1. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám mục Hương Cảng, bày tỏ lo âu vì tình trạng xáo trộn, lẫn lộn trong Giáo hội ngày nay.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo “Hương Cảng Kitô Thời báo” (Hương Cảng Christian Times), số mới xuất bản hôm 27 tháng Tám vừa qua, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cho biết ngài lo âu như vậy, “vì một số truyền thống đích thực của Giáo hội không thể bị thay đổi tùy vì trạng đó”.

Đức Hồng Y Giuse Quân, thuộc Dòng Don Bosco, năm nay 91 tuổi. Trong thời gian qua ngài đã được điều trị ở nhà thương vài tuần lễ và bây giờ phải ngồi xe lăn, cảm thấy bước đi không vững. Vì thế, Đức Hồng Y lấy làm tiếc vì không thể tiếp tục việc mục vụ viếng thăm các nhà tù. Ngài nói: “Nếu tôi đi lại được, tôi sẽ tiếp tục trở lại thăm các tù nhân”, công tác mục vụ Đức Hồng Y vẫn thực hiện từ khi giã từ việc coi sóc Giáo phận Hương Cảng. Đức Hồng Y cho biết có nhiều người bạn cũ đang ở tù, nhất là những người ở tù hơn mười năm rồi, trong đó cũng có nhiều người bị tù từ hơn hai năm gần đây (vì tham gia các vụ phản đối)”. Nhà tù vừa lớn vừa có nhiều cầu thang phải leo. Đức Hồng Y tiếp tục chương trình phục hồi với hy vọng tái sử dụng đôi chân để có thể tự đi lại, nhiều lúc có tiến triển, nhưng cũng có lúc bị thụt lùi.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Giuse Quân bày tỏ lòng quý mến đối với Đức Hồng Y tân cử Stephano Chu Thủ Nhân, Giám mục Hương Cảng, và nói rằng: “Đức Giáo Hoàng đã cho chúng tôi một giám mục khôn ngoan, phải cử động trong một tình trạng khó khăn”.

Ngài nói thêm rằng: “Chúng tôi đang sống trong một thời điểm nhiều căng thẳng. Chúng tôi làm tất cả những gì có thể. Nhưng điều chúng tôi có thể làm được hay không, đó không phải là quan trọng: chúng tôi không phải là những cứu nhân”.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm một trong những thủ đô ô nhiễm nhất thế giới

Theo Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trong khi những suy nghĩ về Mông Cổ có thể gợi lên hình ảnh những dân tộc du mục cưỡi ngựa băng qua những thảo nguyên rộng lớn, thì thủ đô đông dân hơn của đất nước này lại có tiếng xấu là một trong những thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, đặc biệt là vào mùa đông.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến thủ đô Ulanbator của Mông Cổ vào ngày 1 tháng 9, tức là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Sáng thế, một ngày mà Đức Phanxicô đã thành lập vào năm 2015 sau khi công bố thông điệp môi trường mang tính bước ngoặt Laudato Si’.

Như Đức Giáo Hoàng gần đây đã tiết lộ rằng ngài đang viết phần thứ hai của Thông điệp Laudato Si' nhằm giải quyết “các cuộc khủng hoảng môi trường gần đây”, Đức Phanxicô có thể sẽ biến “việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta” thành chủ đề chính trong chuyến tông du Mông Cổ của ngài.

Phẩm chất không khí của thủ đô Mông Cổ trở nên độc hại vào năm 2018 đến mức một cơ quan của Liên Hợp Quốc đã đưa ra một báo cáo coi đây là một “cuộc khủng hoảng sức khỏe trẻ em”. Các phép đo hạt mịn trong không khí có thể hấp thụ từ đường hô hấp vào máu gọi là PM2.5 cho thấy mức này cao gấp 133 lần mức mà Tổ chức Y tế Thế giới coi là an toàn.

Không khí bị ô nhiễm một phần là do các khu định cư bao quanh thành phố ở nơi được gọi là Quận Ger, nơi các gia đình nghèo đốt than thô ở chợ đen cũng như lốp xe, chai nhựa và các chất thải khác trong nhà của họ, được gọi là yurts, để giữ ấm trong mùa đông lạnh giá. Bốn nhà máy than lớn ở Ulanbator cũng làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm.

