Ba lần Đức Kitô tiên báo về cái chết của Ngài. Đây là tin kinh hoàng cho các tông đồ. Các ông không hiểu việc Đức Kitô ra đi là cần thiết bởi qua cái chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô mang lại sự sống trường sinh cho toàn thể nhân loại. Không có cuộc tử nạn, Đức Kitô không hoàn thành sứ mạng cứu độ nơi trần thế. Môn đệ Đức Kitô luôn sống trong hy vọng,

'Xin Chúa thương đừng để Thầy phải gặp chuyện ấy' Mt 16,22.

Đến lúc này các ông không thể chối bỏ dược thực tế đó nữa bởi các Kì Mục, Thượng Tế và Kinh Sư ra thông cáo,

'Ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt Gn 11,57.

Nghe tin bạn, Lazaro qua đời, Đức Kitô nói với môn đệ chuẩn bị để đi Jerusalem. Một trong số các ông phản đối,

'Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy Gn 11,16.

Không phải các tông đồ quyết định mà chính Đức Kitô là Đấng có quyền quyết định. Biết chắc hiểm nguy trước mắt. Bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, Đức Kitô vẫn vào thành thánh như dự trù. Không gì ngăn cản Đức Kitô. Ngài không trốn chạy, không hoãn binh bởi 'Giờ' của Ngài đã đến. Ngài đến để hoàn thành sứ mạng cứu chuộc Chúa Cha trao trong tay. Đức Kitô cũng không hy vọng cái chết nhanh chóng, hay bớt đau khổ. Ngài hy vọng môn đệ cảm nhận tình yêu vô biên Ngài dành cho họ.

Trên đường vào thành Jerusalem, dân chúng hoan hô, chúc tụng Ngài là vua của họ. Í kiến dân chúng bị hướng dẫn, lung lạc bởi người lãnh đạo. Hôm nay dân thành Jerusalem hoan hô, đón chào Đức Kitô; ngày mai chính họ lại dơ tay phản đối, đòi đóng đanh Ngài vào thập giá. Đây là điểm trái khoáy thứ hai trong cuộc tử nạn của Đức Kitô. Điểm trái khoáy đầu tiên là việc Đức Kitô đến ban lại sự sống cho ông Lazaro, người chết chôn trong mộ ba ngày trước khi Đức Kitô ban cho ông sự sống. Trong khi chính Ngài lại tự nguyện lãnh nhận cái chết bi ai, thê thảm trên thập tự. Chính điều này làm cho các Thượng Tế chễ diễu Ngài'

'Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình' Mt 27,42.

Môn đệ mượn con lừa của người quen, trải áo lên lưng nó cho Đức Kitô cưỡi đi vào thành. Dân thành vang lời ca ngợi, tung hô,

'Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân Danh Chúa. Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời' Lc 19,38

Nhóm Pharisiêu lên tiếng phản đối, không cho dân chúng ta tụng Đức Kitô. Ngài đáp lại họ,

'Tôi bảo các ông, họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên' Lc 19,40

Vinh quang trần thế mau qua, chóng hết. Ngay sau đó là bắt bớ và xử án. Việc đóng đanh Đức Kitô làm thoả mãn những kẻ chống đối Đức Kitô, trong khi đó nó làm con tim rỉ máu cho những người yêu mến Đức Kitô.

Nọc độc của tội thể hiện qua bàn tay tàn bạo của con người. Nhóm Pharisiêu tìm cách làm cho Đức Kitô đau khổ hết sức có thể. Về thể lí, họ lột áo cho xấu hổ, ra lệnh cho lí hình khạc nhổ, đánh đập, bắt đội mạo gại, trước khi hành hình, đóng đanh trên thập giá, giữa hai tên phạm nhân. Họ kết tội Đức Kitô phản loạn nhân nên phải chết thảm như một tội phạm. Về tâm lí, họ thay nhau tố cáo, vu vạ, làm chứng gian. Môn đệ sợ hãi trốn chạy. Đức kitô bị bỏ rọi một mình. Sau khi thoả mãn hành hình, án tử hình được loan báo.- Đóng Đinh vào thập giá. Để cho việc xét xử kinh hoàng hơn, họ không xử vào ban ngày nhưng xử trong đêm tối, dưới ánh sáng ma quái, lúc mờ, khi ảo. Thêm vào đó là cái giá buốt của gió đông thổi đến, màn đêm chập chùng, bóng người thình lình xuất hiện, bing mất, tuỳ theo ánh bập bùng từ lò sưởi gần đó, tất cả quyện lại làm cho mọi người có cảm tưởng không phải chỉ có con người hành hạ con người, mà ngay cả thiên nhiên cũng góp phần trong đó.

