CHÚA NHẬT III M. VỌNG -C
Xôphônia 3: 14-18a; Tvịnh 11; Philipphê. 4: 4-7; Luca 3: 10-18

Trong Mùa Vọng, các ngôn sứ có vẻ khá cứng rắn phải không? Các ngôn sứ cũng rất lạc quan, nhất là trong Mùa Vọng. Trong bài đọc thứ nhất của chúa nhật Mùa Vọng này, các ngôn sứ có vẻ không đưa ra những cáo trạng về những bất công và sự đạo đức giả trong tôn giáo, mặc dù phần sau những bản văn này họ vẫn đề cập đến những phán xét này. Thay vào đó, trong các tuần này chúng ta nghe được một nét khác của lời ngôn sứ, đó là lời hứa và sự an ủi dành cho những người nghèo khổ và bị bỏ rơi. Thật thế, ngôn sứ Xôphônia hôm nay hầu như nói về niềm vui sướng và hân hoan, trong khi phần còn lại của sách ngôn sứ khá u ám và đáng ngại khi nó lên án những suy đồi về đạo đức trong tôn giáo của con người.

Trước đó, ngôn sứ Xôphônia đã hứa rằng: Ngày Đức Chúa đến thì Thiên Chúa sẽ trừng phạt tội của con người. Trong đoạn văn đọc trước bài đọc hôm nay (3:11-13), ngôn sứ nói: Thiên Chúa sẽ để lại một nhóm dân ít ỏi vẫn còn trung thành với Thiên Chúa, gọi là nhóm "Anawim". Những người nghèo hèn và bé nhỏ sẻ tìm nương ẩn nơi danh Đức Chúa. Khi "ngày của Đức Chúa" (“vào ngày đó”) đến, những người còn tuân giữ lời giao ước với Thiên Chúa không có gì phải khiếp sợ. Thiên Chúa sẽ ở giữa họ, như Thiên Chúa đã thường làm. "Ngày đó" sẽ là một dịp để vui mừng vì ngay cả những người công chính cũng sẽ được đổi mới trong tình yêu Thiên Chúa.

Khi Thiên Chúa đến "vào ngày đó", Thiên Chúa sẽ làm gì đối với người tội lỗi và người vấp phạm? Đó sẽ là tin buồn cho người có tội phải không? Không đâu, đó là tin vui nói như trong thơ thánh Phaolô gởi cho tín hữu ở Philipphê và trong phúc âm thánh Luca đọc hôm nay, đó là nói về tin xấu cho tội lỗi, nhưng là tin vui cho các tội nhân. (Hãy chú ý là trong mùa đặc biệt như là Mùa Vọng, và Mùa Chay, cả 3 bài đọc Chúa Nhật điều hợp với nhau. Điều này không có trong mùa thường niên, khi bài đọc thứ 2 phải theo một trình tự khác có tính độc lập. Vì vậy, người giảng phải gắng tìm một "chủ đề chung" trong cả 3 bài đọc nên rất dễ chán nản và mất thì giờ!)

Trong những ngày theo lịch phụng vụ Latin, thì hôm nay được gọi là "Chúa Nhật hân hoan". Lời văn có thể thay đổi, nhưng ý nghĩa của ngày lễ không thay đổi. Ở giữa Mùa Vọng, sứ điệp chủ đạo là lời mời gọi, Hãy "mừng vui lên". Trong thơ thánh Phaolô gởi tín hữu Philipphê, ông đã chú thích lời ngôn sứ Xôphônia, kêu gọi chúng ta hãy vui mừng. Vì sao? Vì nơi Chúa Kitô chính là "ngày Đức Chúa" đã đến. Thiên Chúa đã đánh bại tội lỗi và ban cho tội nhân lòng thương xót và sự tha thứ. Đó là tin vui và một lý do chính đáng để "luôn luôn vui mừng trong Đức Chúa". Thánh Phaolô có phải chỉ là một người "có tinh thần lạc quan", một người sống trong thế giới riêng của mình xa rời với thực tế? Không đâu, vì Phaolô viết thơ này cho tín hữu ở Philipphê trong lúc ông ta đang ở trong tù. Phaolô biết là các tín hữu ở Philipphê đang gặp khó khăn, như ông đã nói trước đó trong thơ: “Vì anh em được nhận phần của Đức Kitô. Không chỉ để tin vào Ngài, mà còn để cùng chịu đau khổ với Ngài...” Sự đau khổ của anh em cũng như của tôi là phải "chiến đấu cho đức tin".

