1. Người Ukraine than thở “Chúng tôi bị quên lãng”

Đức Giám Mục Phụ Tá tại thủ đô Kyiv tuyên bố với hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Ý rằng: “Chúng tôi có cảm tưởng đang bị quên lãng. Chúng tôi thiếu hòa bình và xin anh chị em hãy cầu nguyện cho hòa bình. Mùa đông đang đến gần và trời bắt đầu lạnh. Chúng tôi sống trong một tình trạng liên tục sợ hãi vì những gì có thể xảy ra đột ngột”.

Nhắc đến sáng kiến cầu nguyện cho Ukraine nhân dịp Hội đồng Giám mục Ý nhóm khóa họp bất thường, tại Assisi từ 13 đến 16-11 vừa qua, Đức Cha Oleksandr Yazlovetskyi, Giám Mục Phụ Tá giáo phận thủ đô Kyiv, nói: “Vì cảm tưởng bị quên lãng như thế, nên mỗi sáng kiến cầu nguyện đối với chúng tôi đều là quý giá, vì nó không để cho im lặng che đậy đau khổ của dân tộc chúng tôi. Rồi nếu chính các Giám Mục hiệp nhau để cầu xin ơn hòa bình, họp nhau tại thành của thánh Phanxicô Assisi, thì kinh nguyện của các vị càng quan trọng”.

Đức Cha Oleksandr nói thêm rằng: “Đêm qua, cũng có những hỏa tiễn đã được phóng vào Ukraine, nhưng tất cả ở Kyiv này đều nói: một cuộc rất tấn công mạnh mẽ sẽ xảy ra trong thời gian tới. Vì thế, chúng tôi sống trong cái lạnh của mùa đông và trong tình trạng sợ hãi vì những gì có thể bất chợt xảy đến”.

Đức Cha nói thêm rằng: “Những người nghèo vì chiến tranh rất đông đảo ở đây. Những người đầu tiên chắc chắn là những người đã bị mất thân nhân trong chiến tranh. Hồi đầu chiến tranh, người ta còn nói về những bạn hữu và người quen biết bị thiệt mạng. Ngày nay, không có gia đình nào ở Ukraine mà không trực tiếp hay gián tiếp phải chịu tang tóc. Họ khóc thương chồng, anh em, con cái, và những mất mát ấy để lại các vết thương sâu đậm. Một khía cạnh khác của nghèo đói cũng là cái nghèo của người đã mất mọi sự trong chiến tranh. Trước đây, Ukraine không phải là một nước nghèo. Dân chúng có nhà cửa, và việc làm. Với chiến tranh, họ mất mọi sự. Một số đã phải trốn chạy khỏi gia cư, chỉ mang theo một vali nhỏ. Rồi có tới 8 triệu người Ukraine tị nạn ra nước ngoài. Rất nhiều người Ukraine đã được đón tiếp tại Ý và chúng tôi rất biết ơn”. Nhưng tương lai vẫn còn bất định. “Chúng tôi cần được giúp đỡ. Nếu không có sự bảo vệ của Âu Châu và Mỹ, chúng tôi sẽ tồn tại nữa”.

2. Nhật Ký Trừ Tà số 267: Ác Quỷ Quấy Rối Thành Viên Nhóm Trừ Tà

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #267: Demons Harass Lay Team Member”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 267: Ác Quỷ Quấy Rối Thành Viên Nhóm Trừ Tà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tôi nhận được một tin nhắn có phần hoảng loạn từ một trong những thành viên nhóm trừ tà giáo dân của chúng tôi.

Cô nhắn tin: “Vừa nhận được cuộc gọi từ nhà, nhà vệ sinh bỗng dưng tràn nước, cả nhà ngập nước. Con gái con đã tắt vòi nước dẫn vào nhà, nước vẫn chảy. Họ không tìm được lời giải thích…Chồng con muốn biết có bảo hiểm chống lại sự quấy rối của ma quỷ không.”

Tôi đã phản hồi:

“Tôi nghiêm chỉnh đấy: tạt một ít nước thánh vào những nơi đó.”

Con gái của cô ấy đã vẩy nước thánh khắp nhà. Mọi sự đã dừng lại. Thợ sửa ống nước đến ngay sau đó và không tìm thấy gì sai.

Điều này thú vị ở nhiều cấp độ. Thứ nhất: ma quỷ chỉ quấy nhiễu những vụ án lớn. Linh mục-trừ tà và thành viên giáo dân thực sự đang ở giữa một vụ án có giá trị cao đối với thế giới ma quỷ. Vì vậy, Satan sẽ đầu tư thêm nguồn lực bao gồm cả việc quấy rối các thành viên trong nhóm.

Thứ hai: điều quan trọng cần lưu ý là công việc đen tối đã quấy rối một thành viên trong nhóm giáo dân. Ma quỷ không làm điều ngẫu nhiên - thế giới đen tối luôn có động cơ và mục tiêu cho hành động của chúng. Trong các lễ trừ tà, chúng thường nhắm vào những người chủ chốt có mặt mà họ tin rằng đang ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trừ tà một cách đáng kể.

