1. Linh mục Nigeria: Chính phủ liên bang đã từ chối giúp đỡ liên quan đến các vụ bắt cóc, giết người

Chính phủ Nigeria có mọi thứ cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công đang diễn ra nhằm vào các tín hữu Kitô giáo, nhưng họ đã từ chối giúp đỡ, một linh mục Công Giáo ở quốc gia Tây Phi cho biết.

Tình hình ở Nigeria đã khiến nhiều người tin rằng những gì đang xảy ra là “chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ”, Cha Patrick Alumuku, giám đốc truyền thông của Tổng giáo phận Abuja, nói với ACI Africa tại Đại hội Công Giáo Liên Phi về Thần học, Xã hội và Mục vụ Life, được tổ chức tại Nairobi từ ngày 19 đến 22 tháng Bảy.

Ngài nói rằng Giáo hội ở Nigeria không có khả năng bảo vệ người dân, bao gồm cả các linh mục từng là nạn nhân của các vụ bắt cóc và giết người, và chính phủ có vai trò trao quyền cho các nhân viên an ninh trong nước để bảo vệ những thường dân vô tội.

“Giáo hội mong muốn bảo vệ nhân sự của chính mình. Nhưng liệu Giáo hội có đủ năng lực để bảo vệ con người không? Giáo hội có quân đội không? Giáo Hội có cảnh sát không? “ vị linh mục người Nigeria nói thêm, “Chính phủ lẽ ra phải cung cấp cho cảnh sát bất cứ thứ gì cần thiết, đạn dược, hậu cần để có thể giải quyết việc này; nhưng có vẻ như chính phủ không quan tâm đến việc giải quyết những thách thức này “.

Ngài nói tiếp rằng, “Chính phủ tỏ ra bất lực. Trên thực tế, có những người cảm thấy rằng đây là chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ”.

Vị linh mục của Giáo phận Makurdi, người được thụ phong vào năm 1981, cho biết ngài cảm thấy bối rối khi không có hành vi tàn bạo nào đối với các tín hữu Kitô ở Nigeria đã được giải quyết tại tòa án.

“Trong số tất cả những trường hợp các linh mục bị sát hại, thậm chí không có một người nào bị bắt. Trong số tất cả các linh mục đã bị bắt cóc, thậm chí không có một người nào bị bắt. Trong số tất cả các nhà thờ bị cháy hoặc bom phát nổ, không một người nào bị bắt, bị đưa ra tòa, bị xét xử và bị kết tội,” Cha Alumuku nói.

Cha Alumuku nói rằng các nhà thờ ở Nigeria đã áp dụng các biện pháp để bảo vệ người dân của họ, bao gồm việc lắp đặt các chốt kiểm tra an ninh ở các lối ra vào để ngăn cản quân nổi dậy.

“Giáo hội đã làm những gì nên làm. Vào Chúa Nhật, thường có các cuộc khám xét an ninh nghiêm ngặt đối với những người cố gắng vào nhà thờ,” ngài nói với ACI Africa ngày 20/7.
Source:Catholic News Agency

2. Các nhà lãnh đạo Đức 'ngạc nhiên' về cảnh báo mới nhất của Tòa thánh liên quan đến Tiến Trình Công Nghị

Cảnh báo mới nhất của Tòa Thánh về nguy cơ bùng phát một cuộc ly giáo mới từ Đức phát sinh từ “Tiến Trình Công Nghị” đã bị các nhà tổ chức bác bỏ. Họ cho rằng họ “kinh ngạc”, và cáo buộc Rôma không hoạt động như một Giáo hội đồng nghị.

Tuy nhiên, ít nhất một giám mục người Đức và một nhóm cải cách đã hoan nghênh sự can thiệp mới từ Vatican, CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA đưa tin.

Sau tuyên bố của Tòa Thánh hôm thứ Năm, các chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức và Ủy ban Trung ương của những người Công Giáo Đức (ZdK) cho biết họ rất sửng sốt trước sự can thiệp này.

“Theo sự hiểu biết của chúng tôi, một Giáo hội đồng nghị là một cái gì đó khác!” Giám mục Georg Bätzing của Limburg và Irme Stetter-Karp đã tuyên bố đáp lại sự can thiệp của Vatican. “Điều này cũng áp dụng cho thông báo đưa ra ngày hôm nay, đó là một nguồn gây ngạc nhiên cho chúng tôi.”

