GIÁNG SINH với NGƯỜI TRẺ

Dịp Giáng Sinh người ta thấy ba loại người tham gia tích cực trong việc chuẩn bị bên ngòai và tâm hồn đón Chúa Hài Đồng: Thiếu Nhi, Người Trẻ và Trưởng Thành. Mỗi thành phần có những lối hành sử khác nhau mà ai cũng mến phục và loi theo bắt chước
Vậy, năm nay : Giáng Sinh đem lại gì cho người trẻ

1. Hướng về Thiên Chúa tình yêu. Người trẻ háo hấc khao khát mong chờ thủ lãnh tối cao và tuyệt đối về tình yêu. Giáng Sinh, Chúa không chỉ nói mà làm một cách vô lường. Thiên Chúa là tình yêu và Ngài yêu loài người. Ngài không đợi con người đến mà người đến trước. Bạn trẻ có niềm tin gọi Thiên Chúa là Cha. Lễ Giáng Sinh đốt nóng thêm niềm tin vào Thiên Chúa Tình Yêu và Đức Kitô. Thiên Chúa làm người đến trần gian đem hết ân huệ này tới ân huệ khác (x. Ga 1, 16). Với tâm tình biết ơn, người trẻ chung lời ca tụng ngợi khen Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế gian, để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống (1Ga 4,9). Dù chưa có niềm tin. Lễ Giáng Sinh gợi lên người trẻ một vị Thượng Đế yêu loài người kỳ diệu chưa từng có là sai Con mình đền tội cho loài người (x.1Ga 4, 10). Chưa từng có trong một tôn giáo.

2. Nảy sinh tình người. Từ tình Chúa qua tình người. Hôm nay, không ai thèm khát tình người bằng người trẻ. Vì họ sống thật đáng giá con người, làm vua vũ trụ. Đang thực hiện bước tiến lớn về văn hóa và khoa học. Nhờ con người mà không-thời gian thu hẹp.Tuổi trẻ là tương lai con người, cần tình người để sống và trưởng thành, xây dựng cho chính mình và anh em chung quanh thêm hạnh phúc trường tồn. Một trong chiều sâu của lễ Giáng Sinh, là Thiên Chúa đến để xác thực “con người thật đáng qúi”. Chỉ vì muốn cứu con người khỏi xa ngã vì tình người đổ vỡ mà Thiên Chúa nhập thể. Ngài đến để con người được sống dồi dào trong ân phúc và chân lý (Ga 1, 14). Tình Chúa và tình người gần liền nhau. Bởi lẽ không ai tin Thiên Chúa mà không qúi trọng con người. Bởi lẽ không ai tin Thiên Chúa mà ghét bỏ người khác (1Ga 5, 20). Sinh ra trong trần gian Chúa Giêsu nhắc chúng ta giới răn căn bản: “Mến Chúa hết lòng và thương người khác như chính mình” (Mc 12, 29-30). Đồng thời dạy chúng ta một giới răn mới: “Các con thương yêu nhau như Thày yêu chúng con” (Ga 15,17). Quả thật, lễ Giáng Sinh là biến cố “tình người lên cao cực độ”

3. Đem lại niềm vui và an bình. Thánh Phaolô từng chúc các bạn trẻ: “Trên hết các bạn hãy có tình yêu, vì tình yêu là dây ràng buộc hạnh phúc. Nguyện xin bình an Đức Kitô làm chủ trong lòng các bạn. Sự bình an mà các bạn đã được kêu gọi tới để hưởng thụ” (Cl 3, 15)

Loài người nhất là bạn trẻ, không có hạnh phúc khi thiếu tình Chúa và tình người. Khi thiếu niềm vui và bình an. Vì thế, hơn ai hết, người trẻ, lễ Giáng Sinh là lễ của niềm vui và an bình. Được đánh dấu bởi ngưng chiến tranh, im tiếng súng. Gần hơn, các đèn sao muôn màu rực rỡ, hang đá trong gia đình, cửa tiệm, đường phố, đến cộng đoàn nhắc nhở người trẻ thăng hoa như ánh đèn bay cao tâm hồn hết vấn vương bụi trần. Trong thanh bình và với niềm vui dào dạt, người trẻ thân mật, sống cảm nhận trọng trong gia đình, bạn bè qua quà tặng, cánh thiệp và bữa tiệc.

