1. Liên Hiệp Âu Châu dỡ bỏ lệnh trừng phạt 3 tài phiệt Nga, Mạc Tư Khoa lại phản ứng

Điện Cẩm Linh tuyên bố rằng các doanh nhân Nga bày tỏ quan điểm chống Nga ngõ hầu có thể thoát các biện pháp trừng phạt cá nhân của phương Tây đối với họ, đều là những kẻ phản bội sẵn sàng bán đứng đất nước của họ.

Diễn biến này xảy ra sau khi có thông cáo báo chí chính thức từ Liên Hiệp Âu Châu vào hôm thứ Năm cho biết, Liên Hiệp Âu Châu vừa loại bỏ ba lãnh đạo doanh nghiệp Nga khỏi danh sách trừng phạt mà họ đưa ra nhằm trừng phạt Mạc Tư Khoa vì cuộc chiến ở Ukraine.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với nhiều người khác đã được gia hạn. Khi được yêu cầu bình luận về diễn biến này, phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên rằng khó có khả năng chính Âu Châu có thể giải thích tính logic của quá trình ra quyết định đằng sau các lệnh trừng phạt.

Ông ta nói: “Có những doanh nhân rơi vào quan điểm chống Nga vì cố gắng thoát khỏi lệnh trừng phạt chỉ vì 12 đồng bạc - họ là những kẻ phản bội.”

Cũng có những doanh nhân bảo vệ lợi ích của mình một cách có hệ thống và có phương pháp trước tòa - đây là quyền của bất kỳ doanh nhân nào và chúng tôi tôn trọng điều này.

12 đồng bạc là cụm từ được dùng ở Nga ý nói là chỉ vì tiền. Con số 12 không có ý nghĩa gì nhiều.

2. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh điều trần với Quốc Hội về vụ phi công Nga muốn bắn hạ một chiếc máy bay của không quân Hoàng Gia Anh

Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã cung cấp tất cả thông tin cho Quốc Hội sau một sự việc xảy ra vào năm ngoái liên quan đến một phi công Nga và một máy bay của không quân Hoàng Gia Anh, gọi tắt là RAF.

Ben Wallace cho biết một “phi công Nga liều lĩnh” đã cố gắng bắn hạ một máy bay RAF vào năm 2022.

Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết cựu Bộ trưởng Quốc phòng đã trình bày chi tiết liên quan đến việc khai hỏa chiếc hỏa tiễn.

3. Hàn Quốc bày tỏ 'quan ngại và lấy làm tiếc' về cuộc đàm phán hợp tác quân sự giữa ông Kim và ông Putin

Hàn Quốc đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc và lấy làm tiếc” về cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Ân và Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó dường như tập trung vào việc mở rộng hợp tác quân sự.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lâm Tú Tích (Lim Soo-suk) cho biết:

Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và lấy làm tiếc rằng bất chấp những cảnh báo liên tục từ cộng đồng quốc tế, Triều Tiên và Nga đã thảo luận về các vấn đề hợp tác quân sự, bao gồm cả việc phát triển vệ tinh, trong hội nghị thượng đỉnh của họ.

Bất kỳ sự hợp tác khoa học và công nghệ nào góp phần phát triển vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn, bao gồm cả các hệ thống vệ tinh liên quan đến công nghệ hỏa tiễn đạn đạo, đều đi ngược lại các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc bày tỏ lo ngại rằng ông Kim có thể cung cấp vũ khí và đạn dược cho Nga, quốc gia đã tiêu tốn một lượng lớn vũ khí và đạn dược trong hơn 18 tháng chiến tranh ở Ukraine. Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đã phủ nhận những ý định như vậy.

Hôm thứ Tư, Putin đã đưa ra nhiều gợi ý rằng hợp tác quân sự đã được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo, nhưng tiết lộ ít chi tiết. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tham dự cuộc hội đàm. Điện Cẩm Linh cho biết các cuộc thảo luận nhạy cảm giữa các nước láng giềng là vấn đề riêng tư.

Ông Lâm cho biết phái đoàn của ông Kim tại Nga bao gồm một số người bị hội đồng an ninh trừng phạt vì liên quan đến các hoạt động phát triển vũ khí bất hợp pháp của Triều Tiên, hãng tin AP đưa tin.

Phát ngôn nhân của chính phủ Hán Thành cho biết Mạc Tư Khoa nên nhận ra rằng sẽ có “những tác động rất tiêu cực” đến mối quan hệ của họ với Hán Thành nếu tiếp tục hợp tác quân sự với Bình Nhưỡng.

4. Lukashenko và Putin sẽ nói về 'các vấn đề khu vực' trong cuộc gặp vào thứ Sáu

Theo cơ quan báo chí của ông, Alexander Lukashenko đã rời Belarus vào hôm thứ Năm để có chuyến thăm chính thức Nga.

Các cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến diễn ra vào thứ Sáu và sẽ đề cập đến “chương trình nghị sự quốc tế và các vấn đề khu vực”, cũng như các vấn đề kinh tế như “nỗ lực chung trong việc thay thế nhập khẩu”, Kyiv Independent đưa tin.

Belarus là một trong số ít người bạn còn lại của Nga. Lukashenko đã cho phép Điện Cẩm Linh xâm lược Ukraine từ lãnh thổ của mình vào đầu cuộc chiến, điều này chứng kiến Mạc Tư Khoa thực hiện một nỗ lực thất bại trong việc chiếm Kyiv.

Mạc Tư Khoa cũng đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus, quốc gia mà nước này vẫn giữ quyền kiểm soát và đã đồn trú hàng nghìn binh sĩ Nga ở đó.