Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ
VỚI PHÓ TẾ VĨNH VIỄN

Mến tặng Đại Hội Ptvv kỳ X, Tại Florida. 8-17.8. 2023

Năm 1968, Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI tái lập chức PTVV trong Giáo Hội qua tự sắc Sacrum Diaconatus Ordinem (Thánh Chức Phó Tế). Hiện nay có 24 ngàn PTVV trong 1.000 giáo phận thuộc 130 nước trên thế giới. Ở Mỹ châu có 16 ngàn, 7. 500 tại Âu châu, 330 tại Phi châu, 160 tại Úc châu, và Á châu có 142 ptvv.

Chúng tôi hân hạnh trình bày sự quan tâm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Phó Tế Vĩnh Viễn qua các diễn từ, huấn dụ trong các lần gặp gỡ các Phó Tế Vĩnh Viễn.

Ngày 26.12.2015, trong kinh Truyền Tin, lễ kính thánh Stéphanô Phó Tế tử đạo đầu tiên, ngỏ lời với 15 ngàn khách hành hương, ĐTC nói : Trong trình thuật hôm nay của sách TĐCV có một khía cạnh đặc biệt đưa Thánh nhân đến gần Chúa là tha thứ trước khi bị ném đá chết. Khi bị đóng đinh trên thập giá, Chúa Giêsu nói : ‘Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm’ (Lc 23, 34). Cũng vậy, Thánh Stephanô quì và kêu lớn tiếng : ‘Xin Chúa đừng chấp tội họ’ (Cv 7, 60). Vì thế, th ánh Stephano là vị tử đạo, nghĩa là chứng nhân. Vì Người làm chứng cho Chúa Kitô. Quả vậy, ai cũng cư xử như Chúa, là chứng nhân đích thực. Họ là người cầu nguyện, yêu thương, cho đi, nhất là tha thứ.

ĐTC giải thích về lợi ích của tha thứ : Như Stephanô tha thứ cho Saulô, bách hại Đạo (Cv 8, 3). Sau trở thành Phaolô, Tông Đồ dân ngoại. Có thể nói rằng, Phaolô sinh ra từ ơn thánh Chúa và từ tha thứ của Stephanô. ĐTC nhận xét : Cả chúng ta sinh ra từ sự tha thứ của Thiên Chúa trong phép Rửa tội. Mỗi lần được tha thứ là tái sinh và hồi sinh. Mỗi bước tiến đức tin đều mang dấu tích lòng thương xót Chúa. ĐTC nhìn nhận rằng tha thứ là điều rất khó khăn. Nhưng chúng ta có thể làm được. Các Phó Tế thường bắt đầu bằng kinh nguyện, phó thác, tình thương như thánh Stphanô đã làm. (Radio Vatican, 26.12.2015)

Ngày 29.5.2016. tại đền thờ thánh Phêrô, ĐGH chủ sự thánh lễ Năm Thánh LTX dành cho PTVV, giảng lễ, ĐGH nói chủ đề : “Tôi tớ Chúa Giêsu” (Gl 1,10). Hai danh từ “tông đồ và tôi tớ” gắn liền với nhau, không tách rời, như hai mặt của tấm ảnh tượng. Người loan báo Chúa Giêsu được kêu gọi phải phục vụ và kẻ phục vụ mới 1oan báo Chúa Giêsu. Bước đầu, người được mời gọi phải sẵn sàng, từ bỏ tất cả để theo thánh ý Chúa. Hiến, trao tặng đời mình, không tiếc rẻ thời gian. Trái lại, phải bỏ đi tính cách chủ chăn. Biết mở cửa đón nhận người ta vào nhà Giáo Hội. Kế đến theo kiểu mẫu Thiên Chúa “hiền lành và khiêm nhường” (x. Mt 11, 29). Thiên Chúa là tình yêu đến độ hầu hạ, kiên nhẫn, thông cảm, ân cần, niềm nở...tìm mọi cách giúp đỡ. Phó Tế phải liên lỉ đối thoại, gặp gỡ, dẫn dắt...không sợ hãi. Có thế, xứng đáng Thiên Chúa gọi chúng ta là “bạn hữu”. (Zenit, Mai Khôi dịch 29.5.2016)

