tu sĩ và những cộng động đời sống thánh hiến--những người mà đời sống chứng minh cho hy vọng của một sự hoàn thiện vượt xa mọi ao ước nhân bản và một kinh nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa trổi vược tất cả tình yêu nhân bản? Chính xác ngày nay, thế giới cần chứng từ chúng ta.

Bây giờ chúng ta tới đức vâng phục. Chúa Giêsu đã sống suốt đời, từ những năm ẩn giấu tại Nadareth cho đến lúc chết trên Thánh Giá trong sự nghe Cha, trong sự vâng phục Cha. Chúng ta thấy điều này trong một cách gương mẫu tại Getsemani. ”Không phải ý con, nhưng theo ý Cha”. Trong sự cầu nguyện này Chúa Giêsu nâng lên trong ý muốn con thảo của Người sự chống đối cứng cổ của tất cả chúng ta và biến đổi sự phiến loạn của chúng ta thành sự vâng phục của Người. Chúa Giêsu là một con người cầu nguyện. Nhưng đồng thời Người cũng là một kẻ biết nghe và vâng phục: ngươi trở nên “vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá” (Phil; 2: 8).

Những người Kitô hữu đã luôn luôn biết từ kinh nghiệm rằng, khi bỏ mình theo ý muốn của Cha, họ không mất gì, nhưng ngược lại họ khám phá trong cách này căn tính sâu xa nhất của họ và sự tự do nội tâm của họ. Trong Chúa Giêsu họ đã khám phá rằng những người để mất mình thì gặp lại mình, và những người trói buộc mình trong một sự vâng lời dựa trên Thiên Chúa và được linh hứng bởi sự tìm kiếm Thiên Chúa, trở thành tự do. Nghe Thiên Chúa và vâng phục Người không dính dáng gì với sự cưỡng bách bên ngoài và sự mất chính mình. Chỉ bằng sự theo ý muốn của Thiên Chúa chúng ta đạt được căn tính thật của chúng ta. Thế giới chúng ta ngày nay cần bằng chứng cuả sự kinh nghiệm này chính xác vì nó muốn “sự tự -hoàn thành” và sự “tự - quyết định”.

Romano Guardini tường thuật trong bản tự truyện của ông làm sao, lúc khủng hoảng trong cuộc hành trình của ông, khi đức tin tuổi bé thơ của ông bị giao động, quyết định cơ bản của sự sống toàn diện của ông--sự trở lại của ông—đã đến với ông qua một sự gặp gỡ với lời của Chúa Giêsu là chỉ kẻ nào mất mạng sống mình mới gặp được chính mạng sống mình (x. Mk 8:34ff./; Jn 12:25); không có sự tự -khuất phục, không có sự tự - mất mạng, thì không thể có sự tự - khám phá hay tự-hiện thực. Nhưng lúc đó nẩy lên câu hỏi: nên mất mạng tới mức độ nào? Tôi sẽ thí mạng cho ai? Điều ấy rõ ràng cho Đấng mà chúng ta hiến mình hoàn toàn chỉ vì , làm như vậy chúng ta rơi vào tay Thiên Chúa. Chỉ trong Người, cuối cùng, chúng ta có thể để mất mình và chỉ trong Người chúng ta có thể gặp chúng ta.

Nhưng lúc đó nẩy lên câu hỏi: Thiên Chúa là ai? Thiên Chúa ở đâu? Lúc đó ông tới chỗ hiểu được rằng Thiên Chúa mà chúng ta có thể khuất phục là một Thiên Chúa đã trở nên sờ mó được và gần chúng ta trong Chúa Giêsu. Nhưng một lần nữa nẩy lên câu hỏi: Nơi nào tôi gặp được Chúa Giêsu Kitô? Bằng cách nào tôi có thể thật sự hiến mình cho Người? Câu trả lởi Guardini đã gặp sau khi tìm nhiều là thế này: Chúa Giêsu cụ thể hiện diện cho chúng ta chỉ trong Thân Thể của Người, tức là Giáo Hội. Như một hậu quả, sự vâng phục ý muốn của Thiên Chúa, sự vâng phục Chúa Giêsu Kitô, phải là, thật sự và thực tế, sự vâng phục Giáo Hội.

Tôi tưởng điều này cũng là một sự kêu gọi chúng ta phải xét mình kiên trì và thâm sâu. Tất cả điều đó được tóm kết trong kinh nguyện của Thánh Inhã thành Loyola--một kinh nguyện luôn luôn xem ra cho tôi quá áp đảo đến nỗi hầu như tôi sợ phải đọc kinh ấy, nhưng một kinh chúng ta phải luôn đọc, mặc dầu tất cả những khó khăn do kinh ấy; “Ôi lạy Chúa, xin nhận lấy trọn cả tự do, trí nhớ, hiểu biết và toàn thể ý muốn của con.. Tất cả những gì con có và làm chủ, Chúa đã ban cho con mọi sự ấy, con xin dâng tất cả lại cho Chúa; Tất cả đó là của Chúa, xin hãy an bài nó theo ý muốn của Chúa. Xin Chúa ban cho con tình yêu và ân sủng Chúa; đối với con thế là đủ”.

Anh chị em thân mến! Anh chị em sắp trở lại những chỗ anh chị em sống và thực thi sinh hoạt giáo hội, mục vụ, thiêng liêng và nhân bản của anh chị em. Xin Đức Maria, vị trạng Sư vĩ đại và Mẹ chúng ta, canh chừng và phù hộ anh chị em và công việc của anh chị em. Xin Mẹ cầu bàu cho anh chị em với Con Mẹ, Đức Giêsu kitô Chúa chúng ta. Tôi cám ơn anh chị em vì những kinh nguyện của anh chị em và những khó nhọc của anh chị em trong vườn nho Chúa, và tôi kết hợp với anh chị em trong sự cầu nguyện xin Thiên Chúa sẽ phù hộ và chúc phúc tất cả anh chị em, và tất cả mọi người, cách riêng giới trẻ, ở đây tại Áo và trong những xứ khác mà từ đó anh chị em đã tới. Với tình yêu mến tôi đồng hành tất cả anh chị em bằng phép lành của tôi.