Nhân Năm Cầu nguyện: Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập 'Trường Cầu nguyện'

Đang khi Năm Cầu nguyện diễn ra, Chủ tịch và Thứ trưởng Bộ Truyền giáo giải thích mục đích Năm thánh nhằm giúp người Công Giáo chuẩn bị cho Năm Thánh 2025, đồng thời thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thành lập “Trường Cầu nguyện” để khám phá các khía cạnh khác nhau của đời cầu nguyện như “hơi thở niềm tin” của mỗi Kitô hữu.

(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)

Chúa Nhật (21/1/2024), Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mạc Năm Cầu nguyện trước Năm Thánh 2025, kêu mời các tín hữu “sốt sắng cầu nguyện để chuẩn bị cho mình sống tròn đầy sự kiện tràn đầy ân sủng của Năm Thánh 2025 và trải nghiệm sức mạnh của niềm hy vọng nơi Thiên Chúa”.

Đức Thánh Cha giải thích Đức Thánh Cha giải thích: Năm Cầu nguyện, được dành “để tái khám phá giá trị to lớn và nhu cầu tuyệt đối của việc cầu nguyện, cầu nguyện trong đời sống cá nhân, trong đời sống Giáo hội, và trong thế giới”.

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Ba đã giới thiệu Năm Cầu nguyện tại cuộc họp báo do Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Phó Thánh Bộ Truyền giáo, và Đức ông Graham Bell, Thứ trưởng của Thánh Bộ, Thánh bộ có trách nhiệm điều phối Năm cầu nguyện sẽ xuất bản các tài liệu về cầu nguyện.

Các Hội đồng Giám mục với Năm Thánh của Giáo phận

Bộ Truyền giáo sẽ phát hành các tài liệu để giúp các tín hữu cử hành Năm, đồng thời nhấn mạnh sự sẵn sàng của Bộ cung cấp thêm thông tin cho các Hội đồng Giám mục và các đại diện của Giáo phận.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella trình bày sự sẵn sàng của Bộ trong việc hỗ trợ Năm Cầu nguyện này, đồng thời cho biết công việc chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 vẫn tiếp tục.

Đức Tổng Giám Mục cho biết: Khi Năm Thánh gần đến, những người hành hương có thể tìm hiểu thêm về Năm Thánh tại trang web Năm Thánh www.iubilaeum2025.va và các thông tin qua Ứng dụng.

Tái khám phá nhu cầu cầu nguyện hàng ngày của chúng ta

Đức Tổng Giám Mục Fisichella lưu ý Năm Cầu nguyện “không phải là một Năm đánh dấu bằng những sáng kiến cụ thể; đúng hơn, đây là thời gian đặc biệt để khám phá lại giá trị của việc cầu nguyện và sự cần thiết của việc cầu nguyện hàng ngày trong đời sống Kitô hữu của chúng ta”.

“Đây là thời điểm đặc biệt để tái khám phá giá trị của việc cầu nguyện và sự cần thiết của việc cầu nguyện hàng ngày trong đời sống Kitô hữu của chúng ta”.

Ngài nói, Năm là “thời gian để khám phá cách cầu nguyện và trên hết là cách giáo dục con người ngày nay về việc cầu nguyện, trong thời đại văn hóa kỹ thuật số này, để việc cầu nguyện có thể hữu hiệu và sinh hoa trái”.

Đức Tổng Giám Mục nói: “Chúng ta không thể phủ nhận thực tế là thời đại của chúng ta biểu hiện một nhu cầu sâu sắc về tâm linh”.

“Từ những người làm Dấu Thánh giá cho qua cho đến những người tham dự Bí tích Thánh Thể hàng ngày, có rất nhiều cách cầu nguyện mà không ai có thể mô tả đầy đủ được; chúng có thể là một giây phút cầu nguyện đơn sơ đến những khoảng khắc cầu nguyện chiêm niệm, cầu nguyện với những giọt lệ nhạt nhòa cảm mến!” ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella thừa nhận rằng lời cầu nguyện không thể bị rập khuôn theo một khuôn khổ có sẵn, “bởi vì nó là sự biểu hiện mối quan hệ cá nhân của người tín hữu với chính Thiên Chúa trong mối quan hệ mật thiết và độc nhất của niềm tin chúng ta”.