Ngày 25.3.2017, ĐGH đã gặp các PT VV tại nhà thờ Milano, nhân dịp giáo phận này trong chương trình mục vụ. Huấn từ, ĐGH nói: PTVV là “bí tích phục vụ Thiên Chúa và anh em”. Các PT nhắc nhớ dân Chúa tầm vóc cốt yếu của phép Rửa chính là phục vụ. PT là người canh giữ phục vụ Giáo Hội. Đó là ơn gọi gia đình. Anh em PT đã cống hiến nhiều. Chúng ta hãy nghĩ đến sự phân định. Đừng coi PT như một nửa là linh mục, một nửa là giáo dân. PT là ơn gọi đặc biệt, ơn gọi gia đình, nhắc nhở nhờ phục vụ như ơn đặc trưng của Thiên Chúa. Người PT có thể nói là người canh giữ công việc phục vụ trong Hội Thánh. Phục vụ Lời Chúa, bàn thánh và bác ái. Và sứ vụ và sự đóng góp của thày thực chất là thế. Tất cả nhắc nhở rằng đức tin trong cách thể hiện khác nhau: phụng vụ cộng đoàn, cầu nguyện và bác ái. (Zenit, Mai Khôi dịch 25.5.2017)c

Ngày 25.9.2017. ĐGH diễn nghĩa Tin Mừng ‘Dụ ngôn người chủ vườn nho và những người làm nho (x. Mt 20, 1-16). Ngày nay không thiếu người cao niên như PTVV sẵn sàng làm vườn nho. Trong dụ ngôn này, Chúa nhắc lại hai thông điệp, hai khía cạnh về Nước Trời của Thiên Chúa:

Thông điệp thứ nhất: Thiên Chúa muốn kêu gọi mọi người làm việc cho Nước Ngài. Trong Nước Chúa, không có người thất nghiệp. Tất cả đều mời gọi làm việc.

Thông điệp khác: Ngài muốn ban ơn cho mọi người cùng một phần đền bù, ơn cứu độ, sự sống vĩnh cửu. Xuất phát từ sự công bằng thánh, không theo cách con người. Đó là ơn cứu độ mà Chúa Kitô đã đạt được cho chúng ta bằng Sự Chết và Phục Sinh của Ngài. Một ơn cứu độ vốn không đạt do công trạng, mà được trao ban, mà “kẻ sau hết nên trước hết, kẻ trước hết sẽ về sau hết”(Mt 20, 16).

Với dụ ngôn này, Chúa muốn mở lòng chúng ta cho luân lý tình yêu của Thiên Chúa, vốn tự do và đại lượng. Nhìn ngắm cái nhìn của ông chủ, mà người làm nho đang chờ việc, được gọi đi. Cái nhìn đầy tình thương, mời gọi đứng lên, lên đường. Vì Ngài muốn chúng ta có đời sống tràn đầy và dấn thân, giải thoát khỏi trống rộng và lười biếng. Thiên Chúa không muốn loại trừ bất cứ ai và muốn mỗi người đạt tới viên mãn, đầy tình yêu của Ngài. (Vietcatholique 25.9.2017)

Ngày 22.7.2018, Đại hội toàn quốc Hoa Kỳ tại New Orleans, Louisiana, Đức TGM Christophe Pierre, người Pháp, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ ca ngợi hoạt động của PTVV và đặc biệt kêu gọi các thày cùng toàn thể GH dấn thân hơn nữa phục vụ hôn nhân và gia đình. Tham dự Đại hội gồm 1.300 PT và phu nhân và con cháu, tổng cộng 2.800 người.

Đức Sứ Thần đã bày tỏ ngưỡng mộ trước sự đông đảo PTVV và phu nhân có mặt và cho biết qua các lần thăm viếng ở Mỹ, ngài chứng kiến sự phục vụ quảng đại của các thày dành cho GH trong nhiều lãnh vực. Ngài nhắc lại lời Thánh GH Gioan Phaolô II: việc phục vụ của các PT có căn tính nơi loan báo TM và chăm sóc tha nhân, chứ không phải công việc văn phòng. Đức TGM cũng nhắc đến nhận xét của ĐGH Phanxicô khi định nghĩa các “PT VV là những người tiên phong của nền văn minh tình thương”. Và nói thêm rằng, GH như một tập thể, cần làm hơn nữa để chuẩn bị cho các cặp sắp kết hôn và làm cho hôn nhân phong phú. Chúng ta cần đầu tư hơn nữa vảo chuẩn bị hôn nhân. (RV, Crux, 25.7.2018)