Khi thánh Phaolô mời gọi các tín hữu ở Philipphê là anh em hãy "luôn luôn vui mừng trong Đức Chúa", Phaolô nói với họ, cả với chúng ta nữa là hãy nhắm mắt trước nỗi khổ của sự bất công và "hãy tỏ vẻ vui mừng". Nói một cách khác, chúng ta không phải là một tôn giáo của “miếng bánh vẽ trên trời”. Trái lại, Phaolô nhìn vào các sự kiện một cách tỉnh táo để bước vào cuộc chiến của các tín hữu và kêu gọi họ hãy vui mừng lên, cho dù đó là cuộc chiến tranh, sự bạo lực, dịch COVID, diệt chủng, sự nghèo đói, nội chiến trong đất nước, sự lạm dụng trong gia đình, những tin xấu trong giáo hội v.v… Lý do vì sao Thánh Phaolô vẫn còn khuyến khích nên vui mừng là một lý do ngắn gọn vì "Đức Chúa đã đến" Ngài biết an ủi, tạo sức mạnh và hy vọng, không phải vì Ngài có giải pháp để khắc phục những vấn đề của đời sống, nhưng vì chính lòng tin Ngài, chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn vì "Đức Chúa đã đến gần".

Có phải đức tin này mời gọi chúng ta hãy bỏ qua các vấn đề của cuộc sống chăng? Cuộc sống sẽ tự lo lấy phải không? Quá khắc nghiệt. Không đâu, Đó không phải là cách sống đức tin của Phaolô. Trái lại, hãy như Phaolô chúng ta phải có can đảm dấn thân đem ánh sáng đến cho những ai đang "sống trong bóng tối âm u của sự chết”. Với sự che chở của Thiên Chúa và “lòng trí trong Chúa Giêsu Kitô”, người Kitô hữu không cần phải e ngại khi gặp phải vấn đề: Ngay cả tội lỗi của bản thân, và cũng không vì những tội lỗi đã ăn sâu vào nền văn hóa trong thế giới và của cả chúng ta. Phaolô mời gọi chúng ta hãy quan tâm đến sự giao tiếp với Thiên Chúa trong lời kinh nguyện. “Lời cầu nguyện phải luôn đồng hành với lời tạ ơn”. Chỉ còn 2 tuần nữa là đến Lễ Giáng Sinh, và mọi sự khá bận rộn, và có thể vượt quá tầm tay chúng ta. Thông điệp của thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy tập trung đến ý nghĩa chính của mùa này: Chúa Kitô đã gần đến; sự buông thả của thế giới và của tội lỗi sẽ không làm cho chúng ta nên tốt đâu. Hãy tập trung vào Đức Kitô; luôn bày tỏ lòng hy vọng và cảm tạ Thiên Chúa trong lời cầu nguyện và Phaolô bảo chúng ta hãy bày tỏ “lòng tử tế… của chúng ta với mọi người".

Thánh Luca nói rất rõ về chủ đề chúng ta cần phải làm gì. Trong những câu trước đoạn phúc âm hôm nay, ông Gioan Tẩy Giả, là một sứ giả không bao giờ dịu dàng, đã kêu gọi những người đang nghe ông là bầy rắn độc. Ông buộc tội những người đó đang cố gắng tìm cách thoát khỏi cơn thịnh nộ sắp đổ ập đến thay vì phải ăn năn thống hối. Điều đó mới khiến họ chú ý đến vì vậy họ hỏi ông Gioan "Vậy chúng tôi phải làm gì?" Có thể họ nghĩ ông Gioan sẽ đặt tất cả các gánh nặng lên vai họ, kêu gọi sự ăn năn thống hối kèm theo một sự thay đổi sâu đậm cuộc sống. Các người này phải làm gì để nên thật sự là dân Thiên Chúa. Nhóm trung thành ít ỏi còn lại mà ngôn sứ Xôphônia nói đến là những con người thật đã cảm nhận được Thiên Chúa đang ở giữa họ là "Đấng Cứu Chuộc Tối Cao" của họ?

