ROME (ZENIT,org).- Nguyên bản bài giáo lý Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã công bố lúc gặp các thiếu nhi được ruớc lễ lần đầu năm nay, tại quảng trường Thánh Phêrô, ngày thứ bảy 15-10 (x. www,vatican.va)

* * *

Bài giáo lý tự phát của Đức Thánh Cha qua các câu hỏi của các em thiếu nhi

Andrea: "Thưa Đức Giáo Hoàng thân yêu, Đức Thánh Cha có kỷ niệm gì về ngày Rước Lễ lần đầu của Đức Thánh Cha?"

Trước hết cha muốn cám ơn chúng con về ngày lễ chúng con dành cho cha, về sự hiện diện và về niềm vui của các con. Cha cám ơn các con và cha chào các con để đáp lại cái hôn mà nhiều người trong các con đã tặng cha, một cái hôn, tự nhiên, có giá trị cách biểu trưng đối với tất cả chúng con. Còn về câu hỏi, cha nhớ rõ ngày Rước Lễ lần đầu của cha. Đó là một ngày chúa nhật đẹp trời của tháng Ba 1936, cách đây 69 năm. Đó là một ngày nắng chói, nhà thờ rất đẹp, âm nhạc cũng vậy, có nhiều chuyện tốt đẹp mà cha nhớ. Có tất cả là 30 em trai và gái trong làng nhỏ của Cha, dân số không quá 500 người.

Nhưng ở giữa những kỷ niệm đẹp và vui của cha có ý nghĩ này-và cũng là điều người phát ngôn của chúng con đã nói-là cha đã hiểu Chúa Giêsu đã đi vào trong lòng cha, đã viếng thăm cha, chính xác là thăm cha. Và với Chúa Giêsu, chính Thiên Chúa ở với cha. Và sự đó là một ân huệ tình yêu thật sự có giá trị hơn tất cả những gì khác sự sống ban cho; và, như vậy, cha thật sự đầy một niềm vui mừng lớn, vì Chúa Giêsu đến với cha. Và cha hiểu rằng lúc đó đời cha bắt đầu một giai đoạn mới, cha được 9 tuổi, và bây giờ điều quan trọng là giữ lòng trung với cuộc gặp gỡ này, với sự Rước Lễ này.

Cha đã hứa với Chúa, trong mức độ những khả năng của cha "Con muốn ở luôn với Chúa" và cha đã xin Người: "Nhưng mà xin Chúa hơn hết, hãy ở với con". Và cha thẳng tiến như vậy trong cuộc đời cha. Nhờ Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã luôn nắm tay cha, cũng đã dắt cha trong những tình huống khó khăn. Và như vậy, niềm vui này trong sự Rước Lễ Lần Đầu là khởi điểm một con đường đã hoàn tất chung. Cũng như đối với tất cả chúng con, Cha hy vọng sự Rước lễ Lần Đầu mà các con đã nhận lãnh trong năm Thánh Thể này sẽ là khởi điểm một tình bạn trong suốt đời với Chúa Giêsu. Khởi điểm một con đường chung, vì đi với Chúa Giêsu, người ta theo con đường tốt và sự sống trở nên tốt.

Livia: "Thưa Đức Thánh Cha, trước ngày Rước lễ Lần Đầu của con, con đã xưng tội. Sau đó con đã xưng tội nhiều lần khác. Nhưng con muốn hỏi ĐTC: con có phải xưng tội mỗi lần con đi Rước Lễ không? Dầu khi con phạm cũng bấy nhiêu tội? Vì con biết rằng chỉ luôn có bấy nhiêu tội".

Cha muốn nói hai sự: sự thứ nhất, dĩ nhiên, là con không phải xưng tội luôn trước khi Rước Lễ, nếu con đã không phạm tội nặng đến nỗi phải xưng chúng. Vậy không cần xưng tội trước mỗi lần Rước Thánh Thễ. Đó là điểm thứ nhất. Điều đó chỉ cần trong trường hợp con đã phạm một tội nặng thật sự, làm con đã xúc phạm sâu xa Chúa Giêsu, đến nỗi tình bạn đã bị chấm dứt và con phải bắt đầu trở lại.