Sức nặng của Thập giá dường như nặng hơn sau mỗi bước chân lên đồi. Mọi cử động dường như làm cho vết thương rạn nứt thêm một chút, ăn sâu vào thịt xương hơn một chút. Đức Kitô âm thầm đón nhận tất cả. Kinh nghiệm khổ cực bốn mươi ngày chay tịnh trong hoang địa giúp Ngài tự tin, vui lòng đón nhận được mọi đau khổ, tủi nhục. Đức Kitô chọn trung thành theo í Chúa Cha đến tận cùng.

'Lậy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm' Lc 23,34.

Câu nói trên cho biết tình yêu Đức Kitô dành cho nhân loại vượt lên trên mọi nhục hình, đau khổ nhân loại dành cho Ngài.

TiengChuong.org

The Last Visit

Jesus had prophesised three times about his coming death. This was a devastating news for His apostles to grasp. They failed to understand that His departure was essential, since it was through His death and resurrection, that He gained salvation for the whole world. Without death, Jesus would not complete His earthly mission. The apostles continued to cling to the hope that

'This must not happen to you. Mt 16,22'.

They were now facing the awful reality, because the Pharisees and Scribe had publicly ordered that,

'everyone who knew where he was must inform them so that they could arrest him' Jn 11: 57.

Hearing the death of His friend, Lazarus, Jesus told His apostles to go to Jerusalem. One of His apostles protested, saying:

'Let us go too, and die with Him' Jn 11:16.

It was not the apostles, but Jesus himself decided on the course of action. He knew that a horrible death was waiting ahead of Him, but that would not deter Him from entering Jerusalem. He knew His hour was coming, and was certain of it. He would not run away from it, but would fulfil what the Father had expected of Him- to redeem the world. Jesus would hope to have neither a quick nor less painful death, but He hoped people could appreciate His sacrificial love He had for them.

On His way to Jerusalem, people welcomed Him like they welcomed their king. Public opinion is guided by propaganda, changing from giving support to withdrawing it. The people at Jerusalem today welcomed Jesus; tomorrow they would demand for Him to be crucified. This is the second twist of His Passion. The first one happened when Jesus gave life back to his friend Lazarus, who had been dead, and was buried three days in the tomb. Jesus raised him up from the grave, but He Himself would choose to go to His own death. This made His opponents mock Him saying,

'He saved others, he can't save himself'. Mt 27,42.

Jesus rode on a donkey covered with garments over its back. The crowds shouted on top of their voice:

'Blessings on the King who comes, in the name of the Lord! Peace in heaven and glory in the highest heavens!' Lk 19,38.

The Pharisees tried hard to interrupt this joyful celebration but Jesus told them: 'I tell you, if these keep silence the stones will cry out' Lk 19,40.

The singing and chanting on the road had soon vanished. What follows was the arrest and the unjust trial. His crucifixion brought joy and satisfaction to those who hated Him, but bled the hearts of those who loved Him. The sting of sin was manifested through human's brutality. The Pharisees would inflict the greatest pain upon Jesus. The physical brutality included stripping to humiliate, and then beating and whipping and crowing, and finally nailing Him on the cross, between the two criminals. The Pharisees judged, that Jesus was a criminal and should deserve to die as a criminal. The psychological form of punishment began with false accusations, giving fake witnesses, and the abandonment. His apostles deserted Him because they were frightened. After the physical and mental torture, the verdict given - the capital punishment by nailing on the cross. To intensify the horror, the Pharisee didn't judge Jesus at day time; they judged Him at night, under dim light. Added to the fear was the chilling cold breeze of winter, the flicking lights of burning charcoals nearby, and the actions of soldiers, all blended together to create an atmosphere as if it was not just humankind who punished Jesus, but even the nature also took part in it.

The weight of the cross on His shoulders seemed to be heavier as He walked up the hill; every move, the open wounds seemed to crack a bit wider and deeper. Jesus could take them all in. His resilience during the wilderness experience had toughened Him. He chose to be faithful to the Father till the end.

'Father, forgive them, for they don't know what they are doing'. Lk 23,34.

This statement asserts that God's love for humankind is stronger than human brutality.