Giới trẻ Công Giáo tại Gaza chia sẻ: ‘Chúng tôi không còn gì ngoại trừ ngôi nhà thờ!

Những người trẻ trú ẩn tại nhà thờ Giáo xứ “Thánh Gia” (Holy Family) đã diễn tả cuộc sống của họ trước vụ xả súng và tấn công bằng xe tăng ngày 16 tháng 12 vào khuôn viên nhà thờ.

Giới trẻ người Palestine tham dự Chúa Nhật Lễ Lá của Chính thống giáo Hy Lạp tại Nhà thờ St.Porphyrios ở Gaza, vào ngày 24 tháng 4 năm 2016. (Ảnh: AFP)

(Judith Sudilovsky, OSV)

Thế giới đã trở nên nhỏ bé và nguy hiểm đối với 600 người Công Giáo Chính thống Palestine ở giải Gaza, đang trú ẩn tại khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Holy Family ở Thành phố Gaza từ cuộc chiến Israel-Hamas bùng nổ vào ngày 7 tháng 10.

Tin của trang mạng OSV đã tiếp cận giới trẻ của giáo xứ thông qua ông trùm George Anton và linh mục xứ, Cha Gabriel Romanelli người Argentina, để tường thuật và kể về cuộc sống của họ hiện nay giữa chiến tranh.

Khuôn viên nhà thờ Holy Family, cùng với Nhà thờ Chính thống Hy Lạp Thánh Porphyrius, tọa lạc tại Thành phố Gaza ở phía bắc giải Gaza, nơi khi bắt đầu cuộc chiến, quân đội Israel đã yêu cầu thường dân giải Gaza, người Palestine hãy di tản xuống miền nam để tránh bị mắc kẹt giữa các cuộc giao tranh.

Mười tám người đã thiệt mạng trong những ngày đầu của cuộc chiến tại khu nhà St. Porphyrius khi Israel ném bom một tòa nhà bên cạnh nhà thờ. Giao tranh ác liệt đã diễn ra ở khu vực gần nhà thờ trong vài ngày qua, khiến hai phụ nữ - đều là giáo dân - thiệt mạng và bảy người khác bị thương do những tay súng bắn tỉa vào ngày 16/12.

Theo linh mục quản xứ, Cha Romanelli, người bị mắc kẹt ở Jerusalem khi chiến tranh bùng nổ, thì có 1.017 Kitô hữu hiện đang sống ở Gaza, trong đó có 135 người Công Giáo.

Cha Youssef Asaad, một linh mục phụ tá, đã phục vụ tại Giáo xứ Thánh Gia khi Cha Romanelli đi vắng. Ngoài hai Nữ tu Mân côi, trong đó có hiệu Nữ tu Mân côi là trưởng Trường, Nữ tu Nabila Saleh, người cũng ở lại với cộng đoàn, hai nhà truyền giáo của Tu hội Ngôi Lời và hai chị em sinh đôi María del Pilar và María del Perpetuo Socorro Llerena Vargas từ Peru vẫn cố thủ ở Gaza.

Một số thành viên của cộng đồng Công Giáo có hộ chiếu nước ngoài thì có thể đi Ai Cập qua cửa khẩu Rafah để bay về nước...

Khi được hỏi liệu trang mạng OSV có thể trao đổi với những người trẻ của Giáo xứ Holy Family hay không; Ông Anton và Cha Romanelli cảnh báo rằng khó có ai viết nổi trong thời gian đau thương bây giờ.

Tuy nhiên, một thanh niên, Suhail Abu Dawod, đã trả lời và gửi một lá thư có tựa đề "Cuộc sống bi thảm hàng ngày của chúng tôi trong chiến tranh". Abu Dawod mô tả cuộc sống vật lộn hàng ngày của anh trong sợ hãi và hoảng loạn, đặc biệt khi anh được giao công tác canh gác nhà thờ vào ban đêm cùng với một thanh niên khác trong cộng đồng. Anh và tất cả đã đặt trọn vẹn niềm tin vào Chúa, như anh nói ở cuối bức thư: "Đức tin" mạnh hơn chiến tranh."

Bức thư được viết trước vụ xả súng và tấn công bằng xe tăng vào khu nhà thờ Giáo xứ Holy Family vào ngày 16 tháng 12.

Dưới đây là toàn bộ bức thư của anh ấy được viết bằng tiếng Anh của anh, trang mạng chỉ chỉnh sửa một chút cho ý được sáng và đúng ngữ pháp hơn; lá thư viết:

Xin chào tất cả mọi người,


Tên tôi là Suhail Abu Dawod, 18 tuổi và sống ở thành phố Gaza.

Hôm nay, tôi kể về một ngày của tôi trôi qua như thế nào trong thời kỳ chiến tranh ở giáo xứ (Nhà thờ Thánh Gia) như là một chàng trai (trú ẩn) trong nhà thờ.

Trước hết, từ khi bắt đầu chiến tranh ngày 7 tháng 10, tôi bắt đầu sống một lối sống khác, một cuộc sống đầy buồn bã, thất vọng, sợ hãi và hoảng loạn.

Điều kiện trở nên nguy hiểm nên tôi phải rời nhà và đến nhà thờ lánh nạn, nên mọi sinh hoạt hàng ngày đều trở thành nỗi nhớ và đau khổ cho gia đình.

Chúng tôi sống phó thác vào lòng quảng đại bác ái của Giáo hội: được ăn những món đơn giản như pho mát, mứt với trà hoặc cà phê.

Cuộc sống đầy căng thẳng ngày lẫn đêm; đặc biệt ban đêm, khi nghe thấy những âm thanh lớn của tiếng bom đạn không ngừng nổ ở chung quanh và những tiếng bom xa xa ở các khu vực lân cận.

Đặc biệt, khi phải canh gác nhà thờ vào ban đêm cùng với các thanh niên khác từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng… Những khoảnh khắc này thật là đáng sợ và kinh khủng...

Chúng tôi phải đối diện với tình trạng thiếu thốn lương thực, nước uống, (bột) để làm bánh, xăng dầu thắp sáng và những nhu yếu hàng ngày.

Người cao tuổi và bệnh hoạn thì nguy hiểm vì thiếu chăm sóc sức khỏe và thuốc men vì tất cả các bệnh viện trong thành phố đều không hoạt động.

Mọi thứ chúng tôi sở hữu (đã) bị phá hủy và đổ nát như nhà cửa và ô tô. Vì vậy (chúng tôi) không có gì ngoại trừ ngôi nhà thờ. Giáo Hội là gia đình thực sự của chúng tôi, một gia đình hòa bình, tha thứ và yêu thương...

May mắn thay, chúng tôi có 5 ngày ngừng bắn, nhưng chúng tôi không còn gì để kiểm tra cả.

Trong mọi cảnh huống, chúng tôi có niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, vị cứu tinh duy nhất của chúng tôi và chúng tôi tin chắc rằng Ngài sẽ sớm giải cứu chúng tôi khỏi tình cảnh bi thương và đầy khó khăn! Chúng tôi sẽ không mất hy vọng vào Chúa vì chúng tôi xiêng năng lần chuỗi Mân Côi hàng ngày, không ngừng trước mỗi Thánh Lễ được cử hành.

Chúng tôi vững tin và trông chờ vào sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.

Trên hết mọi nỗi đau mà chúng tôi đang trải qua, Thiên Chúa sẽ mở rộng đôi bàn tay thánh thiện của Ngài để nâng đỡ chúng ta.

Niềm tin thì mạnh hơn chiến tranh!