WASHINGTON DC - Các chuyên viên y tế và các viên chức chính phủ từ khắp nơi trên thế giới hôm nay tụ họp tại Washington DC để bàn thảo cách thế đương đầu với “dịch cúm gà” nếu như nó sẽ bộc phát lại.

Mục đích của cuộc Hội Thảo là muốn khai triển những cách thế chia sẻ thông tin và nguồn tài năng trong trường hợp vi khuẩn cúm gà đổi dạng và tạo thành dịch cúm có trhể giết hàng loạt triệu người trong vòng mấy tháng.

Có tới hơn 65 quốc gia và các tổ chức quốc tế tham dự Hội Nghị lần này. Cuộc họp diễn ra sau một ngày khi mà hai đội ngũ khoa học gia tuyên bố họ đã “hồi sinh và tái tạo lại được vi trùng cúm gia cầm năm 1918 tại Tây Ban Nha”. Vi trùng này đã tạo nên dịch cúm tàn sát nhất trong lịch sử nhân loại, một thứ dịch cúm gà đã lây nhiễm sang người và giết hại đến chừng 50 triệu người.

Hội Nghị này cũng trùng hơp vào lúc mà đang có các chỉ trích nhắm vào chính quyền Hoa Kỳ không sửa soạn đủ đề đối phó với tình trạng dịch cúm có thể lan tỏa. Nghị sĩ Edward Kennedy nói: “Chính quyền thất bại trong việc sửa soạn đối phó với dịch cúm. Nguy cơ trần bảo đánh vào New Orleans đã bị bỏ ngơ cho đến khi quá muộn. Chúng ta không thể tái phạm lỗi lầm đối với dịch cúm được!”.

Ông Mike Leavit, bộ trưởng Y tế và phục vụ xã hội nói rằng “nếu dịch cúm gà bộc phát bất kỳ nơi nào trên thế giới thì các viên chức Hoa Kỳ sẽ tới đố làm việc với quan chức địa phương hầu mong vây hãm ơ đó”.

Ông Leavit cũng nói thêm rằng “tuần tới đây ông sẽ sang các nước Đông Nam Á hiện là trung tâm bộc phát cúm gà để điều nghiên. Và nước Úc hiện đã lên lộ trình có cuộc họp Miền vào cuối tháng 10 hầu bàn luận làm thế nào đối phó với dịch cúm trong miền này”.

TT Bush đã kêu gọi các nhà sản xuất chế tạo thuốc vaccine phòng chống dịch cúm gà họp với Tòa BẠch Ốc vào ngày thứ Sáu (ngày mai) để bàn về những kế hoạch sửa soạn. Những hãng được mời là: Chiron, Sanofi-Aventis, Wyeth và GlaxoSmithKline.

Các nhà khoa học cho biết dịch cúm gà Tây Ban Nha vào năm 1918 rất dễ lây nhiễm sang người và đã làm thiệt mạng chừng 50 triệu người. Trong những tuần lễ vừa qua có sự quan tâm rằng “sự biến dạng của một trong những vi trùng cúm gà có thể lây nhiễm sang người đã làm cho các nhà chính trị gia Hoa Kỳ thuộc cả hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ rất lo ngại rằng nếu như nó lan rộng thì thực sẽ có hậu quả trầm trọng không ngờ”.

Cũng giống như vi trùng cúm 1918, chứng cúm gia cầm H5N1 hiện nay ở Đông Nam Á cũng đến từ gà vịt. Vào năm 1918, một loại virus cúm đột biến gây bệnh cho người và sau đó lây từ người này sang người khác. Trong khi đó, virus H5N1 ở châu Á hiện nay cũng đã có khả năng lây bệnh và làm ít nhất 65 người thiệt mạng, song chưa có dấu hiệu truyền nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, thế giới virus vốn khét tiếng về khả năng đột biến rất nhanh, do đó H5N1 cũng có thể sớm phát triển những đặc tính truyền nhiễm giống như ở virus 1918 trước đó. Chính vì thế, "nhu cầu tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra vào năm 1918 rất cấp bách", tiến sĩ Jeffery Taubenberger, Viện bệnh dịch học quân đội Mỹ, trưởng nhóm xây dựng chuỗi gene cho dự án cho biết.

Trong năm vừa qua dịch cúm gà đã phát xuất tại Việt Nam và đã lây sang người, giết hại trên 10 người, thế giới rất quan tâm. Và Việt nam đã tiêu điệt hằng mấy trăn ngàn gia súc gà vịt. Bên Trung Quốc cúm gà cũng tái phát nhưng chính quyền dấu diếm phong tỏa. Nay cúm gà lan sang các nước như Căm Bốt, Lào, Thái Lan, Indonesia và ngay cả úc châu nữa.

Tại Indonesia đã có từ 3 tới 6 người chết. Tuy nhiên cơ quan Y Tế Thế giới cho biết “người chết bị cúm gà lan trực tiếp từ gà vịt sang người chứ chưa thấy bằng chứng từ người làn sang người”.

Đang khi đó tại Canada tuần qua đã phát hiện triệu chứng có thứ “vi trùng cúm” đã làm thiệt hại một số người. Chính phủ vẫn chưa phát hiện ra thứ vi trùng cúm mới này là gì. Tất cả những triệu chứng này làm dân chúng lo lắng và hoang mang.

Đang khi đó tại Hoa Kỳ thuốc vaccine dự trữ phòng ngừa dịch cúm lại không đủ, một trong những lý do đờn giản là không thể chế thuốc ngừa, nếu chưa biết đích xác loại vi trùng cúm gà nào bộc phát. Khi biết đích xác thứ vi trùng nào rồi thì cũng phải mất trung bình từ 48 tuần lễ mới có thể chế được thuốc chính ngừa.