Mau Mau Đi Tryền Giáo


Xin mượn chuyện ‘Đức Maria viếng thăm bà Elisabeth’ (Lc 1, 29-56) viết bài. Ý nghĩa của đầu bài

Trong bản văn ghi ‘vội vã’ (c. 29) là bỏ dở công việc nhà đi thăm bà Elisabeth, ở lại ‘3 tháng’ là ‘Truyền giáo’ (c. 56). Chúng tôi dùng điệp ngữ ‘mau mau’ có nghĩa ‘gấp, lập tức, cần thiết’

Vì ‘Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt’ (Mt 1, 37)

Tình hình bách hại hiện nay, theo quan sát nhân quyền thì 3 nơi đang tìm cách triệt hạ Công Giáo.

- Cộng sản Trung Quốc phản bác thỏa ước Trung Quốc-Vatican, Giáo Hội Công Giáo đối mặt với nhiều hình thức đàn áp, cấm đoán giáo dân tham dự nghi lễ phụng tự. Giáo Hội Tự Trị của chính quyền ra mặt hống hách khắp nơi. Ngày 14.2.22, bản cáo trạng tại HK, 63 trang, tố cáo Trung Quốc vi phạm nhân quyền và tôn giáo.

-Đầu 2022, tại Kiev, IRF (Tự Do Tôn Giáo) cho biết từ ngày chiếm đánh Ukraine, Nga đã áp dụng triệt phá 500 trụ sở phụng thờ, địa điểm các tôn giáo, nhắm vào giáo sỹ, tăng gấp đôi. Quân Nga gia tăng bạo lực phá huỷ mọi nơi.

-Tại Yemen chính quyền độc tài bắt giữ nhiều linh mục nữ tu. Họ trở thành ‘tử đạo’ bênh vực quyền lợi Giáo Hội La Mã. Là nhân chứng đức tin sống động, hạt giống hòa bình-giải giữa các dân tộc cho thế giới nhân quyền bình đẳng. Vùng đất thiệt hại kém phát triển nhất thế giới.

Theo Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tề Hoa Kỳ (USCIRRF) thì tình hình các tôn giáo ngày càng tồi tệ. Năm 2022, các quốc gia trong danh sách cần quan tâm (CPC) : Afganistan, Trung Quốc, Cuba, Nicaragua, Nga, Myanmar, Eritrea, Cộng Hòa Trung Phi, Bắc Hàn, Nicaragua, Iran, Pakistan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Sri Lanka, Iraq, Malaysia, VN (Vietcatholic.net 10.5.2023)

Tron danh sách, VN rõ nét nhất Lm Giuse Trần Ngọc Thanh OP, 41 tuổi, bị giết ở Kontum, 29.1.1922 (Tđd, 20.2,22; ns DĐGD, 244, 3, 22, tr.8)

Chính Chúa Giêsu ao ước anh em dược sai đi…(x.Mc 6, 6) là muối… (x. 5,13-15), phải sống chân chính…bố thí…tin tưởng… cầu nguyện (x. Mt 6, 1; 5; 16) tiên báo bị bách hại (x. Mt 5,10) và hứa phần thưởng lớn lao (x. Mt 5, 12) truyền gíao của Chúa Giêsu, nói trong Phúc m

Hội Đồng Giám Mục VN họp kỳ I, 17-21. 4. 2023, tại trung tâm mục vụ GpVinh, bàn về 10 vấn đề. Có bàn thảo về truyền giáo, số 2 (tự sắc Vos Estis Lux Mundi. Con là Ánh Sáng và Muôn Dân của ĐGH Phanxico) và số 3. Kỳ II, sẽ họp 25-29.9.23 (ns DĐGD, 295, tr. 75)

ĐGH Phanxico Trong kinh Truyền Tin, 22.1. 2023, ngày Chúa Nhật Lời Chúa. ĐGH Phanxicô dựa vào Tin Mừng : Các anh hãy theo tôi (c. 19), tôi sẽ làm cho các anh những kẻ lưới người như lưới cá. Lập tức, hai ông (Simon Phêrô và Anrê) bỏ chài mà theo Ngài (c, 20) (Mt 4, 12-23) thuật lại lời kêu gọi các môn đệ đầu tiên. Thiên Chúa đã đặt hạt giống đức tin nơi họ (x. Ga 1, 35-39). Chúa luôn gần, tìm kiếm chúng ta sống, mở rộng đó nhận lời mời gọi. Chúng ta cần có sớm muộn quyết định bỏ mọi sự để theo Chúa. Dấn thân là bỏ lại sau lưng, hay giữ lại, đi vào phiêu lưu nguy hiểm, đe dọa. Chấp nhận có rủi ro trong cuộc sống đức tin. (Vietcatholic 22. 1.2023)

Lần khác, trong kinh Truyền Tin, 19.4.2023, tiếp tục bài Giáo Lý về “Đam Mê Truyền Giáo’’, nói : chúng ta hãy nhớ đến các Thánh Tử Đạo (truyền giao) là anh hùng, bông hoa trong vườn nho của Chúa. Họ sống trong chiến tranh bị lãng quên, như Yemen bao nhiêu nữ tu đã hy sinh cả mạng sống cho mọi người. Lối tiếp nhau, lớp lớp đừng quên nhiệm vụ quan trọng và cao qúi này. Cầu nguyện tiếp tục cho sứ vụ truyền giáo ngày nay (Vietcatholic.net 21.2. 23)

Xin kể lại gương truyền giáo của Thày Giảng thời bách đạo.

