ROME (Zeni t.org).- Cha Rani ero Cantalamessa Dòng Capuchin, cha giảng Phủ Giáo Hoàng, giải thích các bài đọc phụng vụ Chúa Nhật V Mùa Chay.

* * *

Chúa Giêsu, người nữ, và gia đình

Chúa nhật thứ Năm Mùa Chay

Isaia 43:16-21; Phi li pphê 3:8-14; Gi oan 8:1-11

Bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay nói về người nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình mà Chúa Giêsu cứu khỏi bị ném đá. Chúa Giêsu không có ý nói, với cử chỉ của Người ngoại tình không phải là một tội hay chỉ là một việc nhỏ. Có một sự kết án minh nhiên, mặc dầu tế nhị, về tội ngoại tình trong những lời nói với người nữ khi kết thúc cảnh tượng: “Đừng phạm tội nữa.”

Chúa Giêsu không có ý phê chuẩn việc làm của người nữ; ý định của Người đúng hơn là lên án thái độ của kẻ luôn chực dòm ngó và tố cáo tội của kẻ khác. Chúng ta đã thấy điều này lần cuối khi chúng ta nhìn thái độ chung của Chúa Giêsu đối vớinhững kẻ tội lỗi.

Vì chúng ta đã nói trong những bài giải thích về các bài đọc Chúa Nhật Mùa Chay, bây giờ chúng ta di chuyển từ đoạn này để mở rộng chân trời của chúng ta và xem thái độ chung của Chúa Ki tô đối với hôn nhân và gia đình, như điều này được nhận rõ trong tất cả các sách Tin Mừng.

Giữa những luận đề kỳ lạ về Chúa Giêsu được khai triển trong những năm gần đây, cũng có một luận đề về một Giêsu được cho là đã từ bỏ gia đình tự nhiên và tất cả những tương quan gia, đình nhân danh là thuộc một cộng đồng khác trong đó Th ên Chúa là Cha và tất cả môn đệ là anh em và chị em. Ông Giêsu này được giả thiết đã đề nghị một sự sống lưu động như sự sống của trường phái triết học được biết là những Cynics (khuyển nho), trong thế giới bên ngoài Israel.

Có những lời của Chúa Ki tô về những ràng buộc gia đình hiện làm lúng túng khi thoạt mới nhìn qua. Chúa Giêsu nói : “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Luke 14:26).

Những lời này chắc chắn là khó nghe, nhưng Tác Giả Tin Mừng Matthêu đã ý tứ giải thích ý nghĩa của tiếng “ghét” trong bối cảnh: “Ai yêu cha hay yêu mẹ…con trai hay con gái mình hơn Thầy thì không xứng với Thầy” (Matthew 10:37).

Chúa Giêsu không xin chúng ta, do đó, ghét cha mẹ và con cái chúng ta, nhưng không nên yêu họ đến nỗi từ chối theo Chúa Giêsu vì quan tâm tới họ.

Có một tình tiết khác gây lúng túng. Một ngày kia Chúa Giêsu nói với một người : “Hãy theo tôi. ” Và người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã.” Chúa Giêsu bảo: “ Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa.”

Một số nhà phê phán thắc mắc về sự này. Trong mắt của họ, đó là một sự xin gây gương xấu, một sự bất tuân với Chúa là Đấng truyền chúng ta phải lo lắng cho cha mẹ, là một sự lỗi rõ ràng những bổn phận con thảo!

Gương xấu của những nhà phê bình này là một bằng chứng quí báu cho chúng ta. Một số lời của Chúa Ki tô không thể giải thích bao lâu Người được xem như một con người thuần túy, dầu là một con người đặc biệt. Chỉ một mình Chúa có thể xin chúng ta yêu mến người hơn cha chúng ta và, muốn theo Người, chúng ta cũng phải từ chối tham dự mai táng cha chúng ta.