Theo báo cáo của UNICEF, “Ô nhiễm không khí đã trở thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe trẻ em ở Ulanbator, khiến mọi trẻ em và phụ nữ mang thai đều gặp nguy hiểm”.

Cơ quan Liên Hợp Quốc cũng báo cáo rằng khói bụi của thành phố độc hại đến mức trẻ em Mông Cổ sống ở khu vực Ulanbator bị ô nhiễm nặng có chức năng phổi thấp hơn 40% so với trẻ em sống ở nông thôn. Một nghiên cứu tại một bệnh viện Mông Cổ cho thấy các chất ô nhiễm không khí theo mùa có mối tương quan chặt chẽ với tỷ lệ sảy thai tăng gấp 3.6 lần ở thủ đô. Để đối phó với những hậu quả về sức khỏe cộng đồng, chính phủ Mông Cổ đã cấm tiêu thụ than thô vào năm 2019, nhưng thành phố vẫn đang phải giải quyết hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí đang diễn ra.

Mông Cổ còn nổi bật bởi nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, bao gồm uranium, đồng, vàng và các nguồn dự trữ đất hiếm khác. Nhiều nước ngoài, bao gồm Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc, có liên doanh khai thác mỏ ở Mông Cổ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng có thể nêu bật vấn đề này, như ngài đã làm trong chuyến tông du tới Cộng hòa Dân chủ Congo hồi đầu năm nay, nơi ngài đã gây chú ý bằng cách lên án hành vi bóc lột khai thác mỏ, nói rằng: “Hãy tránh xa châu Phi!”

Theo Tổng thống Hung Gia Lợi Katalyn Novák, người đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican vào ngày 25 tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô được cho là đang có kế hoạch phát hành phiên bản cập nhật mới của Laudato Si’ nhân dịp lễ Thánh Phanxicô Assisi vào ngày 4 tháng 10.

3. Năm điều cần biết về Mông Cổ

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cung cấp 5 điều nên biết về Mông Cổ nhân chuyến viếng thăm nước này của Đức Phanxicô:

Mông Cổ là một trong những quốc gia không giáp biển lớn nhất thế giới, nằm giữa các nước láng giềng lớn hơn và hùng mạnh hơn nhiều là Trung Quốc và Nga. Nơi đây có một trong những cộng đồng Kitô giáo nhỏ nhất trên thế giới - một cộng đồng tuy nhiên vẫn được khích lệ bởi chuyến tông du sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Trước chuyến đi lịch sử của Đức Giáo Hoàng, đây là một số thông tin quan trọng cần biết về Mông Cổ.

1) Mông Cổ chỉ có vài nghìn Kitô hữu.

Về mặt chính thức, Mông Cổ chỉ có 1,300 người Công Giáo, ít hơn 1% trong tổng số 3.3 triệu dân của đất nước. Con số này tuy nhỏ nhưng vào đầu những năm 1990, đất nước này hầu như không có người Công Giáo bản địa. Điều này chủ yếu là do chế độ cộng sản của quốc gia này tồn tại từ những năm 1920 cho đến năm 1990 và đàn áp mọi hình thức tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng.

Các nhà truyền giáo quay trở lại đất nước để bắt đầu xây dựng lại cộng đồng Công Giáo từ đầu sau khi chế độ cộng sản kết thúc, và Vatican đã tái lập quan hệ ngoại giao với đất nước này vào năm 1992. Năm 2003, Nhà thờ Hai Thánh Phêrô và Phaolô được xây dựng; vào năm 2016, vị linh mục gốc bản xứ đầu tiên của thời kỳ hiện đại đã được thụ phong.

Mặc dù có dân số nhỏ nhưng Kitô giáo ở Mông Cổ đã hiện diện từ thế kỷ thứ bảy hoặc thứ tám khi những người thuộc phái Nestoriô (các Kitô hữu Ba Tư với lòng nhiệt thành truyền giáo) lần đầu tiên đến thăm khu vực này. Các nhà truyền giáo Công Giáo dòng Phanxicô đã rao giảng cho người Mông Cổ ngay từ thế kỷ 13.

