Thăm Bệnh Nhân Lớn Tuổi Và Trẻ Em

Tuần báo Le Pelerin số 7263, 10.2.2022, có xuất bản phụ trang về Visiter les malades (thăm bệnh nhân), 16 trang A15. Đưa ra con số bệnh nhân nằm nhà thương, trong năm 2019, 1à 2.9 triệu. Trong đó có 611.000 là trẻ em. Theo thống kê, thì ¾ qua đời tại bệnh viện, còn lại là trong phòng cấp cứu, nơi chăm sóc cẩn thận.

Bài này viết về ‘Thăm bệnh nhân lớn tuổi và trẻ em’. Hy vọng xoa dịu phần nào những đau khổ thể xác và tinh thần cho chính bệnh nhân lẫn gia đình. Dịch bệnh Covid, ảnh hưởng thiệt hại ra vào thăm viếng. Báo hại cho nạn nhân là người nằm chờ chỉ thấy áo blouse chạy ngược xuôi vì công việc. Hết đo tention lại thử máu, thay ống nọ rút dây kia. Bệnh nhân nhiều mà người phục vụ có hạn. Nhiều nhân viên xin nghỉ ít ngày vì sợ công việc nhiều.

CÁC TRUNG TÂM THĂM BỆNH NHÂN

Hội LEA do Jessica Baba sáng lập, trụ sở ở nhà thương Necler, Paris, và ở Nice, chuyên chăm sóc trẻ em tàn tật hay yếu đau mãn tính. Trung tâm nhận các em mà cha mẹ có nguồn thu nhập thấp hay thất nghiệp. Hội có 15 nhân viên, chuyên làm khôi hài, dẫn trẻ ra vườn vui chơi, múa hát, chạy nhảy, leo dây, leo cây.

Hội ASP do ông François Mayu, 66 tuổi, từ 2003, họa sỹ, thành lập và chủ tịch hội. Mục đích thăm bệnh nhân giai đoạn ‘thập tử nhất sinh’. Trụ sở ở institut Curie, Paris. Hội viên đi thăm người bệnh vào giai đoạn ‘bác sỹ bó tay’, chờ ngày ra đi. Ai mà đang tâm. Còn nước còn tát.

Đọc ‘Kinh xin ơn chết lành’, kinh ‘Vực Sâu’ (sách Kinh Nguyện dân Chúa. Ttr. 35-40)

Hội SEM (Service Evangile des Malades) do các Tuyên Úy nhà thương phụ trách, chia nhau:

Luân phiên đi thăm bệnh nhân tại gia, nhà thương, viện dưỡng lão hay viện cô nhi.

Trợ giúp các bệnh nhân trên TGV đi và về hành hương Lộ Đức

Nếu là Công Giáo, giúp họ chịu các phép Bí Tích

Hội Les Blouses Roses mang tên vậy, nhưng mặc thường phục vào thăm các bệnh viện hay viện dưỡng lão cho những người không tự ăn, thay quần áo hay vệ sinh cá nhân. Ứng trực khi ai cần?

QŨI TỪ THIỆN

Pièces Jaunes (Đồng Tiền Mầu Vàng (cắc) do hai giáo sư bác sỹ giám đốc nhà thương Paris là Claude Griscelli và Jean Claussal, thành lập 19.7.1989, lúc đầu thu được 586 frs. Đến 2019 tổ chưc này trao lại cho Đệ Nhất Phu Nhân là bà Bernadette Jacques Chirac. Tháng 2.2022, bà Brigitte Macron cùng với nhóm nghệ sỹ Didier phát động ở Nice. Từ 12.1 đến 5. 2, hàng năm người ta thấy các hộp giấy nho nhỏ Pieces Jaunes đặt ở Bưu Điện kêu gọi lòng từ tâm cho các trẻ em bị bệnh tại nhà thương. Năm nay được 2 triệu. Qũi này dùng cải thiện bữa ăn cho các em trong nhà thương hay trả lương cho nghệ sỹ giúp vui văn nghệ