Bên cạnh những hào nhoáng bên ngoài nhuốm mầu sắc thương mại, người trẻ cần khám phá thật sâu xa an bình đích thực nội tâm mà Giáng Sinh đem lại. Các bạn trẻ cần lắng nghe Thiên Thần báo với người chăn chiên : “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho các bạn một tin mừng trọng đại, cũng là tin cho toàn dân. Hôm nay, một Đấng Cứu Độ, đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-Vít. Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,10-11). Đây tràn ngập niềm vui an bình tràn ngập tâm hồn. Hãy làm như các mục đồng, tìm Chúa Hài Đồng trong máng cỏ trong nhà thờ hay gia đình. Hãy ngồi lại với Ngài ít phút để thờ lạy, yêu mến,chia sẻ tâm tư. Hình ảnh Đức Maria, Thánh Giuse, các mục đồng và mấy con chiên nhỏ, gợi cho người trẻ nhiều ý nghĩa và hàm ngụ trong chiêm ngắm thiết tha keo sơn trong lòng. Hạnh phúc “mà không bị lấy đi’ (Lc 10, 42). Lúc ấy “những khách đã được mời trước kia không ai sẽ được mời dự tiệc” (Lc 14, 24)

4. Nhóm lên nhiều hy vọng lớn nơi người trẻ

Người trẻ hôm nay bị thách đố và đối diện với nhiều vấn đề phức tạp về niềm tin, gia đình, xã hội, tình yêu…Để vượt thắng mọi thử thách, người trẻ cần có hy vọng để sống. Ai có thể cho người trẻ hành trang thiết yếu này, nếu không phải Chúa Kitô. Vì mất hy vọng, người trẻ như đi trong đêm tối. Lễ Giáng Sinh là thời điểm ánh sáng bừng lên trong đêm tối người phàm. Chúa đến thế gian như luồng “áng sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1, 9). Ngài đến như thủ lãnh tối cao và đầy hy vọng hướng dẫn người trẻ hòa giài với Thiên Chúa, tha nhân và chính mình. Chúa dạy mọi người yêu thương nhau. “Không có tình yêu nào hay tình yêu liên đới thí mạng sống vì người mình yêu thương và phục vụ” (x. )

Máng Cỏ, Thánh Thể, Thánh Giá là bằng chứng cho tình yêu lý tưởng này. Cảm nghiệp được tình yêu Máng Cỏ, người trẻ chắc chắn sẽ tìm ra lý tưởng sống, hy vọng. Không tình yêu nào mà không phải hy sinh. Không hy vọng nào mà không thách đố. Đấng là Đường, Sự Sống, Chân Lý sẽ trang bị cho người trẻ vũ khí sống hy vọng. Chính Ngài là hướng đạo, thần tượng, lý tưởng, hy vọng của người trẻ. Người trẻ sống như mục đồng hay các nhà Đạo Sỹ. Người trẻ hân hoan phấn khởi tìm thấy lý tưởng hy vọng, nhận lãnh sứ điệp loan báo truyền giáo.
(viết theo Tư liệu của Đ.Ô. Du Sinh Mai Đức Vinh:Giáng Sinh và Tuổi Trẻ. 2019)

