Giáo hội Úc lo ngại trước tỷ lệ tự tử cao ngất của giới trẻ Thổ dân

Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) cho hay những dữ kiện trong bản báo cáo gần đây cho thấy con số tự tử của giới trẻ Thổ dân và người thiểu số Torres là một con số đáng lo ngại cho quốc gia.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Theo bản báo cáo cho hay thì nguyên nhân làm cho giới trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 17 của Thổ dân và dân thiểu số trong vùng Torres tự tử trong những năm từ 2016 đến 2020 thật cao tới mức báo động!

Theo tài liệu thì chỉ trong năm 2020, đã có 223 trẻ vị thành niên thổ dân tự tử mà 70 em sinh sống ở Tiểu bang Queensland.

Tỷ lệ tự tử cao

So các vụ tự tử tại Úc thì nhóm Thổ dân có tỷ lệ cao nhất. Theo các dữ liệu cho thấy tỷ lệ tử vong vì tự tử thì cứ 100.000 người Thổ dân Úc thì có 16,7 em ở tuổi từ 0–24 tuổi tự tử và 45 em ở tuổi 25–44 tuổi. Những tỷ lệ này cao gấp 3,2 và 2,8 lần so với những người Úc khác trong các nhóm tuổi tương tự.

Nỗi lo cho đất nước

Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) đã mô tả những phát hiện này là một nỗi khổ nhục và âu lo cho quốc gia.

Ông Francis Sullivan, Chủ tịch Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) cho hay: “Người thổ dân đang giống lên một thảm trạng của công đồng của họ cho chúng ta và chúng ta cần lắng nghe họ. “Trong khi các nguyên nhân dẫn đến tự tử của người Thổ dân có một số điểm tương đồng với phần còn lại của dân chung chung vì bệnh tâm thần không được điều trị, chấn thương do lạm dụng nghiện ngập và bị lạm dụng thời thơ ấu, thì người Thổ dân còn phải chịu đựng sự mất đất, mất nền văn hóa, bị phân biệt chủng tộc và bị loại trừ ra ngoài lề xã hội.”

Tổn thương vì những xung đột với lớp người di dân thứ nhất

Theo ông Sullivan, thì những bạo lực của những ngày đầu lập quốc và các chính sách của Người bản địa Úc đã không nỗ lực tìm ra các giải pháp cho những tổn thương đã gây ra cho người Thổ dân trong suốt hơn 230 năm qua.

Ông lưu ý rằng một cách tiếp cận có vẻ hiệu quả đối với Chủ tịch Cơ quan Bác ái Xã hội Công Giáo Australia (CSSA) là đảm bảo cho người Bản địa được giáo dục và đào tạo để làm việc trong các cộng đồng Bản địa của họ. Ông cho hay ví dụ như CatholicCare của Giáo phận Wilcannia-Forbes, nơi mà 35% lực lượng lao động là những người bản địa và họ có các đại diện ở tất cả các cấp điều hành quản trị trong xã hội.

Nỗ lực cam kết hòa giải của Giáo hội

Giáo hội Úc từ lâu đã tích cực cố gắng hàn gắn các vết thương lịch sử của đợt di dân đầu... Các Nỗ lực đoàn kết và hòa giải với Thổ dân là một trong những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Hội đồng toàn thể lần thứ năm tại Australia đã được bắt đầu từ đầu tháng 10 này. Các Giám mục gần đây đã tán đồng bản “Tuyên bố vùng đất Uluru là Vùng đất thánh thiên của người Thổ dân”, đánh dấu một bước ngoặt kêu gọi thiết lập ‘Tiếng nói của các nhóm di dân đầu tiên’ trong Hiến pháp Úc.

Ngày 24 tháng 9, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Úc là Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, nhắc lại tình trạng người Thổ dân bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị phân biệt đối xử và những khó khăn mà người thổ dân đã phải gánh chịu trong hai thế kỷ qua, và Ngài nhận định rằng “chỉ có trái tim bằng đá” mới có thể đẩy những người Thổ dân này “trở thành người ngoài hành tinh, những kẻ lưu vong, và những người tị nạn ngay trên chính mảnh đất của họ."