Vatican (VIS 12/11/2005) - Sáng hôm 12/11/2005, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến Ông Francis Rooney, Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Toà Thánh Vatican đến trình ủy nhiệm thư.

Đức Giáo Hoàng và tân Đại Sứ Hoa Kỳ
Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha nói với nhà ngoại giao rằng ngài cam đoan với Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush “bằng cách thức đặc biệt trong sự liên đới cầu nguyện của tôi với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi những trận bão mới đây ở miền nam đất nước của ngài cũng như sự ủng hộ trong lời cầu nguyện của tôi đối với với những người dấn thân vào khối lượng công việc đồ sộ của việc cứu trợ và tái thiết”.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng đề cập đến Thông Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới 2005 của Đức Gioan Phaolô II, trong đó “kêu gọi chú ý đến chiều kích luân lý nội tại của mỗi quyết định chính trị và nhận thấy rằng sự phổ biến một cách đáng lo âu về rối loạn trật tự xã hội, chiến tranh, bất công, bạo lực trên thế giới, rốt cuộc chỉ có thể ngăn chặn bằng cách canh tân nhận nhức và tôn trọng luật luân lý chung vốn là những nguyên tắc được chính Đấng Sáng Tạo ban cho”.

Ngài tuyên bố thêm: “Sự công nhận về di sản trù phú của các giá trị và nguyên tắc bao gồm trong luật đó chính là sự cấp thiết xây dựng một thế giới trong đó công nhận và cổ võ phẩm giá, sự sống và tự do cho mỗi cá nhân nhân loại, trong khi tạo điều kiện cho công lý và hoà bình trong đó các cá nhân và các cộng đồng có thể hưng thịnh thực sự. Nói đúng hơn việc cổ võ và bảo vệ các giá trị này, vốn ảnh hưởng đến các quan hệ giữa các nước và người dân, sẽ tạo nên sự hiện diện và hoạt động của Toà Thánh bên trong cộng đồng quốc tế”. “Như Công đồng Vatican II tuyên bố, sứ mệnh tôn giáo hoàn vũ của Giáo Hội không cho phép Giáo Hội bị đồng nhất với bất kỳ hệ thống chính trị, kinh tế hoặc xã hội cá biệt nào, đồng thời sứ mệnh này phục vụ như là một nguồn lực của sự dấn thân, hướng dẫn và sức mạnh nhằm có thể đóng góp để thiết lập và củng cố cộng đồng nhân loại phù hợp với lề luật của Thiên Chúa”.

Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự đánh giá cao về những đề cập trong phát biểu của ông đại sứ về “những nỗ lực của Toà Thánh nhằm góp phần vào sự tìm kiếm các giải pháp hiệu quả đối với một số vấn đề quan trọng mà cộng đồng quốc tế phải đương đầu trong những năm gần đây, như nạn đói lan rộng tiếp diễn, bệnh tật trầm trọng và nghèo đói trên diện rộng trong thế giới chúng ta. Để giải quyết thoả đáng các vấn đề này không thể giới hạn hoàn toàn trong lĩnh vực kinh tế hay kỹ thuật, mà là những đòi hỏi về viễn tượng rộng lớn, sự liên đới thiết thực và những quyết định can đảm mang tính lâu dài liên quan đến những câu hỏi luân lý phức tạp; trong những thứ còn lại, tôi nghĩ đặc biệt là những nỗ lực xóa nợ, là thứ làm cho sự nghèo đói tăng theo đường xoắn ốc ở nhiều quốc gia kém phát triển”.

Đức Thánh Cha đi đến kết luận “Người Mỹ từ lâu đã nổi bật về sự rộng lượng trong công việc từ thiện của họ để giang tay tới những người thiệt thòi và người nghèo túng ở mỗi châu lục… Tôi tin rằng đất nước này sẽ tiếp tục biểu thị cương vị lãnh đạo dựa trên cam kết vững chắc về những giá trị của tự do, liêm chính và tự quyết”.