Cảnh báo mới nhất của Tòa Thánh về nguy cơ bùng phát một cuộc ly giáo mới từ Đức phát sinh từ “Tiến Trình Công Nghị” đã bị các nhà tổ chức bác bỏ. Họ cho rằng họ “kinh ngạc”, và cáo buộc Rôma không hoạt động như một Giáo hội đồng nghị.

Tuy nhiên, ít nhất một giám mục người Đức và một nhóm cải cách đã hoan nghênh sự can thiệp mới từ Vatican, CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA đưa tin.

Sau tuyên bố của Tòa Thánh hôm thứ Năm, các chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức và Ủy ban Trung ương của những người Công Giáo Đức (ZdK) cho biết họ rất sửng sốt trước sự can thiệp này.

“Theo sự hiểu biết của chúng tôi, một Giáo hội đồng nghị là một cái gì đó khác!” Giám mục Georg Bätzing của Limburg và Irme Stetter-Karp đã tuyên bố đáp lại sự can thiệp của Vatican. “Điều này cũng áp dụng cho thông báo đưa ra ngày hôm nay, đó là một nguồn gây ngạc nhiên cho chúng tôi.”

Họ nói thêm, “Đó không phải là một ví dụ điển hình về giao tiếp trong Giáo hội, khi các tuyên bố được công bố mà không có chữ ký tên.”

Trong khi đó, một giám mục người Đức, là Đức Cha Bertram Meier của Augsburg, hoan nghênh tuyên bố từ Rôma, và nói rằng mối quan tâm về sự thống nhất rõ ràng là “mạnh mẽ”. Các nhà tổ chức “Tiến Trình Công Nghị” cáo buộc Vatican thiếu thiện chí giao tiếp: “Thật không may, cho đến nay Ủy ban Thượng hội đồng đã không được mời tham gia một cuộc thảo luận với các cơ quan của Vatican.”

Trong tuyên bố hôm thứ Năm, Tòa Thánh cho biết: “Tiến Trình Công Nghị ở Đức không có quyền buộc các giám mục và tín hữu áp dụng các hình thức quản trị mới và các định hướng mới về giáo lý và luân lý.”

Công hàm của Vatican cho biết dường như “cần phải làm rõ” điều này, để “bảo vệ quyền tự do của dân Chúa và việc thực thi chức vụ giám mục.”

Tuyên bố ngày 21 tháng 7 cảnh báo: “Không được phép đưa ra các cơ cấu hoặc học thuyết chính thức mới trong các giáo phận trước khi đạt được thỏa thuận ở cấp độ Giáo hội hoàn vũ, điều này sẽ tạo thành một sự vi phạm sự hiệp thông của Giáo hội và là một mối đe dọa cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.”

Trước phản ứng của Bätzing và Stetter-Karp, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Bắc Âu, là một nữ tu người Đức, đã đặt ra câu hỏi liệu chính quá trình gây tranh cãi có mắc phải “vấn đề giao tiếp” hay không.

Sơ Anna Mirijam Kaschner đã chỉ ra một nhận thức rõ ràng rằng quá trình này đang tìm cách thay đổi - hoặc rời bỏ, theo “đường lối riêng” của mình - giáo huấn của Giáo hội về một số vấn đề, bao gồm luật độc thân linh mục, phong chức phụ nữ và luân lý tình dục.

Mối lo ngại về nguy cơ rời khỏi giáo huấn của Giáo hội phổ quát về “Tiến Trình Công Nghị” - hay Synodaler Weg theo tiếng Đức - lần đầu tiên được các Giám Mục trên thế giới nêu ra vào năm 2019, khi Đức Hồng Y Reinhard Marx bắt đầu quá trình này.

Trong tuyên bố gần đây nhất của Giám Mục, những lo ngại như vậy một lần nữa bị Bätzing và Irme Stetter-Karp bác bỏ: “Chúng tôi không bao giờ mệt mỏi khi nhấn mạnh rằng Giáo hội ở Đức sẽ không đi theo một 'con đường đặc biệt của Đức', họ nói. “Tuy nhiên, chúng tôi thấy nhiệm vụ của mình là phải trình bày rõ ràng những khía cạnh chúng tôi tin rằng những thay đổi là cần thiết.”

Tương tự, Sơ Kaschner lưu ý, Bätzing cho đến nay đã bác bỏ các mối quan tâm của hàng trăm giám mục; những mối quan tâm cũng được nêu ra bởi những người Công Giáo ở Đức.

Bätzing trước đây cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Ngay sau khi cảnh báo mới nhất này được công bố, nhà báo và người đồng sáng lập “Khởi đầu mới”, một sáng kiến của Đức chỉ trích “Tiến Trình Công Nghị”, nói rằng Vatican đã kéo “phanh khẩn cấp” đối với quá trình” Bernhard Meuser nói.

Ngay từ năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo về tình trạng mất đoàn kết trong bức thư gửi người Công Giáo Đức.

Đức Hồng Y Walter Kasper, một nhà thần học người Đức được coi là thân cận với Giáo hoàng Phanxicô, vào tháng 6 năm 2022 đã cảnh báo rằng quá trình này có nguy cơ “tự bẻ cổ nó” nếu nó không chú ý đến những phản đối của ngày càng nhiều giám mục trên khắp thế giới.

Vào tháng 4, hơn 100 Hồng Y và giám mục từ khắp nơi trên thế giới đã công bố một “bức thư ngỏ tình huynh đệ” cho các giám mục của Đức, cảnh báo rằng những thay đổi sâu rộng đối với giáo huấn của Giáo hội được ủng hộ bởi quá trình này có thể dẫn đến ly giáo.

Vào tháng 3, một bức thư ngỏ từ các giám mục Bắc Âu bày tỏ sự lo ngại về tiến trình của Đức, và vào tháng 2, một bức thư nặng lời từ chủ tịch hội đồng giám mục Công Giáo Ba Lan đã nêu lên những lo ngại nghiêm trọng.
Source:Catholic News Agency