Cộng hòa San Marino đã bỏ phiếu vào Chúa Nhật 26 tháng 9, để hợp pháp hóa việc phá thai cho đến 12 tuần của thai kỳ.

Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý vào ngày 26 tháng 9 đã chấm dứt lệnh cấm phá thai của đất nước, được áp dụng từ năm 1865.

Hơn 77% cử tri đã tán thành đề nghị cho phép phá thai trong ba tháng đầu của thai kỳ, cũng như sau mốc 12 tuần nếu có “những dị tật của thai nhi, hay có nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất hoặc tâm lý của người phụ nữ. “

San Marino là một nước cộng hòa với dân số 35,000 người - một phần ba trong số đó sống bên ngoài biên giới của nó. Tỷ lệ sinh của quốc gia nhỏ bé là khoảng 1.2 trẻ em trên một phụ nữ.

Đức Giám Mục của San Marino đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 26 tháng 9 bày tỏ sự thất vọng của ngài đối với kết quả của cuộc trưng cầu dân ý và nói rằng phụ nữ mang thai phải được hỗ trợ để “không có hòn đá nào bị bỏ qua trong việc tìm kiếm các giải pháp thay thế” cho việc phá thai.

Đức Cha Andrea Turazzi nói: “Chúng ta phải bảo đảm rằng không bao giờ một cuộc sống lại không được chào đời vì bất an, ngờ vực, cô đơn, thiếu sự giám hộ và bảo vệ hoặc vì lý do kinh tế.”

Ngài nói thêm: “Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, với các phương tiện tùy ý sử dụng, với sự phát triển của ý thức xã hội, chúng ta có thể làm rất nhiều điều để chào đón sự sống chưa ra đời.”

“Chúng tôi tin rằng tốc độ phát triển của một xã hội không được đo lường quá nhiều bằng kinh tế học, mà bằng sự tôn trọng quyền của tất cả mọi người, bắt đầu từ những người mong manh, không có khả năng tự vệ và chưa được sinh ra”.

Theo truyền thống, một Kitô hữu tên Marinus đã thành lập một cộng đồng Kitô Giáo vào thế kỷ thứ tư mà cuối cùng trở thành thành phố quốc gia San Marino.
Source:Catholic News Agency