Ông Gioan đã trả lời câu hỏi đầy lo lắng của họ: "Chúng tôi phải làm gì?" Rất đơn giản: Ông ta kêu gọi họ sống trung thực và thật tốt. Như thí dụ: Trong những việc bình thường của cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần nên quan tâm và để ý đến nhu cầu của những người nghèo: “Ai có hai cái áo choàng thì nên chia một cái với người không có”. Và người nào có thực phẩm cũng nên làm như vậy. Không có sự tự mãn, hoặc sai sót khi chia sẻ ở đây! Thánh Gioan nói nếu bạn có hai áo choàng, hãy chia sẻ; đây là chia một nửa của những gì mà bạn có.

Thật ra ông Gioan đang nói với chúng ta rằng hãy trung tín thực hiện bổn phận của chúng ta trong cuộc sống. Hãy trở nên những phụ mẫu tốt, và là người lao động chân chính, đối xử công bình với mọi người. Nếu chúng ta có quyền hành và thế lực đối với người nào (Như “người thu thuế”), không nên lợi dụng quyền hạn. Hãy ngay thật và giúp đỡ những người cần được giúp đỡ. Tôn giáo của chúng ta không phải là một đạo ở trên núi, hay ở một thế giới khác. Chúng ta phải là người trung thật, có một đời sống liêm chính. chúng ta không nên lợi dụng bất kỳ ai và nên đối xử với họ với lòng tôn trọng. Ông Gioan kêu gọi chúng ta hãy bằng lòng với những điều gì chúng ta có, và làm điều gì cho ngưới khác chưa có.

Ông Gioan Tiền Hô có vai trò quan trọng trong phúc âm thánh Luca. Điều gì ông ta làm và nói có ý nghĩa mạnh trong bài phúc âm hôm nay. Những ai nghe ông Gioan không chỉ nghe thông điệp của ông ta. Họ cần phải thể hiện bằng hành động của họ, để chứng tỏ họ đã nghe đến tận trong thâm tâm lời ông ta nói. Họ không thể đòi hỏi đặc quyền tiếp cận với Thiên Chúa chỉ vỉ họ là những người được Thiên Chúa chọn. Thế nên người Kitô hữu cũng không thể mong đợi một một vị trí đặc biệt với nhiều ưu ái chỉ vì họ thuộc một giáo xứ. Như ông Gioan nói hôm nay, chúng ta cần phải làm việc để phản ánh những điều chúng ta đã nhận được và tin nhận. Chúng ta không nên bỏ qua việc kiểm điểm hành vi của bản thân theo thời gian sống. Nên cẩn thận xét mình về điều ông ta đòi hỏi. Ông ta nói với một cách cấp tập rằng Đấng sẽ đến đã sẵn sàng dọn sân đập lúa, và tách hột lúa ra khỏi vỏ lúa, Không có thì giờ để lãng phí!

Ông Gioan nói rằng ông chỉ “làm phép rửa với nước, nhưng một Đấng mạnh hơn tôi sẽ đến”. Ông ta kêu gọi chúng ta nên thay đôi hành vi của mình, bẳt đầu với lòng ăn năn thống hối và sau đó mới hành động. Ông nói với dân chúng rằng họ cần phải chuẩn bị để gặp Đấng Mêsia bằng một sự thay đối đời sống. Đức Kitô sẽ theo dõi và mang đến cho chúng ta sức mạnh của sự chết và sự sống lại của Ngài. Trong Đức Kitô, tất cả chúng ta sẽ nên mới và phép rữa của Ngài là phép rữa trong “Chúa Thánh Thần và lửa”. Đó là những gì chúng ta cần nếu chúng ta muốn giử vững lòng trung thành với Đức Kitô trong một chặng đường dài, “Chúa Thánh Thần và lửa”. Vậy chính những hành vi yêu thương và phục vụ của chúng ta vì phúc âm là cớ để Thiên Chúa yêu thương. Đúng hơn, "Ngày Đức Chúa” đã đến, và Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Chúa Thánh Thần “đốt cháy” lòng mong ước của chúng ta, quyết tâm và nghị lực củ chúng ta để phục vụ toàn thời gian và trọn cuộc sống. Thánh Luca sẽ không nói đên ông Gioan trong câu chuyện, bởi vì trọng tâm thực sự của chúng ta không phải là Gioan và lời mời gọi của ông là hướng về Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần, Ngài mới ban cho chúng ta sức sống để giúp chúng ta trở nên những tôi tớ trung thành với Đức Kitô và cho phép chúng ta luôn tỉnh thức để mong chờ ngày Ngài trở lại.