Chương trình Sélection chống bệnh ung thư và Sida

Trụ sở tại viện Pasteur Paris do giáo sư Anne Dejean Asséniat khởi xướng (năm?). Năm 2012, thành viên tại Pháp là 11 giáo sư và thế giới có 12 vị. Số tiền ủng hộ hàng năm chi phí cho phát minh thuốc và phương pháp điều trị. Được biết nhà thương nào có trại chữa trị ung thư, thì chi phí do qũi này trả hết. Bác sỹ, y tá, phòng ốc, tủ pha thuốc, 1500 độ. Nên nhà thương nào cũng ham. Nhưng bác sỹ và y tá kiếm không ra. Ngày Sélection mỗi người được phát không gắn trên ngực huy hiệu vi trùng Sida (hình chữ Alpha màu đỏ). Mỗi năm nhóm nghệ sỹ làm văn nghệ ủng hộ gây qũi cho tổ chức thiện này.

CÁC CHỨNG TỪ

Không thiếu những người còn đi làm hay đã nghỉ hưu cảm thấy còn sức khỏe tình nguyện đến nhà thương chăm sóc những người kém may mắn. Một số nhà thương có thánh lễ mỗi ngày cho ai chung quanh hay bệnh nhân. Quảng đại thay có những tâm hồn cao thượng. Giá trị nhân bản thật cao và dáng kính phục.

1) Thánh Thomas Moore (London, 1478-1535) viết cho con gái sau 6 tháng trong ngục Tower of London: Cha không gây đau khổ cho ai và không làm mất lòng ai, nhưng chúc mọi người được mọi sự may mắn. Nếu bấy nhiêu không đủ giúp con sống trong đức tin thì cha không xứng đáng mà thực ra cha đang chết. Chết từ khi cha bị nhốt ở đây. Bây giờ cha không sợ chết mà vì yêu cha dâng toàn thân cho Thiên Chúa. (Lm Vũ Đức. Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005, tr. 28)

2) Bà Marlène Thiebault, 73 tuổi, là tình nguyện viên từ 18 năm nay, chiều thứ Ba, vào bệnh viện tim Scorff ở Lorient thăm một ông. Bà chủ trương ít nói, để cho bệnh nhân nói, hay khóc, trút tâm sự cho vơi cõi lòng. Một hôm kia, bà vào thăm và gặp vợ một ông trầm ngâm, khóc, đang ngồi bên cạnh. Thấy vậy, bà Marlène bỏ ra ngay. Bà vợ vội kéo Marlène 1ại và nói: Không, không, xin bà ở lại, chồng tôi cần tình người hơn. Bà Marlène trở lại…vui vẻ thăm hỏi an ủi ông trong cả những tuần chót.

3) Bà Isabelle Thegner, 48 tuổi, kế toán viên, sau 5 năm điều trị tại nhà thương không khỏi lại bị tàn tật. Bà nói: Cần người đến thăm để chia sẻ cô đơn bệnh nhân. Một tuyên úy nhà thương cho hay cả ngày vắng teo, chỉ nghe kêu đau rêm mình rêm mẩy. Đi thăm là muốn đem cái gì cho người đang thiếu hay trống vắng. Một người đến thăm đem lại luồng khí mát cho bệnh nhân. Cần người đến nhà bảo sanh, thăm một bà mang thai, đã 9 tháng sắp đến ngày sinh con đầu lòng. Cái gì cũng bỡ ngỡ vì là lần đầu. Bà hoang mang lo ngại chờ những ngày tháng tới. Dịp Noel năm nào, tình cờ tôi gặp một bà đứng tuổi ở Lộ Đức, ngồi đọc kinh bên nhau trước Hang, làm quen, trở nên thân thiện. Hai bên còn liên lạc, vui vẻ có nhau.

