"Con người là Trung Tâm của toàn thể Trật Tự Xã Hội.

VATICAN (zenit. Org).-Bài diễn văn Đức Biển Đức XVI đọc hôm thứ Hai 21/11 trước các thành viên Hàn-Lâm -Viện Khoa Học và Khoa Xã Hội tại Casina Pio IV trong Vườn Vatican.

* * *

Quý bà và quý ông thân mến,

Tôi muốn gởi những lời chào nồng nhiệt của tôi tới tất cả những người thông phần trong cuộc tập họp quan trọng này. Một cách riêng tôi muốn cám ơn Giáo sư Nicola Cabibbo, chủ tịch Hàn-Lâm-Viện Giáo Hoàng Khoa Học, và Giáo sư Mary Ann Glendon, chủ tịch Hàn-Lâm-Viện Giáo Hoàng Khoa Xã Hội, vì những lời chào của quí vị. Tôi hân hạnh chào Đức Hồng Y Angelo Sodano, quốc vụ khanh, Hồng Y Carlo Maria Martini và Hồng Y Georges Cottier, người đã luôn hiến mình cho công trình các Hàn-Lâm-Viện Giáo Hoàng.

Tôi đặc biệt vui mừng vì Hàn-Lâm-Viện Giáo Hoàng Khoa Xã Hội đã chọn "quan niệm về con người trong những Khóa xã hội" như là chủ đề để nghiên cứu năm nay. Con người là trung tâm của toàn trật tự xã hội và do đó là chính trung tâm lãnh vực nghiên cứu của quí vị" (S.Th 1, 29,3). Những con người là thành phần tạo vật và còn như những chủ thể tự do có những giá trị luân lý và thiêng liêng, nên vượt hẵn tạo vật. Thực tại nhân bản này là một phần nguyên vẹn của tư tưởng Kitô hữu, và đáp ứng trực tiếp với những cố gắng ủy bỏ biên giới giữa những khoa học nhân bản và những khoa học tự nhiên, thường được đề nghị trong xã hội đương thời.

Nếu được hiểu cho đúng, thục tại này cống hiến một câu trả lời sâu sắc cho những câu hỏi được đặt ra ngày nay liên quan tới tình trạng con người. Đó là một chủ đề phải tiếp tục là thành phần đối thoại với khoa học. Huấn giáo của Giáo Hội dựa trên sự kiện là Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ theo hình ảnh Người và giống Người, và ban cho họ một giá trị cao hơn và một sứ mệnh được chia sẽ hướng về toàn thể tạo vật (x. St. 1 và 2).

Theo ý định của Thiên Chúa, những nhân vị không thể bị phân cách khỏi những chiều kích vật lý, tâm lý hay thiêng liêng của bản tính con người. Cho dầu những nền văn hóa thay đổi theo thời, hủy bỏ hay không biết bản tính mà chúng đòi phải vun "trồng" có thể có những hậu quả nghiêm trọng. Cũng vậy, những cá nhân chỉ gặp được sự hoàn thiện khi họ chấp nhận những yếu tố đích thực của bản tính tạo thành nên họ như những nhân vị..

Quan niệm nhân vị tiếp tục mang lại một sự hiểu biết sâu xa về đặc điểm duy nhất và chiều kích xã hội của mỗi con người. Điều này đặc biệt là xác thật trong những thể chế luật pháp và xã hội, nơi ý niệm "nhân vị" là cơ bản. Tuy nhiên thỉnh thoảng đã xảy ra, mặc dầu khi sự này được công nhận trong những tuyên ngôn quốc tế và trong những chế độ luật pháp, một số văn hóa, cách riêng khi không được ảnh hưởng sâu xa bởi Tin Mừng, vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi những ý thức hệ tập trung-nhóm hay là bởi một quan niệm có tính cá nhân hay tục hóa về xã hội. Học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo, đặt con người làm trung tâm và nguồn gốc của trật tự xã hội, có thể cống hiến nhiều cho việc suy xét ngày nay về các chủ đề xã hội.

Điều có tính quan phòng là chúng ta đang bàn cãi về nhân vị khi chúng ta tỏ lòng kính nhớ đặc biệt vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tới một mức độ nào đó, sự góp phần không ai chối cãi của ngài cho tư tưởng Kitô hữu có thể được hiểu như là một sự suy gẫm sâu xa về nhân vị. Ngài đã phong phú hóa và trải rộng quan điểm trong những thông điệp và những tác phẩm khác của ngài. Những bản văn này biểu thị một gia sản phải nhận lấy, thu tập và đồng hóa cẩn thận, cách đặc biệt bởi các Hàn-Lâm-Viện Giáo Hoàng.

Do đó, với lòng biết ơn tôi lợi dụng dịp này để vén màng bức tượng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, kèm theo hai ghi khắc để nhớ. Những ghi khắc đó nhắc chúng ta nhớ sự quan tâm đặc biệt của người Tôi Tớ Chúa trong công việc Hàn-Lâm-Viện của quí vị, cách riêng Hàn-Lâm-Viện Giáo Hoàng về Khoa xã hội, được thiết lập trong năm 1994. Những ghi nhớ đó cũng chỉ sự sẵn sàng được khai sáng của ngài để vươn tới, trong một sự đối thoại cứu rỗi, thế giới khoa học và văn hóa, một ước muốn được giao phó cách riêng cho các Hàn-Lâm-Viện Giáo Hoàng. Tôi cầu xin cho những hoạt động của quí vị sẽ tiếp tục sinh sản một sự trao đổi hiệu quả giữa huấn giáo của Giáo Hội về con người và những khoa học và những khoa xã hội mà quí vị đại diện. Trên tất cả những người hiện diện trong dịp có ý nghĩa này, tôi cầu xin những phúc lành thần linh dồi dào.