Ngày 7.5.2020, trong Video của ĐGH cho tháng Năm, ĐTC yêu cầu chúng ta cầu nguyện cho PTVV luôn được trung thành phục vụ Lời Chúa và người nghèo để có thể là “biểu tượng tăng sinh lực cho toàn Giáo Hội”. ĐTC trình bày “PT được chia sẻ sứ vụ và ân sủng Chúa Kitô một cách đặc biệt qua Bí Tích Truyền Chức ghi trên họ một dấu ấn không thể xóa bỏ làm cho họ được đồng hành hình dạng với Chúa Kitô. Đấng tự hiến mình thành “phó tế’ hay tôi tớ mọi người”. Theo ĐTC, họ được thánh hiến để phục vụ người nghèo, những người mang trong mình khuôn mặt Chúa Kitô đau khổ. Ít ai biết rằng các PTVV cũng sống theo đặc sủng và ơn gọi phục vụ tha nhân, đã kết hôn và sống “ơn gọi của họ trong gia đình họ”

Trong điểm 104 tài liệu của Thượng HĐGM Amazon, ĐTC nói mạnh mẽ: Ngày nay, mục vụ PT cũng phải cổ võ hễ sinh thái toàn vẹn, phát triển con người, việc mục vụ xã hội và phục vụ những người trong tinh huống dễ bị tổn thương và nghèo đói, mô phỏng Chúa Kitô Tôi Tớ và trở thành một GH thương xót, nhân hậu, liên đới và phục vụ. (Vietcatholique 7.5.2020)

Ngoài ra, lời phát biểu của thày Phó Tế Francesco Mattiocco, tại buổi gặp 250 PTVV tại Vương Cung Thánh Đường Lorenzo, vùng Lazio, Ý, với chủ đề : ‘Thừa tác vụ Phó Tế giữa lịch sử và thời gian của công cuộc Tái Truyền Giáo Tin Mừng’. Hiện diện tại buổi gặp gỡ có ĐC Lino Fumagalli, giám mục của Viterbo, Chủ tịch UB khu Lazio, ĐC Gianpiero Palmieri, Gm Phụ tá Roma, đặc trách PTVV.

Thày Francesco chịu chức Phó Tế được 30 năm là phối trí viên buổi hội. Người đã đào tạo hai thế hệ PTVV, Thày Francesco khẳng định : Cần bắt đầu đối diện với kinh nghiệm về ơn gọi PTVV sau 50 năm, được bàn thảo trong công đồng Vatican II. Trước đây đã bị mai một. Thày nhấn mạnh vai trò PT trong phụng vụ, hoạt động giáo lý, thúc đẩy bác ái. Phó Tế không là cha Phó cũng không phải siêu nhân. Phó Tế có khuôn mặt riêng và tự trị. Đức Giám Mục có hai cánh tay : linh mục và phó tế. Phó Tế được đào tạo hướng dẫn bác ái, không chỉ hòa mình trong xã hội, hành sử giáo lý, mà còn theo nhu cầu

Trong video của ĐTC cho tháng Năm, 2020, Đức Thánh Cha yêu cầu chúng ta cầu nguyện cho các phó tế luôn là “một biểu tượng tăng sinh lực cho toàn Giáo hội”.

Ý cầu nguyện của ĐTC Phanxicô cho tháng Năm - được trình bày trong video mới của ĐTC - là: “phó tế, người bảo vệ tinh thần phục vụ trong Giáo hội và bảo vệ việc canh tân hoạt động tông đồ trong thế giới hôm nay.” ĐTC Phanxicô khuyên chúng ta cầu nguyện cho họ, để họ có thể là “một biểu tượng tăng sinh lực cho toàn Giáo hội”.

Chức vụ giáo sĩ - chức vụ của những người được hiến thánh để phục vụ Giáo hội, bao gồm ba cấp độ của Bí tích Truyền Chức Thánh: giám mục, linh mục, và phó tế.

“Phó tế được chia sẻ sứ vụ và ân sủng của Chúa Kitô một cách đặc biệt. Bí tích Truyền Chức Thánh ghi trên họ một dấu ấn không thể xóa bỏ và làm cho họ được đồng hình dạng với Chúa Kitô - Đấng tự biến mình thành ‘phó tế’ hay tôi tớ của tất cả mọi người.”