Họ nói thêm, “Đó không phải là một ví dụ điển hình về giao tiếp trong Giáo hội, khi các tuyên bố được công bố mà không có chữ ký tên.”

Trong khi đó, một giám mục người Đức, là Đức Cha Bertram Meier của Augsburg, hoan nghênh tuyên bố từ Rôma, và nói rằng mối quan tâm về sự thống nhất rõ ràng là “mạnh mẽ”. Các nhà tổ chức “Tiến Trình Công Nghị” cáo buộc Vatican thiếu thiện chí giao tiếp: “Thật không may, cho đến nay Ủy ban Thượng hội đồng đã không được mời tham gia một cuộc thảo luận với các cơ quan của Vatican.”

Trong tuyên bố hôm thứ Năm, Tòa Thánh cho biết: “Tiến Trình Công Nghị ở Đức không có quyền buộc các giám mục và tín hữu áp dụng các hình thức quản trị mới và các định hướng mới về giáo lý và luân lý.”

Công hàm của Vatican cho biết dường như “cần phải làm rõ” điều này, để “bảo vệ quyền tự do của dân Chúa và việc thực thi chức vụ giám mục.”

Tuyên bố ngày 21 tháng 7 cảnh báo: “Không được phép đưa ra các cơ cấu hoặc học thuyết chính thức mới trong các giáo phận trước khi đạt được thỏa thuận ở cấp độ Giáo hội hoàn vũ, điều này sẽ tạo thành một sự vi phạm sự hiệp thông của Giáo hội và là một mối đe dọa cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.”

Trước phản ứng của Bätzing và Stetter-Karp, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Bắc Âu, là một nữ tu người Đức, đã đặt ra câu hỏi liệu chính quá trình gây tranh cãi có mắc phải “vấn đề giao tiếp” hay không.

Sơ Anna Mirijam Kaschner đã chỉ ra một nhận thức rõ ràng rằng quá trình này đang tìm cách thay đổi - hoặc rời bỏ, theo “đường lối riêng” của mình - giáo huấn của Giáo hội về một số vấn đề, bao gồm luật độc thân linh mục, phong chức phụ nữ và luân lý tình dục.

Mối lo ngại về nguy cơ rời khỏi giáo huấn của Giáo hội phổ quát về “Tiến Trình Công Nghị” - hay Synodaler Weg theo tiếng Đức - lần đầu tiên được các Giám Mục trên thế giới nêu ra vào năm 2019, khi Đức Hồng Y Reinhard Marx bắt đầu quá trình này.

Trong tuyên bố gần đây nhất của Giám Mục, những lo ngại như vậy một lần nữa bị Bätzing và Irme Stetter-Karp bác bỏ: “Chúng tôi không bao giờ mệt mỏi khi nhấn mạnh rằng Giáo hội ở Đức sẽ không đi theo một 'con đường đặc biệt của Đức', họ nói. “Tuy nhiên, chúng tôi thấy nhiệm vụ của mình là phải trình bày rõ ràng những khía cạnh chúng tôi tin rằng những thay đổi là cần thiết.”

Tương tự, Sơ Kaschner lưu ý, Bätzing cho đến nay đã bác bỏ các mối quan tâm của hàng trăm giám mục; những mối quan tâm cũng được nêu ra bởi những người Công Giáo ở Đức.

Bätzing trước đây cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Ngay sau khi cảnh báo mới nhất này được công bố, nhà báo và người đồng sáng lập “Khởi đầu mới”, một sáng kiến của Đức chỉ trích “Tiến Trình Công Nghị”, nói rằng Vatican đã kéo “phanh khẩn cấp” đối với quá trình” Bernhard Meuser nói.

Ngay từ năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo về tình trạng mất đoàn kết trong bức thư gửi người Công Giáo Đức.

Đức Hồng Y Walter Kasper, một nhà thần học người Đức được coi là thân cận với Giáo hoàng Phanxicô, vào tháng 6 năm 2022 đã cảnh báo rằng quá trình này có nguy cơ “tự bẻ cổ nó” nếu nó không chú ý đến những phản đối của ngày càng nhiều giám mục trên khắp thế giới.