Trong thế giới chúng ta có rất nhiều đau khổ. Trên 5 triệu người đã qua đời vì đại dịch Covid. Các vấn đề trong thế giới và đất nước của chúng ta thật ngập tràn khó khăn. Chúng ta chắc chắn sẽ không thể giải quyết tất cả các vấn đề mà chúng ta đã thấy và đã nghe nói đến. Nhưng chúng ta có thể làm điều đó! Hôm nay chúng ta được mời gọi nhận biết Thiên Chúa là ai, và Ngài đã làm việc gì cho chúng ta qua Đức Kitô. Bí tích Thánh Thể hôm nay là dịp để chúng ta tạ ơn và ca ngợi mọi việc Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Sau đó, chúng ta sẽ ra về đem tin mừng về những điều gì chúng ta đã nghe và đã trải nghiệm cho thế giới. Chúng ta làm những điều đó trong cuộc sống thường ngày qua lời nói và việc làm cuộc sống đời thường của mình. Chúng ta thấy điều gì sai ở đâu? Ai là những người cần được giúp đỡ và bị đau khổ? Ai có thể nói lời an ủi, ai có kiên nhẫn lắng nghe với lòng yêu thương ở người đang đau khổ? Chúng ta làm sao để được gọi là người có lòng yêu thương của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta? Liệu những người quen biết và thường gặp chúng ta có nghiệm ra được ngày Đức Chúa đã đến không? Họ có lý do gì để tin lời các ngôn sứ và các tác giả phúc âm – rằng Đức Chúa của họ đang ở gần và chúng ta có đủ lý do để "Vui Mừng!" "Hân Hoan!"?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


3rd SUNDAY OF ADVENT -C-
Zephaniah 3: 14-18a; Psalm 12; Philippians 4: 4-7; Luke 3: 10-18

During Advent the prophets are rather persistent, aren’t they? They are also very upbeat—at least during Advent. In our first readings this Advent the prophets don’t level indictments against injustice and religious hypocrisy – though the rest of their writings have no lack of such judgments. Instead, these weeks we hear the other side of prophecy, the promise and consolation offered to a needy and devastated people. Indeed, today’s Zephaniah reading practically dances with joy, while the rest of the book of Zephaniah is rather gloomy and ominous in its condemnation of the people’s moral and religious failures.

Earlier Zephaniah promised that the Day of the Lord was coming when God would punish the people’s sinfulness. In the passage immediately preceding today’s (3:11-13), the prophet says God will leave a small group of those who have been faithful to God – the "anawim." These simple and lowly ones are the recipients of Zephaniah’s good news. When the "Day of the Lord" ("On that Day") does come, those who have kept the covenant have nothing to fear. God will be in their midst, as God has always been. That "day" will be an occasion for rejoicing because even the just will be renewed in God’s love.

When God does come, "on that day," how will God deal with sin and sinners? Will it be bad news for sinners? No, the good news announced in both Philippians and the Lucan passage today is about bad news for sin, but good news for sinners. (Note that during special seasons, such as Advent and Lent, all three Sunday readings blend. This is not the case during Ordinary time when the second reading follows a different and independent sequence – so, preachers trying to find a "common theme" in the three readings during that time are going to be frustrated!)

In the days of Latin liturgy, today was called "Gaudete Sunday." The language may have changed, but the sense of today hasn’t. In the midst of Advent the dominant message is an invitation to "Rejoice." In the Philippians reading Paul picks up Zephaniah’s message and calls us to rejoice. Why? Because in Christ the "day of the Lord" has arrived. God has dealt with sin by defeating it and offering sinners mercy. That is good news and a firm reason to "Rejoice in the Lord always." Is Paul just a "cockeyed optimist," someone living in a world of his own, detached from reality? Hardly, since he writes to the Philippian church from prison. He knows the Philippians are in a difficult time, as he says earlier in the letter, "...for it is your special privilege to take Christ’s part – not only to believe in him but also to suffer for him. Yours is the same struggle as mine..." (1:29-30). Both Paul and the Philippians are in "the same struggle."

When Paul invites them to "Rejoice in the Lord always," he is not telling them, or us, to close our eyes to pain and injustice and to "put on a happy face." To use one more cliché, ours is not a "pie-in-the-sky" religion. Rather, Paul casts a sober eye at the struggles Christians endure and calls for rejoicing even in a world of war, violence, pandemic, genocide, poverty, civil war, domestic abuse, church scandal, etc. The reason he can still encourage rejoicing is succinctly stated, "The Lord is near." He knew consolation, strength and hope, not because he had an easy solution to life’s problems, but because in the midst of them he trusted, "The Lord is near."