Họ là những thừa tác viên được phong chức và là dấu chỉ của Chúa Kitô Tôi Tớ trong lòng Giáo hội. Quả thực, từ Hy Lạp diakonía có nghĩa là phục vụ, và đây là tinh thần xác định chức năng của họ: họ trợ giúp thông qua việc phục vụ Lời Chúa, Phụng vụ và phục vụ những người nghèo nhất và thiệt thòi nhất.

Theo lời ĐTC, “Họ được hiến thánh để phục vụ người nghèo, những người mang trong mình khuôn mặt của Chúa Kitô đau khổ.”
Không phải ai cũng biết rằng các linh mục đã được phong chức phó tế để phục vụ cộng đoàn; thậm chí cũng rất ít người biết rằng các phó tế vĩnh viễn - những người cũng sống theo đặc sủng và ơn gọi phục vụ tha nhân - đã kết hôn và sống ‘ơn gọi của họ trong và với gia đình của họ’. Ngày nay, có hơn 46.000 phó tế vĩnh viễn trên toàn thế giới.

Linh mục Dòng Tên - Frédéric Fornos, Giám đốc của Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của ĐTC (bao gồm Phong trào Thanh thiếu niên Thánh Thể EYM) - nhận định rằng: Chúa Giêsu, trong những giờ cuối cùng với các môn đệ, đã tỏ lộ mình là người tôi tớ của Thiên Chúa cách xuất sắc. Những lời cuối cùng của Người đã trở thành hành động khi Người rửa chân cho các môn đệ, như được ghi lại trong Tin Mừng theo Thánh Gioan. Đó là di chúc của Chúa Giêsu, Đấng được mặc khải là Người tôi tớ đau khổ (xem Is 52,13-53,12). Cả cuộc đời Người là phục vụ: phục vụ những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Đây là cách Chúa Giêsu hiểu về cuộc sống của chính mình, như Thánh Matthêu nói với chúng ta: ‘Con Người không đến để được phục vụ mà để phục vụ và trao ban sự sống của mình làm giá chuộc cho nhiều người’ (Mt 20: 17-28).

Trong Giáo hội, tất cả chúng ta nên hiện thực hóa thái độ phục vụ này. Các phó tế, biểu tượng của Chúa Kitô Tôi Tớ trong Giáo hội, nhắc nhở chúng ta về điều này. Như Đức Phanxicô nói với chúng ta, họ là biểu tượng tăng sinh lực cho toàn Giáo hội. Giáo hội cần họ.

Trong điểm 104 của Tài liệu cuối cùng của Thượng hội đồng giám mục Amazon, ĐTC nói mạnh mẽ, “Ngày nay, mục vụ phó tế cũng phải cổ võ hệ sinh thái toàn vẹn, phát triển con người, việc mục vụ xã hội và phục vụ những người trong tình huống dễ bị tổn thương và nghèo đói; mô phỏng theo Chúa Kitô Tôi Tớ và trở thành một Giáo hội thương xót, nhân hậu, liên đới và phục vụ.

Như lời mời gọi của ĐTC Phanxicô trong video của ĐTC, chúng ta hãy cầu nguyện rằng: Xin cho tất cả các phó tế được “trung thành phục vụ Lời Chúa và người nghèo, để có thể là biểu tượng tăng sinh lực cho toàn Giáo hội.” đời sống hàng ngày. (Osservatore Romano 7.2.2020) (Nguyệt Nguyễn chuyển ngữ từ Aleteia)

KẾT LUẬN bằng kinh nguyện đơn thành của những người được gọi làm vườn nho:
Lúc giờ mười một điểm vừa xong
Chiều đã nghiêng nhạt nắng hồng
Hãy thả hồn bay miền thanh khí
Thánh vịnh đàn ca vút thinh không

Lạy Chúa Kitô, đám thợ này
Được gọi mướn làm buổi sáng nay
Ân huệ vinh quang, lời đã hứa
Dãi dầu mưa nắng, phải đầy tay !

Chúng con vừa được Chúa gọi vào
Công sá đâu còn nghĩ thấp cao !
Chỉ xin giúp sức làm hiện tại
Rồi việc chắc Ngài sẽ thưởng sau.
(Thánh Thi, kinh chiều, thứ Sáu, tuần IV)