Lời cầu nguyện nuôi dưỡng đức tin của chúng ta

Ngài nói, Năm Cầu nguyện “phù hợp với bối cảnh này như một cách nuôi dưỡng mối quan hệ của chúng ta với Chúa, mang lại những giây phút nghỉ ngơi tinh thần thực sự. Nó giống như một ốc đảo được che chở khỏi những căng thẳng hàng ngày, nơi cầu nguyện trở thành chất dinh dưỡng cho đời sống đức tin Kitô giáo” với hy vọng và lòng bác ái."

Vì lý do này, Bộ Truyền giáo đã chuẩn bị một loạt tài liệu và cách thức cầu nguyện cho những tháng tới với ước mong có thể tạo thành một “bản giao hưởng” cho các hình thức cầu nguyện mà cộng đồng Kitô giáo và cá nhân tín hữu có thể xử dụng.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong phần giới thiệu phần đầu của loạt bài “Ghi chú về cầu nguyện”: “Cầu nguyện là hơi thở của đức tin; đó là cách diễn đạt đúng đắn nhất của đức tin. Giống như tiếng kêu, phát ra từ trái tim của những người tin tưởng và phó thác bản thân mình” đối với Thiên Chúa."

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh: Đây “sẽ không phải là một năm cản trở các sáng kiến của các Giáo hội địa phương, mà đúng hơn, nó phải được coi là một giai đoạn trong đó nhiều sáng kiến đã được hoạch định để hỗ trợ một cách hiệu quả, chính xác là vì nó lấy lời cầu nguyện làm nền tảng”.

ĐTGM nói tiếp: “Vì vậy, chúng ta không nên mong đợi một loạt các sự kiện cụ thể, nhưng thay vào đó là những ý tưởng và đề xuất, để lời cầu nguyện của Giáo hội một lần nữa có thể hồi sinh và để lại dấu ấn trong cuộc đời của mỗi người đã được rửa tội”.

Những cách thức đi kèm với lời cầu nguyện

Đức Tổng Giám Mục Fisichella tiếp tục gợi ý hai cách thế là suy niệm và đọc sách để hiểu rõ hơn giá trị của lời cầu nguyện.

Ngài đưa ra ví dụ về 38 bài giảng giáo lý mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày từ ngày 6 tháng 5 năm 2020 đến ngày 16 tháng 6 năm 2021, trong đó trình bày các hình thức cầu nguyện khác nhau, mà chúng có thể tìm đọc lại vì chúng chứa đựng nhiều gợi ý hữu ích. Thứ hai, ngài cho biết Thánh Bộ đang chuẩn bị một loạt sách có tựa đề “về việc cầu nguyện”.

Tuyển tập tám cuốn

Đức ông Graham Bell tiếp tục mô tả thêm về các dự án hiện tại của Bộ để chuẩn bị và hỗ trợ Năm Cầu nguyện này.

Đức ông cho hay: “Nhà xuất bản Vatican (LEV), bắt đầu xuất bản từ hôm nay, một loạt các văn bản nhỏ nhằm đào sâu các chiều kích khác nhau của việc cầu nguyện Kitô giáo,” do các tác giả nổi tiếng quốc tế, mà Thánh Bộ biên soạn cho việc Truyền giáo - Phần dành cho các câu hỏi cơ bản về việc truyền giáo trên thế giới.

Ngài lưu ý rằng loạt bài này, bao gồm tám tập, được cung cấp cho các Hội đồng Giám mục để cung cấp những trợ giúp hữu ích nhằm giúp các tín hữu đi sâu vào não trạng của việc cầu nguyện.