Chỉ trong trường hợp này, khi người ta mắc "tội chết", nghĩa là nặng, mới cần xưng tội trước khi Rước Lễ. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai: mặc dầu, như cha đã nói, không cần xưng tội trước mỗi lần Rước Lễ, điều hũu ích là xưng tội cách thường xuyên. Thật thì những tội chúng ta thường luôn là vậy, nhưng chúng ta chùi sạch nhà chúng ta, phòng ốc chúng ta, ít nhất là mỗi tuần, dầu sự dơ nhớp cũng chừng đó. Để sống trong sự sạch sẻ, để khởi sự lại, nếu không thì không thể thấy dơ, mà sự dơ chất đống.

Một quá trình tương tự cũng đúng cho linh hồn, cho chính Cha, nếu Cha không bao giờ xưng tội, linh hồn bị bỏ quên và cuối cùng thì Cha luôn bằng lòng với chính mình và Cha không còn hiểu rằng Cha cũng phải có những cố gắng để nên tốt hơn, Cha phải thẳng tiến. Và sự chùi sạch linh hồn này, mà Chúa Giêsu cho chúng ta trong Bí Tích Giải tội, giúp chúng ta có một lương tâm trong sạch hơn, cởi mở hơn và, cũng, trưởng thành thiêng liêng với tư cách con người. Như vậy có hai sự: xưng tội chỉ cần trong trường hợp mắc tội nặng, nhưng điều hữu ích là xưng tội điều hòa đễ vun trồng sự sạch sẽ, vẻ đẹp linh hồn và trưởng thành lần lần trong đời sống.

Andrea: "Cô giáo lý viên của con, khi chuẩn bị con cho ngày Rước Lễ Lần Đầu của con, đã nói với con rằng Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể. Nhưng bằng cách nào? Con không thấy Người!"

Trên thực tế, chúng ta không thấy Người, nhưng có biết bao nhiêu sự mà chúng ta không thấy và những sự đó hiện hữu và là thiết yếu. Ví dụ, chúng ta không thấy lý trí chúng ta, nhưng, chúng ta có lý trí. Chúng ta không thấy trí khôn chúng ta nhưng chúng ta có trí khôn. Nói một lời, chúng ta không thấy linh hồn chúng ta và tuy nhiên, có linh hồn và chúng ta thấy những việc làm của linh hồn, bởi vì chúng ta có thể nói, nghĩ, quyết định, v.v.

Cũng vậy, chúng ta cũng không thấy thí dụ như dòng điện lực; nhưng, chúng ta thấy nó hiện hữu, chúng ta thấy micro này vận hành, chúng ta thấy những sự sáng. Nói tóm lại, chính những sự sâu xa nhất, thật sự nâng đỡ sự sống và thế giới, mà chúng ta không thấy, nhưng chúng ta có thể thấy, cảm thấy những hiệu quả của chúng. Chúng ta không thấy điện lực, dòng điện, nhưng chúng ta thấy ánh sáng. Và cứ như vậy. Chúng ta cũng không thấy Chúa sống lại với cặp mắt chúng ta, nhưng chúng ta thấy rằng nơi nào có Chúa Giêsu, ở đó người ta thay đổi, trở nên tốt hơn. Một khả năng lớn hơn về hòa bình, về hòa giải, v.v, đựợc xây dựng. Như vậy chúng ta không thấy chính Chúa, nhưng chúng ta thấy những hiệu quả của Chúa: như vậy chúng ta có thể hiểu rằng Chúa Giêsu hiện diện; như Cha đã nói, những sự vô hình chính xác là những sự thâm sâu nhất và quan trọng nhất. Vậy chúng ta hãy đi gặp Đức Chúa vô hình này, nhưng hùng mạnh, Người giúp chúng ta sống tốt lành.

