61. DÙNG TIỀN

Một thợ mộc lão luyện, làm việc rất cần mẫn, mỗi tháng có thể kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng cuộc sống của ông ta thì rất tiết kiệm, ăn uống rất đơn giản, mặc thì rất giản dị, từ trước đến nay không lãng phí tiền vô ích.

Một người hàng xóm nhịn không được bèn hỏi:

- “Mỗi ngày ông kiếm được rất nhiều tiền. Ông dùng vào việc gì?”

Người thợ mộc trả lời:

- “Một số thì trả nợ, còn lại thì đầu tư, hy vọng kiếm được chút lợi tức.”

Người hàng xóm lại nói:

- “Tôi không tin, nhất định ông đang nói đùa, tôi biết ông bình thường không mắc nợ ai và ông cũng không có đầu tư gì cả.”

- “Trên thực tế thì quả đúng như vậy.” Người thợ mộc nói tiếp: “Để tôi giải thích cho ông nghe, từ khi tôi sinh ra cho đến nay, tất cả số tiền mà cha mẹ tôi bỏ ra cho tôi, tôi đều tính nó vào số nợ phải trả. Mà đối với tiền học phí và tiền nuôi dưỡng các con cái thì tôi cho rằng đó là số tiền đầu tư, khi về già thì ngay cả tiền vốn cũng đều thu lại. Chính là vì cha mẹ tôi không có tiết kiệm để nuôi dạy tôi, cho nên tôi hy vọng bỏ ra càng nhiều tiền để nuôi dạy con cái của tôi. Bởi vì tôi rất muốn báo đáp ơn dưỡng dục của cha mẹ tôi, cho nên cũng hy vọng khi tôi già đi không thể duy trì cuộc sống, thì con cái tôi cũng sẽ đối đãi với tôi như thế.”

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 61:

Chỉ có những kẻ ngu đần mới không hiểu sự tiết kiệm.

Tiết kiệm sẽ luôn đi với tiết chế, và tiết kiệm hay tiết chế không phải là keo kiết, nhưng là biết tiết chế ham muốn của mình: ham muốn mua sắm, ham muốn ăn ngon mặc đẹp, ham muốn tiêu xài phung phí...

Tiết kiệm và tiết chế là một đức tính, nó làm cho tâm hồn của chúng ta thành thơi và không lệ thuộc áp lực về vật chất.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info