Cuốn sách đầu tiên mà Đức ông Bell giới thiệu với tựa đề: Việc cầu nguyện ngày nay, Một Thử Thách Cần Vượt Qua (LEV, 110 trang giá euro 8.50), với lời tựa của Đức Thánh Cha Phanxicô, được viết bởi Đức Hồng Y Angelo Comastri, một trong những tác giả nổi tiếng nhất về linh đạo, người trước đây từng giữ chức vụ Quốc vụ khanh Tòa Thánh và là Giám đốc Đền Thánh Phêrô.

Ngài giải thích, sách có sẵn tại các hiệu sách vào ngày 23 tháng 1, đưa ra những lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc cầu nguyện và những lời dạy để có “một cái nhìn mới và một trái tim mới” bằng cách nêu bật những nhân vật đã làm chứng cho hoa trái của việc cầu nguyện, chẳng hạn như Thánh nữ Têrêsa thành Lisieux, Thánh Phanxicô Assisi, và Mẹ Têrêsa Calcutta.

'Với Chúa, mọi việc đều có thể'

Trong lời nói đầu, Đức ông Bell lưu ý, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại “cầu nguyện là hơi thở của đức tin; đó là cách diễn đạt đúng đắn nhất. Giống như tiếng kêu thầm kín phát ra từ trái tim của những người tin tưởng và phó thác mình cho Thiên Chúa”.

Đức Ông Bell thừa nhận: Đức Hồng Y Comastri nhấn mạnh “chỉ có lời cầu nguyện mới dành chỗ cho Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta và trong lịch sử thế giới và với Thiên Chúa mọi sự đều có thể”.

Bảy cuốn nữa sẽ được xuất bản trong thời gian tới, bao gồm tác giả Gianfranco Ravasi, với cuốn “Cầu nguyện với các Thánh vịnh” (xb tháng 2 năm 2024); Juan López Vergara, với cuốn “Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu” (xb tháng 2 năm 2024); Paul Murray, OP, với cuốn “Cầu nguyện với các Thánh và Tội nhân” (xb tháng 3 năm 2024); Antonio Pitta, với cuốn “Dụ ngôn cầu nguyện” (xb tháng 3 năm 2024); và cuốn “Các tu sĩ nhiệt thành, Giáo hội cầu nguyện” (xb tháng 3 năm 2024); Catherine Aubin, với cuốn “Lời cầu nguyện của Đức Maria và các Thánh” (xb tháng 4 năm 2024); Ugo Vanni, với cuốn “Lời cầu nguyện Chúa Giêsu dạy chúng ta: Kinh Lạy Cha” (xb Tháng 4 năm 2024).

Đức Thánh Cha Phanxicô và “Trường Cầu Nguyện”

Cùng với những nguồn lực mà Bộ Truyền giáo chuẩn bị các trợ giúp mục vụ nhằm trình bày lại những cách thể hiện việc cầu nguyện khác nhau trong cộng đồng, trong gia đình, cho các linh mục, đan tu dòng kín, cho cộng đoàn và giới trẻ.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết đây “không phải là những lời cầu nguyện mới, nhưng giúp chúng ta sống với nhận thức sâu sắc hơn về nhu cầu cầu nguyện hàng ngày”.

Chính Đức Thánh Cha trong năm nay sẽ thành lập một “Trường Cầu nguyện”.

“Trường cầu nguyện này”, Đức Tổng Giám Mục Fisichella giải thích, “sẽ là một loạt những khoảnh khắc gặp gỡ với các nhóm người cụ thể để cùng nhau cầu nguyện và hiểu rõ hơn về các hình thức cầu nguyện khác nhau: từ tạ ơn đến xin ơn; từ cầu nguyện chiêm niệm đến cầu nguyện bằng tiếng; từ tôn thờ đến cầu xin."

Các quan yếu Vatican kết luận bằng cách nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi chắc chắn rằng các giám mục, linh mục, phó tế và giáo lý viên trong năm nay sẽ tìm ra những cách thích hợp để đặt lời cầu nguyện vào trọng tâm của sứ điệp hy vọng rằng Năm Thánh 2025 sẽ vang vọng lên trong thời điểm khó khăn này."