Tại sao hai giám mục Trung Quốc rời Thượng Hội đồng ra về sớm?

JD Flynn – The Pillar

Hai giám mục Trung Quốc đến tham dự Thượng Hội đồng đang diễn ra ở Rome đã rời hội nghị vào đầu tuần này, trở về Trung Quốc vì “nhu cầu mục vụ” của giáo phận tại quê nhà.

Đức Giám Mục Anthony Yao Shun và Đức Giám Mục Joseph Yang Yongqiang tham dự Thượng hội đồng, vì được Đức Thánh Cha tuyển chọn và được công bố vào tháng 9, với việc Tòa thánh xác nhận Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn họ từ danh sách những người được mời được Chính phủ Bắc Kinh phê duyệt trước.

Sự bỏ ra về sớm nhắc lại lần cuối cùng các giám mục từ lục địa tham gia Thượng hội đồng Rôma vào năm 2018, ngay sau khi công bố thỏa thuận Vatican-Trung Quốc, thì hai đại biểu đó đã rời Thượng hội đồng sớm tương tự như vậy.

Việc các giám mục Trung Quốc rời Đại hội sớm mà hầu hết những người theo dõi Thượng hội đồng đều cho là có một lý do rõ ràng, đã được ghi nhận. Và với sự chú ý đến lời mời và sự xuất hiện của họ, cũng như thời điểm họ bỏ về rõ ràng đã được sắp xếp, như gửi nhắn một thông điệp - nhưng thông điệp đó là gì và gửi cho ai?

Việc Đức cha Yang và Đức cha Yao tham dự Thượng hội đồng đã thu hút sự chỉ trích trên mạng xã hội khi sự tham gia của họ lần đầu được công bố.

Trong những năm kể từ thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018, Bắc Kinh đã liên tục thể hiện quyền kiểm soát chính thức và đơn phương đối với quá trình bổ nhiệm giám mục đối với các giáo phận đại lục, đầu tiên bằng cách tỏ ra ngăn chặn sự chấp thuận của Vatican đối với các ứng viên để bổ nhiệm các giáo phận và sau đó vượt mặt Tòa Thánh bằng tự động thuyên chuyển Giám mục trước khi Tòa Thánh đồng ý.

Gần đây hơn, chính phủ Trung Quốc đã đi xa hơn nhiều, thành lập các giáo phận của riêng mình và thuyết phục các giám mục từ bỏ nhiệm vụ hợp pháp để đảm nhận các giáo phận được Đảng Cộng sản công nhận chứ không phải Giáo hội.

Bản thân Đức Giám Mục Yang có vai trò quan yếu trong các vấn đề giữa Giáo hội và nhà nước ở Trung Quốc, với tư cách là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc – một nhóm được nhà nước bảo trợ nhưng không được công nhận là Hội đồng giám mục theo giáo luật – nghĩa là chịu trách nhiệm thông qua Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc trong việc thực thi các biện pháp được Đảng Cộng sản phê chuẩn nhằm “Hán hóa” Giáo hội và đức tin.

Với tất cả những điều này, nhiều người, bao gồm cả một số nhà bình luận nổi tiếng trong Giáo hội, đã đặt ra nghi vấn về tính hợp pháp của việc bao gồm các giám mục đại lục trong khóa họp Thượng Hội Đồng – đặc biệt là khi các giám mục Trung Quốc đại lục chưa có cai quản giáo phận và tham dự vào tiến trình hội nghị toàn cầu.

Nhưng ý kiến cho rằng hai giám mục tham dự chỉ là những người đại diện trong thời gian rất phức tạp vì cả hai đều được Vatican đề cử làm giám mục nhiều năm trước khi thỏa thuận Vatican-Trung Quốc được thỏa thuận, một thời điểm mà việc đề cử và lựa chọn thật phức tạp...

Việc cả hai đều có thể làm việc với nhà nước trong giới hạn ngày càng bị giám sát ngặt nghèo dưới sự giám sát của Đảng Cộng sản, nói lên điều gì đó về cách các giám mục đã tự thích nghi với bối cảnh Giáo hội Trung Quốc sau năm 2018. Nhưng điều đó không có gì là bí ẩn với Bắc Kinh cả.

Trên thực tế, việc họ về sớm khỏi Đại hội như nói lên sự bất đồng với các kết luận vì chúng sẽ vượt quá sự cho phép của nhà nước Trung Quốc. Trong trường hợp đó, họ nên hiện diện cho đến cuối quá trình, để họ có thể thu thập nhiều thông tin và bỏ phiếu về các quyết định của Thượng Hội Đồng.

Một lời giải thích hợp lý hơn là Trung Quốc đã và vẫn lo lắng về việc các giám mục đại lục trở nên quá hòa nhập với các đồng sự của mình, đặc biệt với các vị ở các nước láng giềng.

Bắc Kinh có một chính sách không được công bố nhưng vẫn được tuân thủ như việc hạn chế tiếp xúc của các giám mục đại lục với các giám mục trong các quốc gia khác, ngay cả chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Giám mục Hồng Kông và ngược lại cũng được coi là những sự kiện lớn bất thường.