Giulia: "Thưa Đức Thánh Cha, mọi người nói với chúng con rằng điều quan trọng là đi dự Thánh Lễ ngày chúa nhật. Chúng con sẵn lòng đi, nhưng thường, Cha mẹ chúng con không đồng hành chúng con, bởi vì ngày chúa nhật, Cha mẹ ngủ; cha và mẹ một người bạn của con làm việc trong một nhà hàng và, về phần chúng con, chúng con thường đi thăm ông bà chúng con. Đức Thánh Cha có thể nói với họ đôi điều để họ hiểu rằng điều quan trọng là cùng nhau đi dự Thánh Lễ, mỗi ngày Chúa nhật?"

Dĩ nhiên Cha hiểu được, với một tình yêu lớn lao, với một sự tôn trọng đối với cha mẹ là những người chắc chắn, có nhiều việc phải làm.. Tuy nhiên, với sự tôn trọng và yêu thương của một đứa con gái, người ta có thể nói: má yêu quí, ba yêu quí, điều quan trọng đối với tất cả chúng ta, cũng đối với ba má, là chúng ta phải gặp được Chúa Giêsu. Sự đó phong phú hóa chúng ta, sự đó mang đến một yếu tố quan trọng trong đời sống chúng ta. Cùng nhau chúng ta hãy tìm một ít thời gian, chúng ta có thể làm được. Có lẽ nơi nào bà của con ở người ta có thể đến gặp được. Nói tóm lại, Cha muốn nói, với một tình yêu và sự tôn trọng lớn đối với cha mẹ: Con hãy hiểu điều đó không những quan trọng đối với Cha, không phải duy nhất nhất các giáo lý viên nói điều đó, điều đó là quan trọng đối với tất cả chúng ta, và sẽ có một ánh sáng ngày chúa nhật đối với gia đình chúng ta.

Alessandro: " Đi dự Thánh lễ và Rước Lễ thì ích gì cho sự sống hằng ngày thưa Đức Thánh Cha?

Điều đó giúp gặp trung tâm sự sống. Chúng ta sống sự sống giữa bao nhiêu chuyện. Và những người không tới nhà thờ không biết rằng họ thiếu chính Chúa Giêsu. Nhưng họ cảm thấy thiếu một cái gì đó trong đời sống của họ.

Nếu Thiên Chúa vắng bóng trong sự sống của Cha, nếu Chúa Giêsu vắng bóng khỏi đời sống của Cha, thì Cha thiếu một người hướng đạo, Cha thiếu một tình bạn thiết yếu, Cha cũng thiếu một niềm vui quan trọng cho đời sống. Cũng thiếu sức lực để lớn lên với tư cách con người, để vượt các nết xấu của Cha và trưởng thành về mặt nhân bản. Như vậy chúng ta không thấy liền hiệu quả được ở với Chúa Giêsu khi chúng ta đi rước lễ, người ta sẽ thấy điều đó với thời gian.

Cũng vậy, theo dòng các tuần lễ, các năm, người ta luôn cảm thấy hơn nữa sự vắng bóng của Thiên Chúa, sự vắng bóng của Chúa Giêsu. Đó là một lỗ hổng cơ bản và phá hoại. Hiện giờ Cha có thể dễ dàng nói về những xứ nơi thuyết vô thần đã ngự trị nhiều năm; các linh hồn đã bị tiêu hủy do sự đó, trái đất cũng vậy. Như vậy, chúng ta có thể thấy là quan trọng, Cha nói cơ bản nữa, là được nuôi dưỡng bởi Chúa Giêsu trong sự rước lễ. Chính Người ban cho chúng ta ánh sáng, Người cống hiến chúng ta một người hướng dẫn cho đời sống chúng ta, một người hướng dẫn chúng ta cần.

Anna: "Đức Giáo hoàng thân yêu, ngài có thể giải thích cho chúng con điều Chúa Giêsu muốn nói khi Người đã nói với những kẻ theo Người: "Ta là bánh ban sự sống"?"

