Antiôkia cổ đại là một điểm đến hành hương tôn giáo được ưa chuộng nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố này trong những cái nôi sớm nhất của Kitô Giáo và là thủ đô nổi tiếng của Đế chế Rôma. Tiếc thay, Antiôkia ngày nay, thường được gọi là Antakya, là “một trong những thành phố bị tàn phá nặng nề nhất bởi những trận động đất gần đây đã giết chết hàng chục nghìn người ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Được xây dựng vào khoảng năm 300 trước Chúa Giáng Sinh ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, thành phố này từng được mệnh danh là Rôma của phương Đông. Trên thực tế, truyền thống cho rằng chính Thánh Phêrô là giám mục của Antiôkia nhiều năm trước khi trở thành giám mục tiên khởi của Rôma. Ngài đã ở Antiôkia đến bảy năm.

Chương 11 của Sách Công vụ Tông đồ nói rằng Antiôkia là thành phố mà lần đầu tiên các môn đệ của Chúa Giêsu được gọi là “Kitô hữu”. Truyền thống đã tôn Thánh Phêrô là người sáng lập Giáo hội Antiôkia, theo lời tường thuật của Sách Công vụ, không chỉ kể về việc hai thánh Tông đồ Phêrô và Bácnaba đã đến thành phố Thổ Nhĩ Kỳ này, mà còn về lời rao giảng của các ngài.

Truyền thống cho rằng tại Knisset Mar Semaan Kefa, trong tiếng Aramaic, có nghĩa là “Hang động của Thánh Phêrô”, Thánh Phêrô đã cử hành Bí tích Thánh Thể cho cộng đồng này. Đây có thể là nơi thờ phượng đầu tiên của Giáo Hội Antiôkia cổ đại.

Mặc dù thành phố đã sống sót sau một số trận động đất trong quá khứ, nhưng trận động đất mới nhất thì khác. Theo một bài báo của Gamze Yilmazel, “Các phương tiện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, đang tuần tra để gìn giữ hòa bình, đã lăn bánh qua toàn bộ những con phố chỉ còn là đống đổ nát. Các thi thể vẫn được cho là đang thối rữa dưới đống đổ nát”.

Yilmazel khẳng định trận động đất tấn công đất nước vào ngày 6 tháng 2 và các dư chấn của nó “đã quét sạch các di tích tôn giáo và di sản thế giới trong thành phố. Các di tích lịch sử trên khắp khu vực đã bị ảnh hưởng”.

Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Quỹ Di tích Thế giới, Bénédicte de Montlaur, nói với NPR rằng “các trận động đất đã làm hư hại các công trình kiến trúc trải dài hàng thế kỷ và nhiều nền văn hóa, từ pháo đài Rôma đến nhà thờ Hồi giáo lịch sử đến nhà thờ linh thiêng của Kitô Giáo. Chúng ta không nghi ngờ gì về điều đó. Di sản bị mất trong những sự kiện bi thảm này sẽ mất nhiều năm để sửa chữa và chúng ta sẽ cần một sự huy động quốc tế lớn để hỗ trợ những nỗ lực của địa phương.”
Source:Aleteia