Nữ Phó Tế?

Tiến trình của Thương Hội Đồng và vấn đề truyền chức Phó tế cho Nữ giới.

(Phyllis Zagano – La Croix)

Ngày 20 tháng 6 năm 2023, Tòa Thánh đã công bố Bộ Tài liệu làm việc của Thượng hội đồng về tính đồng nghị. Tài liệu được Đức Hồng Y Mario Grech, tổng thư ký của Tổng Thư ký Thượng Hội đồng, mô tả là “thành quả của nhiều học hỏi của nhiều Giáo hội địa phương, một hành trình mà tất cả chúng ta đã học hỏi bằng cách cùng nhau bước đi và tự vấn về ý nghĩa của kinh nghiệm này”, nó sẽ hướng dẫn cuộc họp đầu tiên trong hai cuộc họp thượng hội đồng vào tháng 10 năm 2023. Tài liệu làm việc, và toàn bộ tiến trình của Thượng hội đồng cho đến nay, nói gì về phụ nữ trong Giáo hội và khả năng phụ nữ được phong chức phó tế?

Thừa tác vụ phó tế và tính đồng nghị

Trong thời Trung cổ, chức phó tế ngày càng trở thành nghi lễ, và đến thế kỷ 12, chức phó tế chủ yếu là một bước trên con đường dẫn đến chức linh mục. Nó trùng hợp, các công việc từ thiện của Giáo hội đã giảm dần, ngay cả khi nhu cầu bác ái từ thiện tăng lên.

Với các mức độ khác nhau về hình thức, nhiều người nam nữ đã đáp ứng những nhu cầu này, với tư cách là người lãnh đạo, tu sĩ, ẩn sĩ, tập sinh, sinh viên đại học và học sinh... Các thế kỷ tiếp theo đó đã nhận được nhiều phản hồi hơn, nhưng những lời kêu gọi khôi phục chức phó tế như một ơn gọi lâu dài đã không nhận được sự ủng hộ tại Công đồng Trentino. Trong khi đó, sự đổi mới của đời sống tu sĩ hoạt động (trái ngược với đời đan tu) bắt đầu phát triển. Các tu sĩ nam nữ đảm trách các công việc bác ái mà các thừa tác vụ phó tế thường gánh vác, lời Chúa và bác ái, đặc biệt lo cho những người bên lề xã hội.

Ngày nay, rất ít người trong số 1,3 tỷ người Công Giáo trên thế giới biết tới "tính đồng nghị" nghĩa là gì. Tuy nhiên, việc thành lập các dòng tu và tu hội tông đồ có thể đưa ra lời giải thích rõ ràng nhất về “tính đồng nghị”. Để đáp ứng nhu cầu mục vụ của Giáo hội, người sáng lập đã triệu tập một nhóm nhỏ nam hoặc nữ để nghiên cứu các nhu cầu địa phương của cư dân trong khu vực, chẳng hạn như giáo dục, giáo lý, nhu cầu xã hội, hoặc tất cả những điều này... Họ đã cầu nguyện, thảo luận và biện phân cách tốt nhất để sống sứ điệp Tin Mừng vào thời gian và không gian của họ.

Đó chính là tiến trình mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi toàn thể Giáo hội bắt đầu vào ngày 17 tháng 10 năm 2021. Đến tháng 8 năm 2022, 112 (trong số 114 đề mục) hội đồng giám mục các quốc gia đã gửi thành quả của các cuộc thảo luận công nghị về Rôma. Vào cuối tháng 9, một nhóm đa ngôn ngữ gồm 26 thành viên đã xem xét những vấn đề này cùng với các báo cáo từ các văn phòng, USG và UISG (tổ chức của các bề trên thượng cấp của các dòng tu và tu hội nam nữ), tham khảo ý kiến của các hiệp hội giáo dân do Bộ phụ trách tập hợp. Giáo dân và "Thượng hội đồng kỹ thuật số" để đúc kết tập Tài liệu trong Giai đoạn Lục địa. Được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha vào cuối tháng 10 năm 2022, Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa đã tổng hợp những câu trả lời của bảy hội đồng châu lục trong bộ “Tài Liệu Làm việc” (Instrumentum Laboris).

Công trình công phu này đã trình làng những gì? Ngay từ đầu, rõ ràng là dân Chúa coi chủ nghĩa giáo quyền là một trở ngại lớn cho sự hiệp hành, truyền giáo và tham gia vào đời sống và công việc của Giáo hội. Các báo cáo của các giáo phận, khu vực, quốc gia và lục địa đề cập đến chủ nghĩa giáo quyền dưới hình thức này hay hình thức khác, thường trích dẫn tai họa lạm dụng tình dục của giáo sĩ và phản ứng không thỏa đáng của giáo hội ở tất cả các cấp như một lý do gây ra sự chán nản và hoài nghi nói chung trong tiến trình công nghị và cho chính Giáo hội.

Các chủ đề khác bao gồm tính minh bạch trong tất cả các vấn đề của Giáo hội, việc đào tạo hàng giáo phẩm và mục vụ giáo dân. Việc đưa phụ nữ vào các cấp lãnh đạo của Giáo hội, đặc biệt là những người cần được phong chức, đã và đang là một điểm thảo luận. Đáp lại, Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa đã đề cập đến phụ nữ trong chức phó tế, nhưng không đề cập đến việc phong chức linh mục cho nữ giới.