1. Nga đánh bom vào mỏ than để chôn sống thợ mỏ

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, bom của Nga đã nhắm vào khu vực hai mỏ than ở thị trấn Toretsk, vùng Donetsk, phía đông Ukraine, khiến 3 người thiệt mạng và ít nhất 5 thường dân bị thương.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 22 Tháng Mười Hai, Ông Ihor Klymenko nói: “Hai quả bom đã đánh trúng một trong những mỏ than ở Toretsk. Một người thiệt mạng và hai người khác bị thương.”

“32 người thợ mỏ vẫn đang ở dưới lòng đất khi cuộc tấn công xảy ra. Mất điện, họ không thể lên được nhưng đã được giải cứu thành công.”

Klymenko nói thêm: “Nga cũng thả hai quả bom xuống một mỏ khác, khiến 2 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương. Các tòa nhà hành chính và thiết bị bị hư hại.”

Văn phòng tổng công tố cho biết những người thiệt mạng lần lượt là 41, 42 và 45 tuổi.

2. Orbán lên tiếng chỉ trích Ukraine

Trước những lời chỉ trích của phe đối lập trong nước cho rằng Orbán đang trình diễn trước thế giới một Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary, ngang ngược, vô lý và tham lam, Viktor Orbán đang tung ra các lập luận phản bác.

Orbán nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng quyết định của Ukraine ngăn cản cựu tổng thống Petro Poroshenko rời khỏi đất nước vào đầu tháng này để gặp ông ta đã đặt ra câu hỏi về tham vọng Liên Hiệp Âu Châu của Kyiv.

Reuters đưa tin, Cơ quan An ninh Ukraine cho biết vào ngày 2 tháng 12 rằng họ đã ngăn cản Poroshenko rời Ukraine với lý do Nga lên kế hoạch khai thác cuộc gặp đã lên kế hoạch với Orbán để làm tổn hại đến lợi ích của Ukraine.

Poroshenko là tổng thống Ukraine từ năm 2014 đến 2019.

Đảng chính trị của ông Poroshenko, Đoàn kết Âu Châu, cho biết cựu tổng thống chỉ lên lịch các cuộc họp ở Ba Lan và Mỹ, đồng thời cảnh báo cơ quan an ninh SBU không được tham gia vào chính trị. Văn phòng của Orbán không bình luận vào thời điểm đó.

Hôm thứ Năm, khi được hỏi trực tiếp về quyết định của Ukraine, Orbán cho biết việc Ukraine đưa ra các quy định đặc biệt trong thời chiến là “có thể chấp nhận được”.

Anh ta nói:

Nhưng một câu hỏi được đặt ra, nếu cuộc gặp giữa một công dân Ukraine và thủ tướng Hung Gia Lợi tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia, thì làm sao họ muốn trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu?

SBU cho biết ông Poroshenko dự định gặp Orbán, người vẫn duy trì quan hệ với nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin.

Khi được hỏi về cuộc hội đàm mới nhất với Putin, được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 10, Orbán nói: “Tôi thấy tự nhiên là khi chúng tôi ở Bắc Kinh, chúng tôi sẽ gặp nhau”. Ông nói thêm rằng lẽ ra ông sẽ tự mình khởi xướng cuộc họp nếu người Nga không đề nghị.

Orbán đã có mâu thuẫn với tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, về một số vấn đề liên quan đến việc Ukraine muốn trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu.

Tuần trước, mọi quốc gia Liên Hiệp Âu Châu ngoại trừ Hung Gia Lợi đã đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine bất chấp sự xâm lược của Nga, bỏ qua sự phản đối của Orbán bằng cách yêu cầu ông rời khỏi phòng khi các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định.

3. Người Nga duy nhất ra tranh cử với Putin bị cáo buộc nhận tiền nước ngoài

Yekaterina Duntsova, cựu nhà báo dự định tranh cử với Vladimir Putin trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Nga, đã phủ nhận việc cô được một cựu ông chủ dầu mỏ, người điều hành một phong trào đối lập từ nước ngoài hậu thuẫn. Cô cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn.

Cô cho biết, hôm Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai, khi đưa tin về nỗ lực chính thức của Duntsova tham gia cuộc đua, hãng thông tấn nhà nước RIA mô tả cô là “được hỗ trợ và tài trợ bởi nhà tài phiệt chạy trốn Mikhail Khodorkovsky” mà RIA mô tả là một “đặc vụ nước ngoài”.

“Đặc vụ nước ngoài” là thuật ngữ được chính quyền Nga áp dụng cho các nhà hoạt động và nhân vật đối lập mà họ cho là đang tham gia vào hoạt động chính trị có hại được tài trợ từ bên ngoài đất nước.

Khodorkovsky là tỷ phú đứng đầu công ty dầu mỏ Yukos, được tường trình là người giầu nhất nước Nga, nhưng đã phạm lỗi với Putin và phải ngồi tù 10 năm vì tội lừa đảo, là điều mà ông luôn luôn phủ nhận trước khi được thả vào năm 2013.

Hiện ông sống ở Luân Đôn và lãnh đạo một liên minh đối lập mang tên Open Russia.

Duntsova nhận xét rằng cách diễn đạt mà RIA sử dụng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy những trở ngại mà cô sẽ gặp phải trong việc có được sự đưa tin cân bằng, chứ chưa nói đến thuận lợi, về chiến dịch tranh cử tổng thống lâu dài từ các phương tiện truyền thông nhà nước trung thành với Điện Cẩm Linh.

Cô cho rằng mô tả của RIA là một phát minh. Cô ấy nói rằng mình “không có mối liên hệ trực tiếp” nào với Khodorkovsky. Tuy nhiên, cô nhận xét rằng lời cáo buộc có thể dựa trên thực tế là việc ứng cử của cô được Anastasia Burkova ủng hộ.

Burkova là nhà lãnh đạo dự án mang tên Kovcheg mà Khodorkovsky thành lập để hỗ trợ những người chạy trốn khỏi Nga vì họ phản đối cuộc chiến ở Ukraine.

Burkova bị FSB liệt vào danh sach “đặc vụ nước ngoài” ngay sau khi Duntsova tuyên bố muốn tranh cử với Putin.

Trong cuộc phỏng vấn, Duntsova tránh chỉ trích trực tiếp Putin. Nhưng cô cho biết đã có một sự “đình trệ” nhất định ở Nga sau 24 năm ông cai trị.

Cô nói: “Thực tế là giá cả đang tăng lên một cách bất thường mỗi ngày. Sự ổn định mà họ nói với chúng ta không hoàn toàn tương ứng với thực tế.”

Duntsova đã kêu gọi chấm dứt xung đột ở Ukraine và trả tự do cho các tù nhân chính trị, trong đó có Alexei Navalny, nhà phê bình công khai hàng đầu đối với Putin vẫn còn ở Nga. Cô cũng cho biết sẽ tìm cách bãi bỏ luật “đặc vụ nước ngoài”.

4. Bộ Ngoại Giao Nga chỉ trích cuộc tập trận quân sự chung của Nhật Bản, Mỹ và Úc Đại Lợi

Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Năm cho biết họ coi các cuộc tập trận quân sự chung của Nhật Bản, Mỹ và Úc Đại Lợi gần đảo Hokkaido của Nhật Bản là một “mối đe dọa quân sự tiềm tàng”.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói:

“Chúng tôi coi hoạt động khiêu khích như vậy liên quan đến các quốc gia ngoài khu vực là mối đe dọa an ninh tiềm tàng.”

Zakharova nói thêm rằng Nga đã đưa ra phản đối chính thức tới đại sứ quán Nhật Bản ở Nga.