Người phụ nữ giáo dân đặc biệt này không chỉ tổ chức các buổi học mà còn là linh hướng cho một số người đau khổ, là người hiện diện cầu nguyện trong các buổi học và cũng là một người nhạy cảm về mặt tâm linh. Sự hiện diện của cô ấy là một mối đe dọa. Ma quỷ muốn thoát khỏi cô ấy. Làm tắc nghẽn nhà vệ sinh của cô ấy là điều tốt nhất họ có thể làm vào thời điểm này. Ma quỷ bị Chúa xiềng xích và giới hạn những việc chúng có thể làm.

Tôi ngay lập tức nghĩ đến việc vẩy nước thánh khắp nhà vì đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra. Cách đây vài năm, trong một vụ án có giá trị rất cao khác, một linh mục phàn nàn rằng nhà vệ sinh của giáo xứ bị tắc một cách khó hiểu và thợ sửa ống nước sau hai tuần làm việc cũng không thể khắc phục được vụ việc. Tôi đề nghị dùng nước thánh và sau khi được vảy nước thánh, nhà vệ sinh ngay lập tức hoạt động trở lại. Ma quỷ có xu hướng bị thu hút bởi những gì bẩn thỉu, hôi hám và xấu xí.

Trong khi mục vụ trừ quỷ được chỉ định bởi một linh mục được giáo phận bổ nhiệm, thì sự hiện diện của giáo dân không phải là ngẫu nhiên. Đúng hơn, họ là một phần quan trọng của quá trình. Sự quấy rối này của Ma quỷ là bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của anh chị em giáo dân.

Xin cảm ơn cô ấy và tất cả các giáo dân và chiến binh cầu nguyện tận tụy của chúng ta, những người đã chiến đấu anh dũng chống lại Thế giới Hắc ám! Và như tôi đã lưu ý trong sự việc trước, “Đôi khi trong cuộc sống bạn cần một thợ sửa ống nước, nhưng những lúc khác, bạn cần một chút nước thánh.”*


Source:Catholic Exorcism

3. Người Công Giáo Đông Phương Ukraine kỷ niệm 400 năm cuộc tử đạo của Thánh Josaphat Kuncewycz

Các thành viên của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine đã tập trung tại Đền Thờ Thánh Phêrô từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 11 để kỷ niệm kết thúc Năm Thánh đánh dấu 400 năm cuộc tử đạo của Thánh Josaphat Kuncewycz.

Thánh Josaphat sinh vào khoảng năm 1580 tại làng Volodymyr (nay là một phần của Ukraine) thuộc vùng Volhynia thuộc Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Lithuania trong thời kỳ căng thẳng giữa người Công Giáo và Giáo hội Chính thống.

Năm 1595, một số giám mục trong Khối thịnh vượng chung đã ký Liên minh Brest, đặt mình dưới quyền tài phán của Tòa thánh - và thành lập Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine.

Được thụ phong linh mục Công Giáo vào năm 1609, Josaphat đã cống hiến sứ vụ của mình để phục vụ và nỗ lực đưa người dân địa phương trở lại hiệp thông với Rôma.

Tuy nhiên, Liên minh Brest tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi trong khu vực và gây ra cuộc đấu tranh chính trị và tôn giáo căng thẳng. Josaphat bị một đám đông giết chết vào ngày 12 tháng 11 năm 1623 trong chuyến thăm Vitebsk, một thành phố ở Belarus hiện đại. Ngài bị chém chết và xác bị vứt xuống sông, sau đó mới được vớt lên.

Ngài được phong chân phước năm 1643 và được Đức Piô XI phong thánh năm 1867. Nhân kỷ niệm 300 năm tử đạo, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã tuyên bố Thánh Josaphat là đấng bảo trợ cho sự hiệp nhất giữa các Giáo Hội Công Giáo và Chính thống.

Phản ánh mong muốn rộng lớn hơn của mình về sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa Đông và Tây, Đức Giáo Hoàng Gioan 23 đã ra lệnh chuyển thi hài của vị thánh đến Đền Thờ Thánh Phêrô, việc này được thực hiện vào ngày 22 tháng 11 năm 1963, dưới thời Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.

Sự kiện từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 11 bao gồm việc cử hành kinh chiều tại mộ của vị thánh, nằm bên dưới bàn thờ trong Nhà nguyện Thánh Basiliô, vào hôm Thứ Bảy và lên đến đỉnh điểm với việc cử hành Phụng vụ Thánh hôm vào Chúa Nhật.

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã chủ trì buổi kinh chiều vào thứ Bảy và đồng tế phụng vụ thánh với Đức Tổng Giám Mục nghi lễ Latinh Gintaras Grušas của Vilnius, chủ tịch Hội đồng Giám mục Âu Châu.

Trong giờ kinh tối thứ Bảy, Cha Robert Lyseyko, bề trên của Dòng Thánh Josaphat, đã suy ngẫm về vai trò của vị thánh này trong việc củng cố sự hiệp nhất giữa Đông và Tây.

“Chúng ta gọi ngài là 'Tông đồ của sự hiệp nhất' là có lý do. Ngài là tông đồ của sự hiệp nhất ngay từ lúc ngài bắt đầu tìm kiếm sự hiệp nhất với Thiên Chúa trong một cuộc sống được đánh dấu bằng sự cầu nguyện sâu sắc và sự từ bỏ, không tìm kiếm ý riêng mình mà là thánh ý của Thiên Chúa”, Cha Lyseyko nói.

Cha Lyseyko cũng nói về tầm quan trọng của cuộc đời vị thánh, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến không suy giảm ở Ukraine


Source:Catholic News Agency