Năm 1630, vì nhu cầu, các Thừa Sai bị hiểu lầm, thiếu người, được Chúa Thánh Thần soi sáng, Hai Thày Giảng, trụ sở đầu ở Hội An, do các Cha Thừa Sai tuyển chọn trong giáo dân, độc thân, nhiệt thành, thông thạo kinh bổn. Mới đầu, các Cha gọi họ bằng tên thánh. Rải rác các nơi, có thày Anrê (ở Phú Yên, tử đạo đầu tiên, 1644). Thày Phanxico được chọn làm bề trên, thày Inhaxio và Vincentê (Hội An), Mathêu, Augustino và Alexi (Hải Phố, Nước Mặn, Qui Nhơn), Antôn, Martino (Bố Chánh, Thanh Hóa) …các thày chia nhau thăm các giáo đoàn. Được giáo dân đón tiếp, cất nhà nguyện, có khi dùng nhà mình, kêu gọi dân chúng đến học đạo, giáo lý, dự lễ. Kết quả thật mừng :

Năm 1650, lễ thánh Inhaxio, 31.7, tại nhà thờ Hội An, Hải Phố, có 3 thày Giảng gia nhập Hội, trong đó có thày Augustino và 10 người được Cha Buzomi rửa tội. Từ đây, Thày Augustino theo Cha Buzomi đi truyền giáo. (Bùi Đức Sinh. Giáo Hội Công Giáo. Q1+2, tr. 110)

Năm 1658, Trịnh Tạc đuổi các Thừa Sai về Macao. Giáo dân nhiệt thành vây quanh các thày Giảng, tập trung tín hữu đọc kinh trong đêm, xưng tội, lén lút gặp các Cha, xin rửa tội. (sđd, tr. 206)

Thày Martino, ở Thanh Hóa, có 3 tháng, rửa tội được 3 ngàn (sđd, tr.52)

Tháng 3.1629, Cha Đắc Lộ bị trục xuất khỏi Nghệ An, mọi việc trao lại cho thày Phanxico, Anrê và Luca. Các thày Giảng có sáng kiến lập ‘‘Nhà Đức Chúa Trời’’, còn gọi là ‘‘nhà Thày’’ gồm thanh niên, trong xứ, phụ giúp các Thày Giảng trông coi xứ đạo.

Tháng 12. 1640, Cha Đắc Lộ trở lại Phú Yên. Sử ghi lại : Họ khao khát Lời Chúa và ơn thánh Bí Tích từ lâu mà không được lãnh nhận. Suốt ngày cha bận giải tội, quên ăn quên ngủ, lo cho tân tòng, ngồi tòa giải tội, thăm gia đình. Lúc bấy giờ có 70 thày Giảng. Làm những gì mà các Cha không làm được. Nhiều họ đạo mới lập. (sđd. tr 163)

Nhiểu hình ảnh khắc sâu trong tâm trí chúng ta về một số vị nhân chứng trong muôn vàn Vị say mê truyền giáo

Các phụ nữ vần tảng đá trước mồ Thánh (x. Mt 27, 66)

Có thể nói các phụ nữ này là các nhà truyền giáo đầu tiên trong Giáo Hội. Nhờ các bà loan Chúa đã sống lại thật. Điểm căn bản giáo lý Công Giáo. Cái chết của Chúa Giêsu trước mặt mọi ngưởi là thất bại, kết thúc thảm đạm đau thương. Sự ngã lòng buồn chán của các Tông Đồ làm u ám tích tụ trong mọi người. Thánh Giá và tảng đá là niềm hy vọng cuối cùng. Các bà đã lăn ra và loan báo cho mọi người về Chúa Sống lại. Công đầu của các bà thật lớn lao và giá trị cao. (Vietcatholic 5.4.2023)

Hai Tông Đồ Trên Đường Emmau

-Trên đường đi Emmau. Họ theo Chúa lên Núi Sọ. Đến Phục Sinh thì họ bỏ Chúa tách khỏi nhóm 11. Họ buồn chán, thất vọng, vì Đấng Cứu Chuộc họ tin tưởng thất bại. Họ trách “người khách lạ” đến gần cùng đi, “ông” là người không biết, chuyện xẩy ra đã 3 ngày. Họ không nhìn ra chính người khách chính là Chúa Phục Sinh (Vietcatholic 15.3.2023)

