Mọi người có nên nắm tay nhau hoặc đưa tay lên trời trong “Kinh Lạy Cha” không?

Ủy ban phụng tự của Hội đồng Giám mục Công giáo Phi Luật Tân, gọi tắt là CBCP, đã minh địng rằng “cả hai cử chỉ đều được chấp nhận về mặt phụng vụ” để đi kèm với lời cầu nguyện trong Thánh lễ.

“Do đó, chúng ta được khuyến khích thể hiện sự tôn trọng chân thành dành cho nhau trong cử chỉ mà chúng ta thể hiện trong buổi cầu nguyện,” Đức Tổng Giám mục Victor Bendico, chủ tịch Ủy ban Phụng tự của CBCP, cho biết trong một thông báo được công bố hôm thứ Sáu.

Ngài nhắc lại tuyên bố trước đây của CBCP rằng Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma “không cấm cũng không quy định” việc giơ tay hoặc nắm tay nhau khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ.

Và vì Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma “im lặng” về vấn đề này, nên việc cấm hoặc quy định phải như thế đều đi ngược lại Chỉ thị

Đức Cha Bendico, người cũng là tổng giám mục của Capiz cho biết: “Các tín hữu có thể đọc hoặc hát kinh Lạy Cha đi kèm với một cử chỉ có thể giúp họ cảm nghiệm và thể hiện mình là con cái của Chúa một cách tốt nhất.”

“Đối với nhiều tín hữu, khi giơ tay theo tư thế orans, họ có thể bày tỏ tình con thảo và lòng tôn kính chứa đựng trong lời cầu nguyện.”

Ngài nói thêm: “Không có gì trong Kinh thánh cũng như trong truyền thống thờ phượng của Kitô giáo cấm họ làm như vậy.

Vấn đề về cử chỉ thích hợp trong Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ nằm trong số các mục được nêu trong chương trình nghị sự được thảo luận trong phiên họp khoáng đại của CBCP, diễn ra tại Giáo phận Kalibo vào cuối tuần qua.

Trong một tuyên bố riêng, Đức Hồng Y Jose Advincula của Manila đồng tình với tuyên bố của Ủy ban Phụng tự.

Đức Hồng Y Advincula nói: “Chúng ta hãy tôn trọng quyết định của các tín hữu về các cử chỉ mà họ thực hiện, dù là giơ tay lên, chắp tay hay nắm tay nhau.”

“Điều này nên được thực hiện phù hợp với bản chất của lời cầu nguyện và tôn trọng những người khác hiện diện trong buổi cử hành,” ngài nói.

Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh rằng Kinh Lạy Cha “không chỉ là một công thức cầu nguyện mà là một chương trình của đời sống Kitô hữu được thiết lập trên Tin Mừng mà Chúa Giêsu đã loan báo, đã sống và đã chết cho.”

“Do đó, điều này đòi hỏi chúng ta phải hoán cải đời sống vốn lấy thánh ý Chúa Cha làm nền tảng cho cuộc đời chúng ta. Thành quả của điều này là tình yêu của chúng ta dành cho anh chị em của mình,” ngài nói.


Source:CBCP