Vào tháng 4, hơn 100 Hồng Y và giám mục từ khắp nơi trên thế giới đã công bố một “bức thư ngỏ tình huynh đệ” cho các giám mục của Đức, cảnh báo rằng những thay đổi sâu rộng đối với giáo huấn của Giáo hội được ủng hộ bởi quá trình này có thể dẫn đến ly giáo.

Vào tháng 3, một bức thư ngỏ từ các giám mục Bắc Âu bày tỏ sự lo ngại về tiến trình của Đức, và vào tháng 2, một bức thư nặng lời từ chủ tịch hội đồng giám mục Công Giáo Ba Lan đã nêu lên những lo ngại nghiêm trọng.


Source:Catholic News Agency

3. ‘Chí Lợi đang bị ốm nặng’, Đức Tổng Giám Mục than thở sau cái chết của những người nhập cư vô gia cư

Trước cái chết gần đây của ba người nhập cư Venezuela vô gia cư chết trong một container vận chuyển, Đức Tổng Giám Mục Fernando Chomali của tổng giáo phận Concepción, Chí Lợi, nói rằng “Chí Lợi đang bị bệnh” và đề xuất một cách để chữa trị căn bệnh nghiêm trọng của họ.

“ Với tư cách là một con người, với tư cách là cháu những người di cư, là một người Công Giáo và là tổng giám mục của Concepción, tôi cảm thấy xấu hổ và bất lực trước cái chết của ba người Venezuela trong một thùng chứa hàng khi họ đang cố gắng lấy lại hơi ấm,” vị giám mục nói trong một lá thư gửi ngày 19 tháng 7 cho giám đốc tờ báo El Mercurio.

“Thật đau xót khi chứng kiến sự thờ ơ trước những tin tức này, điều này khẳng định rằng xã hội đang ốm nặng. Thật là phân liệt khi những người di cư chết trong điều kiện không giống con người và tin tức này đi kèm với những quảng cáo khuyến khích mua những căn hộ ở Miami. Cả hai cái cùng tồn tại theo cách tự nhiên nhất”

Đức Tổng Giám Mục than thở rằng “chúng ta đã quen với việc những người chết trên đường phố vì lạnh và đói, và sự phô trương dưới mọi hình thức.”

Ba người Venezuela không có giấy tờ tùy thân đã chết ngày 15/7 trong một thùng chứa mà họ sử dụng làm nhà vì ngộ độc khí carbon monoxide từ một chiếc lò sưởi mà họ đang sử dụng để cung cấp hơi ấm trong điều kiện nhiệt độ thấp vào mùa đông ở Nam bán cầu.

Cơ quan truyền thông Bío Bío ở Chí Lợi đưa tin rằng người quá cố, hai phụ nữ tuổi 19 và 21 và một người đàn ông ở độ tuổi 40, đã sống trong thùng chứa gần 5 tháng và sống sót bằng cách chặt và bán củi cũng như rửa xe hơi của những người đã đến đó.

Chiếc container mà họ chết nằm cạnh một đường ở thành phố Concepción trong một khu vực có chức năng là trung tâm lưu trữ cho các công ty và hiện được sử dụng làm bãi đậu xe buýt và xe tải.

Tổng giám mục của Concepción cũng lưu ý rằng “nỗ lực mà chúng tôi thực hiện với tư cách là một Giáo hội để hỗ trợ người di cư, người vô gia cư, người già bị bỏ rơi, trẻ em bị vi phạm quyền, là đáng ghi nhận.”

Tuy nhiên, ngài nói, “sự thờ ơ của một xã hội rõ ràng đã lạc lối khi phớt lờ những thực tế này là điều đau đớn.”

Đức Tổng Giám Mục cũng lưu ý rằng “khoảng cách giữa một nhóm nhỏ những người thống trị mạng xã hội với những phân tích trí óc của họ và một nhóm lớn những người không biết liệu họ có đi ăn ngày mai hay không là rất lớn”.

Chomali nhấn mạnh rằng “việc rút ngắn khoảng cách là cấp bách và chỉ có một cách: thoát ra khỏi chính mình, nhìn rộng ra mọi thứ và cam kết thực hiện một sự đoàn kết rõ ràng và hiệu quả”.


Source:Catholic News Agency