Có lẽ trước hết chúng ta phải giải thích bánh là gì. Ngày nay chúng ta có một nhà bếp tinh tế và phong phú với những thức ăn rất khác biệt, nhưng trong những tình huống đơn sơ hơn, bánh là nền tảng sự nuôi dưỡng và nếu Chúa Giêsu tự gọi là bánh ban sự sống, thì bánh, chúng ta hãy nói, là dấu, là một cách thức tổng kết tất cả thức ăn. Và cũng như chúng ta cần nuôi dưỡng mình về mặt thể lý để sống, thì thần trí, linh hồn ở trong chúng ta, ý muốn cũng cần được nuôi dưỡng. Với tư cách là những con người, chúng ta không chỉ có một thân xác, mà cũng có một linh hồn; chúng ta là những nhân vị tư tưởng với một ý muốn, một trí khôn, và chúng ta cũng phải nuôi dưỡng thần trí, linh hồn, hầu nó có thể trưởng thành, hầu nó có thể thực sự đạt tới sự viên mãn của nó.

Như vậy, nếu Chúa Giêsu nói Ta là bánh ban sự sống, điều đó có nghĩa là chính Chúa Giêsu là thức ăn này của linh hồn chúng ta, của con người nội tâm, mà chúng ta cần, bởi vì linh hồn cũng cần của ăn nuôi mình. Và những yếu tố kỷ thuật, dầu rất quan trọng, không đủ. Chúng ta cần tình bạn này của Thiên Chúa, đấng giúp chúng ta lấy những quyết định đúng. Chúng ta cần trưởng thành về mặt nhân bản, Nói cách khác, Chúa Giêsu nuôi dưỡng chúng ta ngõ hầu chúng ta trở nên thực sự những con người trưởng thành và đời sống chúng ta trở nên tốt.

Adriano: "Thưa Đức Thánh Cha, người ta nói với chúng con hôm nay sẽ có chầu thánh thể. Cái gì vậy? Sự đó là cái gì? Đức Thánh Cha có thễ giải thích cho chúng con không? Xin cám ơn Đức Thánh Cha."

Chúng ta sẽ thấy tức khắc sự chầu là cái gì và nó diễn tiến ra sao, bởi vì tất cả đã được chuẩn bị tốt: chúng ta sẽ cầu nguyện, chúng ta sẽ hát, chúng ta sẽ quì gối, chúng ta sẽ tự trình diện như vậy trước mặt Chúa Giêsu. Nhưng, dĩ nhiên, câu hỏi của con đòi hỏi một câu trả lời sâu xa hơn: không những sự chầu diễn tiến ra sao, nhưng nó có ý nghĩa gì. Cha muốn nói sự chầu có nghĩa là công nhận Đức Giêsu là Chúa của Cha, Đức Giêsu chỉ cho Cha đường phải đi, làm cho Cha hiểu rằng Cha chỉ sống tốt nếu Cha biết con đường Người chỉ cho Cha. Chầu, như vậy có nghĩa là nói : "Lạy Chúa Giêsu, con hoàn toàn thuộc về Chúa và con theo Chúa trong cuộc đời của con, con không bao giờ muốn mất tình bạn này, sự hiệp thông này với Chúa". Cha cũng có thể nói rằng sự chầu, trong bản tánh của nó, là một cái hôn Chúa Giêsu, trong cái hôn đó Cha nói: "Con thuộc về Chúa và con cầu xin cho Chúa cũng vậy, Chúa ở luôn với con".

Những lời của Đức Giáo Hoàng cuốc buổi gặp mặt:

Các con trai và gái rất thân yêu, các anh chị em thân mến, cuối buổi gặp gỡ tốt lành này, Cha chỉ có một lời để nói :cám ơn.

Cám ơn cho ngày lễ đức tin này,

Cám ơn cho cuộc gặp gỡ này giữa chúng ta và với Chúa Giêsu.

Và cám ơn, dĩ nhiên, tất cả những ai đã làm cho ngày lễ này có thể thực hiện được: các giáo lý viên, các linh mục, các nữ tu; cho tất cả anh chị em.

Để kết thúc Cha lập lại, những lời đầu của mỗi phụng vụ và Cha nói với anh chị em : "Bình an ở cùng anh chị em"; nghĩa là xin Chúa ở với anh chị em, xin niềm vui ở với anh chị em và như vậy xin cho sự sống được đẹp.

Chúc ngày chúa nhật tốt, chúc ngủ ngon và xin tất cả cùng nhau hẹn gặp lại với Chúa. Cám ơn nhiều!