4) Ông Ludolvic Pastor, y tá tự do thôn quê, người Basque, ở Landes, 40 tuổi, có xe đến các gia đình, cho biết ông gặp các bệnh nhân già yếu, bộc lộc tuy nhiều nhưng yên ủi là họ sống đức tin và phó thác không oán trách kêu ca. Trong nhà, đầu giường lúc nào cũng có Ảnh Chuộc Tội hay Chuỗi Mân Côi. Tôi chọn nghề này vì nghề nghiệp và học kiên nhẫn chịu đựng. Ông tâm sự: Thích nhất là vì qua đau khổ, nhiều bệnh nhân trở thành bạn thân. Ngoài giờ làm còn lân la chuyện vãn, bỏ về sao đành. Quên sao những nụ cười móm mém, dễ thương.

5) Bà Valerie Mauger, làm việc cho Sécu, 59 tuổi, ngoài giờ làm, cùng các Tuyên úy thăm bệnh nhân tại gia hay nhà thương. Vào những dịp Tết, Noel, Pâques bà còn gửi cartes chúc mừng đến từng người. Bệnh nhân mừng quá xin tiếp tục cầu nguyện. Thăm viếng là an ủi nâng đỡ bệnh nhân. Chính gia đình bà có một con trai bị tàn tật

6) Bác sỹ William Osler, tại Anh, trong nhà thương quân y, vào thế chiến thứ hai, cặm cụi chữa trị cho binh lính, người bị thương tới tấp chở vào. Trong đó con ông. Ông nói với các bác sỹ và y tá đồng môn: Yêu thương binh lính bị thương đồng đều, bất kể là con mình. Gương một bác sỹ tận tâm.

7) Pho tượng ở New Orleans, LA, tạc lại tượng Magareth, một thiếu phụ bồng con. Được biết bà Magareth mất chồng con khi chiến tranh, đến New Orleans bà làm việc cho viện mồ côi sinh sống. Ngoài giờ làm việc bà làm thêm bánh ngọt bán rông trợ giúp cơm nước cho các em. Tượng tạc ghi lại mẫu gương người mẹ gia đình. (Lm Giuse Vũ Đức, ‘Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005, tr. 115)

8) Linh mục Thiếu Tá Giuse Vũ Đức, gốc Phát Diệm, (linh mục năm 1970 qua đời 2010) Tuyên úy Trung Tâm Phục Hồi Lực Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, Veterans Affaires Medical Center (VAMC), Detroit Mihigan, USA, kể lại rất nhiều trường hợp đau thương, trong các tác phẩm.

a) Chiều thứ Bảy, cô y tá yêu cầu ghé thăm một thiếu phụ, đang khóc vì mất đứa con đầu lòng. Giấc mơ thiên thần của chị tan như mây khói. Tuần sau tôi gọi điện thoại, thì chồng chị cho biết chị đã về bên ngoại cho khuây khỏa. Tôi email cho chị khuyên: Chúa không muốn đau khổ cho chị, nhưng là hậu quả bất toàn của con người. (Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005. tr.91)

b) Tôi được tin một thiếu niên mới tắt thở. Thần chết đưa em ra đi, chấm dứt cuộc đời quá sớm giữa bao mộng đẹp. Để lại mất mát to lớn cho mọi người. Tôi đến thăm, yên lặng rung động trước đau buồn của gia đình. Người mẹ khóc hết nước mắt ‘xin trả con lại’. Tôi âm thầm xin bình an cho người còn lại. (Sđd, tr.100)

c) Bà Suzane bị ung thư ruột già, mắt mờ, nhìn người này ra người kia, ăn rồi nói chưa, gần đất xa trời. Giơ tay khờ khoạng, hiểu sai ý bác sỹ và y tá. Khi cầu nguyện tôi phải ghé sát tai. (Sđd, tr. 105)

d) Cô (người) Mỹ bị ung thư đã 3 năm, rất yếu. Vẫn mở cửa phòng. Khi nhìn cô, lòng tôi đau quặn. Cô đang phấn đấu đến giờ chót. (Sđd, tr. 13

e) Theo điện thoại mời tôi đến thăm một bà mẹ sắp ra đi. Các con cháu thay nhau giã biệt:

- Người con gái lớn: Mẹ ơi, đến giờ mẹ ra đi, đừng bận tâm đến chúng con. Xin mẹ phù hộ chúng con, sống đẹp như mẹ.