Về phần còn lại, từ một viễn ảnh của đức tin như đức tin vào Chúa Ki tô, cái gì quan trọng hơn cho người cha quá cố: là người con của ông phải ở nhà lúc này để chôn xác ông hay là theo kẻ được Chúa sai đi, Thiên Chúa mà linh hồn của ông bây giờ phải trình diện trước mặt Người?

Nhưng có lẽ sự giải thích trong trường hợp này còn đơn giản hơn. Chúng ta biết rằng kiểu nói, “Cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã,” thỉnh thoảng được sử dụng (như ngày nay) để nói : “Cho phép tôi đi và ở với cha tôi -khi ông còn sống; sau khi ông chết tôi sẽ chôn ông và đến theo Thầy.”

Như vậy Chúa Giêsu chỉ xin đừng có hoãn vô hạn định việc trả lời cho tiếng gọi của Người. Nhiều người trong chúng ta là tu sĩ, linh mục và nữ tu, thấy mình đối mặt với cũng một sự lựa chọn đó và thường cha mẹ chúng ta lấy làm hạnh phúc hơn vì chúng ta vâng lời Chúa Giêsu.

Tình trạng rắc rối trên những yêu cầu này của Chúa Giêsu nổi lên một phần lớn từ sự thiếu lưu ý tới sự khác biệt giữa điều Người xin với tất cả mọi người không phân biệt và điều Người chỉ xin những kẻ được kêu gọi chia sẻ trọn vẹn sự sống của Người hiến cho Nước trời, như đang xảy ra trong Giáo Hội ngày nay.

Có những lời nói khác của Chúa Giêsu phải được cứu xét. Có người có lẽ cáo buộc Chúa Giêsu là nguyên nhân của sự khó khăn ai cũng biết trong sự đồng thuận giữa mẹ chồng và nàng dâu vì Người nói : “Thầy đến để gây chia rẽ giữa người ta với cha mình, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng” (Matthew 10:35)

Nhưng không phải Chúa Giêsu chia rẽ; chính thái độ khác nhau mà mỗi thành phần trong gia đình có đối với Người sẽ quyết định sự chia rẽ. Điều này là một cái gì xảy ra cách đau đớn trong nhiều gia đình ngày nay.

Tất cả những nghi ngờ về thái độ của Chúa Giêsu đối với gia đình sẽ tan biến nếu chúng ta lưu tâm tới toàn thể Tin Mừng và không chỉ với những đoạn này mà chúng ta thích. Chúa Giêsu nghiêm khắc hơn ai hết đối với tính bất khả phân ly của hôn nhân, Người mãnh liệt khẳng định điều răn thảo kính cha mẹ đến nỗi lên án hành vi từ chối giúp đỡ cha mẹ vì những lý do đạo đức (x. Mc 7:11-13)

Hãy quan sát tất cả những phép lạ Chúa Giêsu đã làm chính xác để cất đi những đau buồn của các người cha (Jairô và ông trưởng hội đường cha của bé gái), của các bà mẹ (người nữ Canan, bà goá thành Naim), và của những chị em ruột (các người chị của Lazarô).

Trong những cách này chúng ta tôn trọng những ràng buộc gia đình, Người chia sẽ nỗi buồn của những thân nhân đến nỗi khóc với họ.

Trong một thời đại như thời đại chúng ta, khi tất cả mọi sự xem ra hiệp lực làm suy yếu những ràng buộc và những giá trị gia đình, sự duy nhất mà chúng ta còn chưa đặt nghịch lại chúng là Chúa Giêsu và Tin Mừng.

Nhưng đó là một trong nhiều sự kỳ quặc về Chúa Giêsu mà chúng ta phải biết hầu chúng ta không bị đưa vào bẩy khi chúng ta nghe nói những khám phá mới về các Tin Mừng. Chúa Giêsu đã đến để đem hôn nhân trở lại vẻ đẹp nguyên thủy của nó (x. Mt 19:4-9), làm tăng lực cho nó, không phải làm suy yếu nó.

Đức Ông Nguyễn Quang Sách chuyển ngữ