Hướng dẫn của ĐGH Phanxicô

Ngày 23.12.2020, trong buổi triều yết chung, phát trực tuyến tại thư viện Vatican, ĐTC nhắc lại sứ điệp các Thiên Thần loan báo : “Anh em đừng sợ. Này, tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho muôn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ sinh ra cho anh em…(Lc 2, 10-11). ĐTC ví chúng ta như các mục đồng xưa, được kêu gọi thực hiện hành trình tâm linh đến Belem tìm kiếm và chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu. Vượt qua mọi tâm thức trần tục, làm mù quáng cốt lõi đức tin. Kế hoạch vĩnh cửu của Thiên Chúa muốn giao hòa với loài người và mở ra con đường dẫn đến tương lai tốt đẹp. Hãy ôm lấy nềm hy vọng do Hài Nhi dành cho chúng ta. Năm nay, giữa khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, lễ Giáng Sinh giúp chúng ta nhìn về phía trước và đón nhận hy vọng mà Chúa Giêsu mang đến. Hãy suy tư và cầu nguyện, để gần gũi với tình yêu dịu hiền của Chúa.

Ngày 25.12.2020, Sứ điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi, năm nay, công trường Phêrô vắng. Nên Sứ điệp được phát sóng tại phòng họp Benedizone Vatican. ĐGH loan báo: Sứ điệp của Giáo Hội là : Hài Nhi sinh ra, và một người con được ban tặng cho chúng ta (Is. 9, 5). Hài Nhi luôn là nguồn hy vọng, mầm sống và hứa hẹn của tương lai. Hài Nhi là Chúa Giêsu “được sinh ra cho chúng ta”. Một chúng ta không biên giới, không đặc quyền hay loại trừ. Hài Nhi được sinh ra cho mọi người, cho nhân loại. Tất cả chúng ta hướng về Thiên Chúa và gọi Ngài là “Cha”. Và chúng ta gọi nhau là anh em. Trong thời điểm này, chúng ta cần tình huynh đệ hơn bao giờ. Thiên Chúa chúc lành cho tình huynh đệ chúng ta. Lễ Giáng Sinh chúng ta đến với mọi người, đem ánh sánh sáng hy vọng vào những nơi tối tăm. Cầu mong Chúa Hài Đồng chiếu soi mọi đường u tối trần gian. Trong sứ điệp năm nay, ĐTC xin cầu nguyện cho thiên tai bão lụt tàn phá khốc liệt tại VN và Phi Luật Tân

Ngày 1.1. 2021 (ký 8.12. 2020), Thông điệp hòa bình thế giới, lần 54, ĐGH nói với chủ đề: “Văn hóa quan tâm, dẫn đến hòa bình”. Nội dung, 9 số :
-Năm 2020, đánh dấu bằng khủng hoảng sức khỏe Covid-19 hết sức lớn lao, toàn cầu ảnh hưởng đến khí hậu, lương thực, kinh tế và di dân. Dạy chúng ta phải quan tâm chăm sóc đến người khác.
- Thiên Chúa Tạo Hóa, nguồn ơn gọi con người chúng ta chăm sóc
-Thiên Chúa Tạo Hóa, kiểu mẫu của sự quan tâm
-Quan tâm trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu
- Văn hóa quan tâm trong đời sống người theo Chúa Giêsu
-Các nguyên tắc trong học thuyết Xh của GH như căn bản của nền VH Quan Tâm
- Chiếc la bàn chỉ con đường chung
- Giáo dục cho nền VH Quan Tâm
- Không thể có hòa bình nếu không có Văn Hóa Quan Tâm

Ngày 27.12.2020, ĐTC Phanxicô gửi sứ điệp cho người trẻ tham dự cuộc họp hàng năm lần thứ 43, từ 27.12.20 đến 1.1.2021 dự kiến họp tại Torino Ý, nhưng vì đại dịch tổ chức online, trước dành cho Âu châu, kỳ này mở rộng cho toàn thế giới. Trong sứ điệp ĐTC khen ngợi các thành viên người trẻ thể hiện “sáng tạo” và tìm “cách mới” để cầu nguyện. ĐTC cũng mời gọi họ trở thành hải đăng hy vọng trong bóng đêm đại dịch. ĐTC nhắc lại đã viết trong thông điệp Fratelli Tutti (Tất cả là anh em): không ai đương đầu với cuộc sống đơn lẻ, một mình. Ngài khuyến khích người trẻ phát triển nền “văn hóa gặp gỡ huynh đệ” cùng nhau bước tới chân trời mới hyvọng được mặc khải bởi Chúa Giêsu Phục Sinh. Người trẻ tránh loan truyền thất vọng và thiếu tin tưởng để làm cho Thần Khí của Chúa Phục Sinh ban trở thành vô hiệu