Does this faith invite a laissez faire approach to life – life will take care of itself? Hardly. That wasn’t Paul’s mode of living his faith. Instead, like him, we can have courage to try to bring light to those who "dwell in the shadow of death." With God guarding "your hearts and minds in Christ Jesus," there is nothing the Christian need fear to address: neither personal sin, nor the sin that is ingrained in our culture and world. Paul invites us to take our concerns to God in "prayer and petition with thanksgiving." There are two weeks till Christmas and things are quite hectic and may even have gotten out of hand. Paul’s message keeps us focused on the basics of the season: Christ is close at hand; the world’s excesses and sin will not get the best of us; we must keep our focus on Christ; express our hope and gratitude to God in prayer and, Paul tells us, express our "kindness...to all."

On the subject of what we must do, Luke is very clear. In the verses preceding today’s gospel, John the Baptist, never a smooth diplomat, has called those listening to him a brood of vipers. He charged them with trying to escape from the wrath that was soon to come, rather than repenting. That got their attention, so they now ask John, "What should we do?" Perhaps they expected John to put a heavy burden on them, call for repentance accompanied by highly visible and arduous proofs of a change of heart. What must these people do to truly be God’s people, the faithful remnant Zephaniah addressed, who would experience God in their midst as their "mighty savior?"

John’s response to their anxious question, "What must we do?", is disarmingly simple: he calls them and us to live good and faithful lives. So, for example, in the ordinary events of daily life we must include concern and response to the needs of the poor: "Whoever has two cloaks should share with the person who has none." And, whoever has food should do likewise. No complacency, or miserly giving here! One can never say, "I’ve done my share for the poor," for John says, if you have two cloaks – share. In this case that’s half of what one has!

Basically the Baptist is telling us to be faithful to our roles in life – be good parents and honest workers; treat people justly. If we have authority and power over someone ("tax collectors") don’t take advantage of them. Be fair and help those in need. Ours is not an other-worldly, mountaintop religion. We are to be honest people, characterized by lives of integrity; we should not take advantage of anyone and must treat them with respect. John calls us to be satisfied with what we have – and to do something for those who have not.

John the Baptist plays a strong role in Luke’s narrative. He and what he says, certainly dominate today’s gospel reading. Those who hear John cannot just listen to his message, they must show by their actions that they have internalized it. They cannot claim privilege and access to God merely because they are among the chosen people. Nor can Christians expect a special place or favor merely because we belong to a church. As John tells us today, we must do deeds that reflect what we have received and what we believe. We cannot put off to another time the serious self examination he is asking us to do. He speaks with urgency – the one who is coming is ready to clear the threshing floor and separate the wheat from the chaff. No time to waste!

John says he is only, "baptizing you with water, but one mightier than I is coming." He is calling for a change of behavior, starting with repentance and following through with actions. He tells people they must prepare for the coming messiah by a change of life. Christ will follow up and bring to us the power of his death and resurrection. In Christ all will be new and his baptism will be with "the Holy Spirit and fire." That’s what we need if we are to sustain our commitment to Christ for the long haul – "the Holy Spirit and fire." Then our acts of love and service for the sake of the gospel will not be done just to curry favor from God. Rather, "the day of the Lord" has arrived and God is in our midst. The Holy Spirit "fires" our desire, determination and energies to full time and life long service. Luke will soon remove John from the scene because our true focus is not John and his ethical call; but it is Jesus and the life-giving Spirit he gives us that will keep us faithful servants to Christ and enables us to vigilantly watch for his return.

There’s a lot of pain in our world. Over 5 million people have died from the pandemic. The problems in our world and nation feel overwhelming. We certainly aren’t going to solve all the problems we see or hear about. But we can do something! Today we are invited to acknowledge who God is and what God has done for us in Christ. Today’s Eucharist is an opportunity to give thanks and praise for God’s wonderful works on our behalf. Then we will leave here to take the good news of what we have heard and experienced into the world. We do that mostly in our ordinary lives, by words and actions that form the stuff of our everyday living. Where do we see wrong? Who are those in need and in pain? Who can use a kind word, a patient ear, a comforting presence? How are we being called to reflect the nearness of the Lord in our world? Will those who meet or know us experience that the day of the Lord has arrived? Will they have reason to believe the prophets and evangelists – that their Lord is near and we have plenty of reason to "Rejoice!"–"Gaudete!"?