Theo CIA World Factbook, hơn một nửa dân số được xác định là Phật tử, với người Hồi giáo chiếm 3.2%, Shamanist 2.5%, Kitô giáo 1.3% và khoảng 40% tuyên bố không có tôn giáo.

Phủ doãnTông tòa Ulanbator, một khu vực truyền giáo không có đủ người Công Giáo để thành lập một giáo phận, có thẩm quyền đối với toàn bộ Mông Cổ. Nó được lãnh đạo bởi Đức Hồng Y Giorgio Marengo, 49 tuổi, ngài là phủ doãn tông tòa và là vị Hồng Y trẻ nhất thế giới. Ngài được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tặng chiếc mũ đỏ vào tháng 8 năm 2022.

2) Nhìn chung không có nhiều người: Mông Cổ là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế giới.

Ba triệu người nghe có vẻ nhiều, nhưng đối với một đất nước rộng lớn như Mông Cổ thì không phải vậy. Mật độ dân số chỉ hai người trên mỗi km vuông khiến nơi đây trở thành nơi vắng vẻ nhất thế giới. Phần lớn Mông Cổ bao gồm môi trường thảo nguyên khô cằn và trống trải, nơi chăn thả gia súc và dân cư chủ yếu du mục rất thưa thớt. Mặc dù vậy, thủ đô Ulanbator là nơi sinh sống của khoảng một nửa dân số cả nước và là một thành phố tương đối lớn và đông đúc với 1.6 triệu người.

3) Thời tiết tháng 9 ở Ulanbator nhìn chung dễ chịu, nhưng Mông Cổ lại nổi tiếng với khí hậu khắc nghiệt.

Nằm trên cao nguyên, nhiệt độ cao trung bình ở Ulanbator vào tháng 9 là 66 độ F (19 độ C), trong khi nhiệt độ thấp nhất là 36 F (2 C). Tuy nhiên, nhìn chung, Ulanbator là thủ đô lạnh nhất trên trái đất. Cả nước có khí hậu nhiều gió, lạnh, khô và dễ thay đổi, ngày càng trở nên khắc nghiệt và khó dự đoán hơn khi khí hậu hoàn cầu thay đổi, buộc ngày càng nhiều người phải di cư đến thủ đô ngày càng đông đúc để tìm kiếm sinh kế.

4) Theo hầu hết các thước đo, Mông Cổ không hoạt động tốt.

Phần lớn cư dân của đất nước sống bằng nghề chăn nuôi du mục, một nghề mà như đã đề cập trên đây, ngày càng trở nên khó khăn. Một phần là do khí hậu thay đổi nhưng cũng do sự tàn phá các vùng đất chăn thả do sự gia tăng chăn nuôi dê để lấy len cashmere ở những khu vực trước đây dành riêng cho chăn nuôi gia súc.

Tình trạng quá đông đúc ở thủ đô, cũng như những khó khăn khác như mức độ ô nhiễm cao, đã dẫn đến sự gia tăng nghèo đói, nghiện rượu và lạm dụng gia đình ở nhiều người chăn nuôi trước đây. Các Kitô hữu đôi khi bị nghi ngờ, và Mông Cổ đã phải đối mặt với sự gia tăng các hệ tư tưởng bài ngoại trong công dân của mình đối với những người đến từ nước láng giềng lớn hơn của họ là Trung Quốc.

5) Lịch trình chuyến thăm đầy đủ của Đức Giáo Hoàng.

Trong số các hoạt động khác, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ có chuyến thăm xã giao với Tổng thống Ukhnaagiin Khürelsükh, gặp gỡ ngắn gọn Chủ tịch Quốc hội Khural, tức Quốc hội Mông Cổ, và thăm Thủ tướng Oyun-Erdene Luvsannamsrai. Ngài cũng sẽ gặp gỡ các giám mục, linh mục, nhà truyền giáo, tu sĩ và nhân viên mục vụ tại Nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô, tòa của phủ doãn tông tòa Ulanbator.