Viển ảnh của Cha Thần học Michael Hull

NEW YORK (ZENIT.org).- Bài nói chuyện của Cha Michael F.Hull, người đã tham gia trong tổ chức hội thoại qua video mới đây của các nhà thần học về chủ đề Thánh Thể do Bộ Giáo Sĩ tại Vatican tổ chức. Cha Hull là một giáo sư Kinh Thánh của Chủng Viện Thánh Giuse tại Yonkers, New York.

* * *

Thánh Thể và sự Sùng Kính Đức Maria

Michael F.Hull

Sự Sùng kính Thánh Thể và sự sùng kính Đức Mẹ liên kết rất chặc chẽ không thể phân cách. Như Mẹ và Con hiệp nhất trong một "ràng buộc bất khả phân ly" ("Lumen Gentium," Số 53), cũng vậy sự sùng kính đối với Mẹ và Con Mẹ được liên kết chặc chẽ. Điều này được diễn tả cách đẹp nhất qua thi ca tôn giáo thời Trung Cổ "Ave Verum," được làm cho sống mãi thành một thánh ca do Wolfgang Amadeus Mozart sáng tác vào năm 1791.

Trong thông điệp của ngài "Ecclesia de Eucharistia," đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cống hiến chương sáu và chương cuối cùng cho Đức Maria, ngài cho chương đó tiêu đề "Tại trường học của Đức Maria:Người Nữ Thánh thể." Trong đó, đức Giáo Hoàng chỉ rõ những sự tương tự có ý nghĩa trong cuộc đời của Chúa Giêsu và Đức Maria.

Ví dụ, những lời của Chúa Giêsu tại bữa Tiêc Ly-"Hãy làm sự này mà nhớ đến Thầy" (Lc.22:19)-phản ảnh những lời của Đức Maria tại tiệc cưới thành Cana-"Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo" (Ga 2:5). Cũng vậy, tiếng fiat của Đức Maria với Sứ thần Gabriel (Lc.1:38) biểu hiện trước tiếng Amen của mỗi người hiệp thông trong sư Rước Lễ.

Khi nói về sự Rước Lễ của Đức Maria sau mầu niệm vượt qua của Đức Chúa, Gioan Phaolô lưu ý: "Đối với Đức Maria, việc rước Thánh Thể phải có nghĩa bằng cách nào đó sự rước một lần nữa vào bụng Mẹ con tim đó, con tim đã đập nhịp với con tim của Mẹ và phải có nghĩa sống lại điều ngài đã cảm nghiệm dưới chân Thánh Giá" ("Ecclesia de Eucharistia," Số 56). "Mutatis mutandis," (những điều phải đổi đã được đổi} chúng ta cũng được đưa tới chân Thánh Giá trong sự Rước Lễ, ở đó chúng ta được kết hợp không những với Chúa, mà còn với "stabat Mater dolorosa," (Đức Mẹ sầu bi đau lòng thảm thiết đứng gần Thánh giá...)

Sau cùng, chúng ta gặp Chúa trối Mẹ Người cho thánh Gioan, như là 'môn đệ thân yêu" đã có một chổ trổi vượt trong lòng Chúa Giêsu trong buổi Tiệc Cuối, và trối Thánh Gioan lại cho Mẹ Người (Ga 19:26-27). Truyền thống thánh thuật lại Đức Maria và Thánh Gioan sau này định cư tại Ephesô, nơi Đức Maria đã giữ rất nhiều sự trong lòng Mẹ cho đến khi lên trời (x.Lc 2: 33-35 và 2:51).

Trong sứ vụ công khai của Chúa, Đức Maria ít khi ở trong vị trí quan trọng. Trừ ra đám cưới tại Cana-khi Chúa Giêsu biểu hiện trước phép lạ Thánh Thể của Người bằng cách biến nước thành rượu theo lời Đức Maria xin (Ga 2:1-11)-và dưới chân Thánh Giá-khi Chúa Giêsu kết thúc sự thương khó của Người (Ga 19:25)-Đức Maria luôn ở trong hậu cảnh. Sự hiện diện của Mẹ luôn chỉ về Con Mẹ. Và đó là chính trung tâm sự sùng kính của Đức Maria: một sự diễn tả hùng mạnh, hiện diện mọi nơi, và tương đối thinh lặng về sự sùng kính đối với ý muốn Thiên Chúa hướng về người Con của Người và của Mẹ.

Suốt dòng lịch sử Giáo Hội, các Thánh đã hiểu chân lý này. Đưa ra 2 ví dụ cũng đủ làm bằng chứng.

Trong thế kỷ thứ bốn, Thánh Ambrosiô đã bày tỏ hy vọng rằng tất cả dân chúng của ngài sẽ khắc sâu thần trí của Đức Maria như là một phương tiện tôn vinh Thiên Chúa: " Ước chi con tim của Đức Maria ở trong mỗi người Kitô hữu hầu công bố sự cao cả của Chúa; ước chi thần trí của Mẹ ở trong mỗi người để tán dương Thiên Chúa."

Tương tự, 1.400 năm sau đó Thánh Gioan Bosco có một thị kiến về hai cột trụ neo chặc con thuyền Phêrô giữa biển giông tố: trụ cột Thánh Thể và trụ cột Đức Trinh Nữ Maria Chí Thánh. Trụ cột to lớn hơn là trụ cột Thánh Thể, khắc ghi những lời "Sự Cứu Rỗi của những Kẻ Tin," và cái nhỏ hơn, của Đức Maria," Sự Cứu Gúp các Kitô hữu."

Trên thực tế, Đức Maria là sự phù hộ các Kitô hữu, bằng cách dẫn đưa họ tới Chúa Giêsu và Thánh Thể. Sự sùng kính Đức Mẹ luôn luôn đi đôi với sự sùng kính Đức Chúa, cách riêng trong Thánh Thể, như Giáo Hội hát:" Ave verum corpus natum de Maria Virgine," (Con kính lạy Mình Thánh Đức Chúa Giêsu xưa bời lòng Rất Thánh Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh mà ra)