1. Tâm huyết của ĐGH qua video với giới trẻ VN trong đại hội Giới Trẻ VN tại Bùi Chu, 20.11. 2019, chủ đề: ‘Hãy về nhà với thân nhân’(Mc 5, 19). ĐGH gửi giới trẻ VN qua 5 điểm về ‘mái nhà’ bao quanh bởi lũy tre với bao người thân quen xóm làng đầy nhân tính. Qua video này chứng tỏ ĐGH là người cha, ở xa mong đến mà không đến được. Như ĐGH nói : Cha hiện diện diện trong trái tim các con, người trẻ V N
-Đào sâu di sản truyền thống và văn hóa. ĐGH phân tích chữ ‘nhà’ đẹp nhất trong văn hoá VN. Vì gói ghém thân thương nhất trong trái tim của con cái, họ hàng, thân thuộc trong gia đình. Như, hiếu thảo, kính trọng, thân quen. Chủ đề đại hội là châm ngôn thôi thúc bạn trẻ, khám phá di sản. Đừng làm mất kho tang qúi báu này.
-Đào sâu di sản đức tin: Giáo Hội là ngôi nhà của các con. Nhìn lại lịch sử GH VN, ĐGH đánh giá cao đức tính anh hùng của các Thánh Tử Đạo VN. Các vị truyền giáo. ĐGH mời gọi tín hữu VN đã sống đau khổ qua chiến tranh loạn lạc giữ vững đức tin, kho tàng lưu truyền cho con cháu mai sau. Các bạn trẻ phải biết ơn tiền nhân dệt lên trang sử vẻ vang kiêu hùng.
- Chứng tá đức tin. ĐGH mời gọi giới trẻ VN gỡ mình ra khỏi văn hóa khép kín và cục bộ, mở ra hướng về người khác. Người Công Giáo vẫn còn là thiểu số, người trẻ đảm nhận vai trò truyền giáo, bằng chứng tá của mình, chứ không bằng khuyến dụ hay lôi kéo. ĐGH đặt kỳ vọng tin tưởng vào người trẻ. Người trẻ không là tương lai mà là hiện tại của GH. Chính nhập cuộc đầy sáng tạo và vui tươi của người trẻ làm nên sức sống và bộ mặt của GH. Người trẻ hãy đảm nhận trách nhiệm trong ngôi nhà GH. Nơi nhân cách và phẩm giá được đào tạo và lớn lên.
- Nhân cách người trẻ Công Giáo. ĐTC đưa ra lời khuyên : Trước thực tại, người trẻ đừng sợ sống đẹp và đừng ngại để cho cái đẹp trong nhân cách của người Công Giáo tỏ bày trước mọi người. Các đức tính quan trọng :Trung thực, trách nhiệm, lạc quan và phân định. Là giá trị xã hội mà GH VN đang cần.

-Nhìn về căn tính dân tộc VN quê hương. Ngôi nhà gia đình nằm trong ngôi nhà tổ quốc. Con có một tổ quốc như ĐHY Tôi Tớ Chúa FX Nguyễn Văn Thuận viết:
Con có một tổ quốc Việt Nam
Quê hương yêu qúi ngàn đời…
Một Nước Việt Nam
Một dân tộc Việt Nam
Một tâm hồn Việt Nam
Một văn hóa Việt Nam
Một truyền thống Việt Nam
Là người Công Giáo Việt Nam
Con phải yêu tổ quốc gấp bội
Chúa dậy con. Hội Thánh bảo con
Cha mong giòng máu ái quốc
Sôi trào trong huyết quản con
(VietCatholic News, 20.11.2019)

Chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh

Chúa nhật thứ Ba Mùa Vọng, 21. 12. 2020, trong kinh Truyền Tin, có đông người tham dự, vì là mùa mua sắm. ĐTC mời gọi thay vì than phiền vì ngăn cản, bất tiện của đại dịch, chúng ta hãy nghĩ đến người nghèo, không được ai nhớ đến. Hãy cầu nguyện dọn mình sạch tội và sẵn sàng đón Chúa đến. Huấn dụ gồm:
- Thưa vâng không trì hoãn hay từ chối như sự kiện Truyền Tin. Xin Vâng của ĐM can đảm và sẵn sàng mang ơn cứu độ cho chúng ta. ĐM mời chúng ta đừng trì hoãn
- Xét mình vì bao lần chúng ta trì hoãn trong đời sống thiêng liêng lấy lý do không có thời gian, để ngày mai, rồi ngày mai.
- Trong thời buổi khó khăn, bệnh dịch, thay vì phàn nàn, nhớ đến người thiếu thốn hơn chúng ta. Cho quà cho những người túng thiếu
- Đừng bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa tiêu dùng. Đã cướp đi Giáng Sinh khỏi chúng ta. Lối sống tiêu thụ không phải hang đá Belem.
- Nếu Giáng Sinh không chạm đến cuộc sống chúng ta, thì nó sẽ qua đi vô ích. Tất cả hãy nói như ĐM : “Xin hãy làm cho tôi như Sứ Thần truyền”
- Hãy nhớ đến những người làm nghề biển. Vì đại dịch khoảng 400.000 mất việc. Xin ĐM là Sao Bắc Đẩu dẫn đường và an ủi những người này.
- Hang đá là bài học giáo lý sâu sắc về đức tin của dân Chúa. ĐTC mời gọi du khách xem triển lãm hang đá để bắt chước cảnh nghèo của Thánh Gia.
- Người đau khổ là hang đá sống động nơi chúng ta thật sự gặp Chúa. Giáng Sinh đã đến gần chúng ta tìm giờ cầu nguyện, sống nội tâm, cầu nguyện hoán cải, thực hiện bước tiến trong đức tin và huynh đệ. Bất cứ nơi nào người đau khổ thuộc về chúng ta.

Ý nghĩa biểu tượng của Giáng Sinh

Mỗi dịp Giáng Sinh về, người ta lại nhớ những biểu tượng Giáng Sinh, trong các lễ hội mang nhiều ý nghĩa : hy vọng và cậy tin nơi Chúa Hài Đồng

1. Bốn ngọn nến mùa Vọng trước bàn thờ bện theo hình vòng tròn hay khúc thẳng có lá cây thông xanh (hay cây khác) mang ý chung: Anh em phải coi chừng, tỉnh thức vì anh em không biết thời giờ ấy đến (Mc 13, 33)
Vòng tròn: biểu hiện Thiên Chúa, không có khởi đầu và cùng tận
(hay theo hình thẳng: Hãy dọn đường cho Chúa đến (Mc 1, 3)
Cây nến thứ nhất : Áng sáng khoan dung
Cây nến thứ hai : Niềm tin khao khát
Cây nến thứ ba : Tình yêu liên đới
Cây nến thứ bốn: Hy vọng phấn khởi

2. Cây thông Noel và Hang Đá được Thánh GH Gioan Phaolô II có sáng kiến thiết lập từ 1982, đặt tại quảng trường Thánh Phêrô. Vị kế nhiệm là Đức Benedicto XVI cổ vũ hết mình và giải thích : Hang đá không chỉ là yếu tố linh đạo nhưng còn là yếu tố văn hóa nghệ thuật. Italia có 187 giáo phận. Năm ngoái các giáo phận đều có tổ chức thi hang đá. Ngày 1.12. 2020, ĐGH Phanxicô đã đến bắc Ý, tỉnh Rieti, Greccio cầu nguyện, nơi thánh Phanxicô Assisi làm hang đầu tiên, 1223. Ngài đã gửi cho tín hữu toàn cầu tông thư Admirabile Signum nói rõ về ý nghĩa máng cỏ Giáng Sinh. (Zenit 30.11.2020)