Không có giám mục đại lục nào (hoặc giáo sĩ, hay người Công Giáo bình thường) được phép du lịch để tham dự chuyến tông du gần đây của Đức Thánh Cha tới nước láng giềng Mông Cổ. Và cũng không có ai tham gia vào diễn trình Thượng hội đồng ở lục địa châu Á.

Cuộc họp đó, giống như các phiên họp hiện tại ở Rome, bao gồm các đại biểu từ Giáo hội ở Đài Loan, một quốc gia mà Vatican vẫn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức bất chấp áp lực từ Bắc Kinh. Thật khó để nói về đường lối cứng ngắt mà chính phủ Trung Quốc đề ra đối với Đài Loan, một quốc gia mà họ đang có chương trình kết hợp vào một nước Trung Hoa.

Trong nhiều thập kỷ, việc chấm dứt quan hệ với Đài Loan là điều kiện thiết yếu mà Bắc Kinh đòi hỏi để loại trừ hòn đảo dân chủ này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới trong thời kỳ đại dịch.

Nhìn vào bối cảnh đó, và với cái nhìn nghiêm khắc của chính quyền Cộng sản, việc Giáo hội nhìn nhận bất kỳ việc gì, nơi nào có tình cách chính trị thì sự hiện diện của hai Giám mục Yang và Yao ở Rome là một việc bất khả thi chứ chưa nói đến việc họp với cùng một giám mục đến từ Đài Loan, như một dấu hiệu hiếm hoi của sự hiệp thông đích thực mà Vatican đã tuyên bố.

Hai Giám mục Yang và Yao đã đến Thượng hội đồng với tư cách là những tham dự viên giám mục chính thức, việc Bắc Kinh cho phép họ đi, như một cử chỉ thiện chí, hoặc có lẽ như là một sự nhượng bộ để giữ thể diện cho Giáo hoàng, mà trong suốt 5 năm qua họ đã công khai xúc phạm đến quyền hạn Vatican; và đi chệch khỏi các điều khoản của thỏa thuận Vatican-Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc không lo lắng quá nhiều về việc các hành động của họ trong Giáo hội ở Trung Quốc được Vatican đón nhận như thế nào, cho bằng mối quan tâm mà Bắc Kinh vẫn mong muốn rõ ràng là thấy thỏa thuận hiện tại được gia hạn - thậm chí và có lẽ đặc biệt nếu họ thấy không thực sự cần phải tuân theo các điều khoản của nó.

Khi đó, việc đề nghị cho phép hai giám mục tham dự sự kiện mà Đức Phanxicô nhóm họp và mời họ tham dự như thiện ý hợp tác vừa đủ nhằm đảm bảo thỏa thuận được gia hạn vào tháng 10, khi phiên họp Thượng hội đồng diễn ra.

Nhưng nếu đúng như vậy, thì điều gì sẽ xảy ra với sự ra về sớm của hai vị giám mục Trung Quốc – hiện đang trở thành một vấn nạn nóng lên?

Có vẻ khó chấp nhận lý do chính thức được đưa ra, đó là vì “nhu cầu mục vụ” khẩn cấp đòi hỏi cả hai giám mục phải trở về giáo phận của họ ngay lập tức, nếu không vì lý do nào khác thì đó sẽ là một sự trùng hợp đáng chú ý khi cả hai giáo phận của cả hai giáo phận đều có những trường hợp khẩn cấp về mục vụ tương tự vào lúc này, chính xác là cùng một lúc!

Một khả năng khác là hai Giám mục Yang và Yao chỉ có ý đến dự một phần của các phiên họp Thượng hội đồng và mong muốn về sớm, và điều này đã được sắp xếp trước và được thỏa hiệp giữa Vatican và Bắc Kinh, một kiểu thỏa thuận được hai bên chấp thuận.

Nhưng có vẻ như Vatican không biết rằng các giám mục này sẽ về sớm, ngay cả khi họ biết điều đó có thể xảy ra như đã xảy ra vào năm 2018.

Nếu Rome biết chắc chắn, có lẽ Vatican đã mời các giám mục đó với tư cách là quan sát viên hơn là một thành viên với đầy đủ quyền bỏ phiếu của Thương hội đồng nếu biết việc về sớm của họ.

Và những người tổ chức của Thượng hội đồng cũng không biết gì về việc về sớm của các giám mục này – nên cả Giám mục Yang và Yao đều được phân công vào các nhóm làm việc cho vòng thảo luận thứ hai trong tuần này.

Lời giải thích đơn giản nhất cho việc hai vị giám mục đi về sớm: họ được Chính quyền Bắc Kinh gọi về để chứng tỏ ai là người có quyền.

Mặc dù Vatican có thể đã nghi ngờ, thậm chí mong đợi điều này có thể xảy ra sau các sự kiện năm 2018, nhưng Vatican không biết chắc chắn, và do đó cho rằng các Giám mục đó sẽ tham gia Thượng hội đồng với tư cách là thành viên chính thức và ở lại trong suốt thời gian Thương hội đồng.

Nếu Bắc Kinh ra lệnh cho Giám mục Yang và Yao về nước chỉ để chứng tỏ họ có quyền, thì đó là một động thái thiếu tế nhị khi thi thố quyền lực! Nhưng thông điệp có thể rõ ràng – các giám mục Trung Quốc có sự hiệp thông với Rome và với toàn thể Giáo Hội Công Giáo, khi chính quyền cho phép.