-Dừng chân, vào quán trọ ngồi vào bàn ăn. Hai môn đệ cố giữ khách lạ “vì lòng chúng ta đã chúng ta đã chẳng bùng cháy lên cao”. Trong bàn, người khách lạ là “chủ tiệc”. Qua cử chỉ bẻ bánh các môn đệ nhận ra người khách chính là Chúa Phục Sinh. (Vietcatholic 15.3.2023)

-Lại lên đường trở về cộng doàn đức tin cũ, nơi họ đã bỏ đi. Nhờ ơn Thánh Linh, cộng đoàn nuôi hy vọng, cùng đi rao giảng Tin Mừng

3)Thánh Phaolô nhiệt thành (Gl 4, 17) sau khi ngã ngựa, sai hướng, xác minh: Nhiệt thành truyền giáo là không trễ nải. Lấy lại tinh thần phục vụ anh em (Rm 12, 11). Đức tin anh em hệ tại quyền năng Thiên Chúa (x, 1Cr 2, 4-5). (Vietcatholic 12.4.2023)

4) Các vị Tử Đạo thuộc mọi thời không sợ chết, can đảm tuyên xưng đức tin là truyền giáo. (Vietcatholic 19.4.2023)

5)Công Đồng Vatican II nhấn mạnh: Bổn phận hàng dầu “Di Truyền Giáo”. Sau khi Phục Sinh Chúa sai các Tông Đồ vào thế gian. Ban cho các Ông quyền năng Chúa Thánh Thần. Bản chất ơn gọi Kitô hữu là làm Tông Đồ. (Vietcatholic 15.3.2023)

6)Thánh Phanxico Xaviê, Dòng Tên, bỏ gia tài giàu sang qua truyền giáo tại Á Châu và bỏ mình tại đây vì đoàn chiên.

Thánh Anrê Kim TeGon, là vị Thánh Tử Đạo đầu tiên của Đại Hàn, được phong thánh 1984 cùng với 111 Vị khác. Thời bách hại khốc liệt…Cha đã nhiệt thành đến nhà kín đáo bí mật loan báo Tin Mừng. Cha đã theo tín hiệu riêng (báo trước, ghi trên trang phục hay trên tay). Nguy hiểm nếu bị phát giác. Khi còn là chủng sinh Anrê Kim lén lút đưa linh mục truyền giáo vào nướ. Có lần Kim ngã gục vì đói. Bỗng có tiếng “Chỗi Dậy, Bước Đi” (Vietcatholic 24.5.2023)

Đc François Pallu (1626-1684) và Đc Lambert de la Motte (1624-1679) là hai giám mục đại diện cho các nhà truyền giáo vào VN. Nối tiếp, nhiều Vị đã quên mình bỏ quê hương cho cánh đồng lúa vàng rụng hạt. Ngoài làm tròn bổn phận rao giảng Lời Chúa, các ngài thành lập cộng đoàn, chương trình đào tạo đội ngũ hàng giáo sỹ địa phương của cha Alexandre de Rhodes bỏ dở để lại (Vietcatholic 5.4.2023)

9)Thánh Têrêxa Hài Đồng là bổn mạng các xứ truyền giáo. Chưa bao giờ bước ra khỏi tu viện Cát Minh. Nhưng ý chí truyền giáo mãnh liệt sâu xa. Thánh là bổn mạng các xứ truyền giáo xa xôi, có VN. Têrêxa nhận nhiều gai hơn hoa. Mà luôn mưa ngập hoa hồng ơn lành xuống trần gian, khắp cánh đồng truyền giáo. (Vietcatholic 31.5.2023)

10) Thánh Mateo Ricci, người Ý, (? -1610) mẫu gương tuyệt vời truyền giáo bên Trung quốc. Ngài luôn theo ‘đối thoại, tình bạn, áp dụng kiến thức khoa học’ khi gặp gỡ giáo dân ở Trung Quốc. Cha còn làm chứng đời tu mình nữa. Cha áp dụng tinh thần ‘Ở lại để phục vụ’ của Thánh Phaolô (x. Pl 1, 22-24). (Vietcatholic 31.5.2023)

Cuối bài xin trích đọc thơ Phục Vụ Truyền Giáo của Lm Cung Chi. Xin cho say mê truyền giáo, như ước nguyện.

-…’Đời là phục vụ cho người tha nhân

‘Càng phục vụ càng thấm nhuần

‘Giúp người là cõi hân hoan vô bờ’(theo Tagore)

Cao qúi thay ý thơ ‘phục vụ’

Vì chức Thày Tế phụ xưa nay

Vẫn hàm trong nghĩa đen này

“Không mong người giúp chỉ say giúp người

Lạy Chúa Tể trên trời dưới đất

Cho chúng con tin thật điều này

(Cách riêng cho qúi hai Thày: Thạch, Nha)

“Chúa đang phục vụ hàng ngày chúng con

Cho chúng con, dốc lòng bắt chước

Gương Chúa xưa như đuốc soi đường

Để việc phụ vụ yêu thương

Nên như men muối ướp giòng thời gian

(Phục vụ, 1998)