- Người con kế: Bây giờ mẹ về bên Chúa, khỏi đau đớn, lo phiền

- Con gái út: Mẹ ơi, đừng bỏ con, con sẽ khổ, nếu không có mẹ kề bên

- Cháu ngoại: sao ngoại không ở với con, đưa con đi chơi hay dạo phố. Biết lấy ai thay?

Đến lượt tôi: bà ơi, cầu cho bà bớt đau đớn và ra đi bình an. (Sđd, tr.106)

f) John Henry Newman viết và hàng triệu người xử dụng:

Đêm đen bao phủ cuộc đời

Đơn côi lạc lõng con người xa quê

Chẳng nhìn chân bước lê thê

Đường xa thân mệt hồn mê rã rời

Ngước nhìn lên Chúa trên trời

Nỗi buồn đau khổ xin Người đỡ nâng

Dìu con qua bến biển trần

Tới nơi ngợp sáng hưởng phần phúc thiêng (Sđd, tr.118)

g) Một bệnh nhân nói: Bệnh đang tấn công tôi... Xin đừng bỏ rơi tôi (Mục Vụ Bệnh Nhân, tr 87)

Được biết, Cha Đức đã viết ‘kinh nghiệp sống’ trong những năm phục vụ tại viện Dưỡng Lão, Oklahoma (1981-1986), tại nhà Thương Quân Đội, Oklahoma (1986-1992) và CAMC (1993-2005), đã phát hành 6 tác phẩm, tại USA:

‘Mục Vụ cho Bệnh Nhân’, Oklahoma, 2003, 286 trang. A 15.

‘Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005, 184 trang, A 15

‘Lời cầu phó dâng’ 140 trang

‘Tìm hiểu chương trình giúp bệnh nhân chết bằng an’. 184 trang

‘Ung thư & Liệt Kháng’, 168 trang

Tập thơ ‘Nhớ’, 40 năm Linh Mục, 214 trang.

Thánh Kinh đã nói về sự chết

Người Kitô hữu chết trong Chúa Kitô ‘rời bỏ thân xác này để về bên Chúa’ (x. 2Cr 5-8)

Những người còn lại sẽ được đưa lên ở cùng Chúa mãi mãi mãi. (x. 1Tx 4, 13-18)

Thưa Thầy có, con tin Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian (x. Gn 11, 21-27)

Thiên Chúa đã dọn sẵn chỗ cho ai yêu mến Ngài (x.1Cr 2,9)

Kết luận bằng tin tưởng như Lời Ngôn Sứ Isaia

Các ngươi hãy nâng đỡ những bàn tay mỏi mệt

và hãy làm mạnh những đầu gối rã rời

Hãy nói với những tâm hồn xao xuyến ‘Can đảm lên đừng sợ’

Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù

Chính Người sẽ đến cứu thoát các ngươi

vì nước sẽ chảy trên hoang địa và suối sẽ chảy nơi đồng vắng

Đất khô cằn sẽ trở thành hồ ao

và hoang địa trở thành suối nước.

Hang dã thú nơi chó rừng ẩn náu sẽ trở thành vườn lau cây sậy

Những người được ơn cứu thoát sẽ trở về và vào thành Sion

với lời ca vang cùng với các triều thiên hân hoan trên đầu họ

Họ sẽ được niềm vui và hoan hỷ

họ không còn đau khổ than van.

Rosalie Nguyễn