3. Bộ Giáng Sinh. Ngày 30.11.2020, ĐGH Phanxicô đã trao bộ Máng Cỏ Giáng Sinh, cho Tổng Thống Palestine Mahmoud Abbas. Sẽ được các tu sỹ Phanxicô bảo quản tại Gierusalem. Thánh tích này đã lưu giữ tại đền thờ Đức Bà Cả Roma (Reuters. VietCatholic News, 30.11.20)

4. Triển lãm Giáng Sinh. Từ 13.12. 2020, Hội Đồng Giáo Hoàng Phúc Âm Hóa khai mạc mở Triển Lãm 100 máng cỏ ở Vatican tại gần cột Bernin. Đây là sáng kiến của cố nhà báo Ý Manlio Menaglia sáng lập từ 1976. Triển lãm kéo dài tới 10.1.2021. (RV 12.12.20). Ngày 20.12.20, ĐGH kêu gọi du khách xem triển lãm, không có chủ nghĩa tiêu dùng trong máng cỏ. Ở đó chỉ có thực tế, nghèo đói và tình yêu.(VietCathoic Net Work 21.12.2020)

Năm nay, Chúa nhật thứ Ba Mùa Vọng, 13.12,2020, tại quảng trường Phêrô rộn ràng, hàng triệu tượng nhỏ Chúa Hài Đồng, nhiều hơn mọi năm, do các gia đình các em nhỏ đem đến cho ĐGH làm phép. Đây là sáng kiến của Thánh GH Phaolô VI, 21.12, 1969. Năm ấy, Thánh Giao Hoàng ban huấn dụ: Máng cỏ làm sống động ký ức về sự kiện trọng đại là Chúa Giêsu xuống thế làm người. Cảnh Chúa Giáng Sinh tiêu biểu những gì diễn ra tại Belem, đơn sơ chất phác, trở thành khung cảnh truyền giáo. Thành thông điệp văn hóa và truyền thống. Năm nay, khi làm phép các tượng Chúa Hài Đồng Nhỏ, ĐGH Phanxicô nói: anh em hãy vui lên, vui mừng trong Chúa. Vì Chúa đã đến gần. Bắt chước Thánh Gioan Tiền Hô : dọn sẵn tâm hồn cho Chúa đến. (RV 14.12.20)

Ngày 11.12.20, ĐGH tiếp phái đoàn từ Slovenia do ĐHY Rodé và Bộ Trưởng Ngoại Vụ hướng dẫn. Năm nay giáo phận Teramo-Atri của Slovenia đã tặng cây thông và hang đá trưng bày tại công trường Thánh Phêrô. Trong lời chào mừng, ĐGH nói: chưa bao giơ như năm nay, cây thông và hang đá là dấu hiệu hy vọng cho Roma và du khách chiêm ngắm (Vatican News, 11.12.20)

Kết luận. Trong Thông điệp Fratelli Tutti (Tất cả là anh em) ban hành 4.10.2020, ĐGH nhấn mạnh: văn hóa đối thoại (giữa tuổi trẻ) làm con đường hợp tác lẫn nhau làm qui tắc ứng xử, sự hiểu biết lẫn nhau làm phương pháp và tiêu chuẩn. (x. số 285). Đồng thời Ngài muốn giới thiệu (với người trẻ) Chân Phước Charles de Foucault đã hướng lý tưởng hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa vào sự đồng hóa với người nghèo, bị bỏ rơi trong sa mạc Phi Châu. Trong khung cảnh đó, Thánh nhân bày tỏ mong muốn cảm nhận như anh em của mọi người. (x. số 287)

Kết luận khác, người trẻ tự hào nói như Chúa phán với tôi trung: Ta đã cắt cử ngươi thiết lập giao ước với dân Ta, để ngươi phục hồi đất nước, chia lại gia sản bị tàn phá, để ngươi nói với tù nhân: “các bạn được tha”, với những ngồi trong ngục tối : “các bạn hãy ra đi”. (Is 42,8-9)