Roma: Đức Hồng Y Renato Martino, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng cổ võ văn hóa sự sống, bảo đảm sao cho những đứa con sinh ra từ người mẹ mắc bệnh Siđa, được mạnh khoẻ và cũng bảo đảm sao cho những người mẹ này được sống còn để nuôi dưỡng những đứa con của họ.

Hội nghị quốc tế ngăn ngừa bệnh liệt kháng Siđa lan truyền nơi trẻ em tại Phi Châu đang được tổ chức tại Roma do Cộng Đoàn Thánh Sant’Egidio bảo trợ vào ngày thứ Sáu 27/5/2005.

Trong hội nghị có các bộ trưởng từ 19 quốc gia đến tham dự, ngoài ra còn có sự tham dự của các viên chức chính quyền từ các quốc gia Âu Châu và Bắc Mỹ, các đại diện các công ty dược phẩm, các cơ quan bảo trợ và các phụ nữ Phi Châu mắc bệnh liệt kháng Siđa cùng với những đứa con lành mạnh của họ.

Đức Hồng Y Martino đã phát biểu trước hội nghị “đó là một nghĩa vụ luân lý bắt buộc để mang đến niềm hy vọng cho Châu Phi, theo đó sẽ mang lại niềm hy vọng cho thế giới”.

Cộng Đoàn Thánh Sant’ Egidio đã cung cấp các cuộc thử nghiệm, trợ lý và cung cấp miễn phí dược phẩm cho người mang bệnh liệt kháng Siđa tại Mozambique từ năm 2002. Một chương trình gọi là DREAM là chương trình nâng cao dược phẩm chống bệnh Siđa và suy dinh dưỡng viết tắt từ “Drug Enhancement against AIDS and Malnutrion”, đã bắt đầu thực hiện tại các quốc gia Phi Châu gồm có Tanzania, Malawi, Guinea-Bissau, Guinea và Kenya.

Hơn 30,000 người từ 6 quốc gia đã can dự vào chương trình DREAM này để thử nghiệm, hơn 11,000 người mắc vi trùng HIV và hầu hết 5000 người trong số họ đã theo đuổi chế độ điều trị và uống thuốc do DREAM đưa ra.

Hai Bác Sĩ của Cộng Đoàn Thánh Sant’ Egidio đã tường thuật trước hội nghị rằng trong chương trình của họ đã có “hơn 1100 em bé được sinh ra lành mạnh từ những người mẹ có vi trùng HIV, và tỉ số truyền bệnh từ người mẹ chỉ còn dưới 2%”.

Nếu không có phương pháp trị liệu này, tỉ số truyền bệnh từ người mẹ cho đứa con sẽ rơi vào khoảng 35%, thế nhưng nhờ phương pháp trị liệu mà tuổi thọ của người mẹ được kéo dài và như thế số tử cong nơi đứa bé mới sinh và những đứa con khác đã giảm thiểu đi một cách rất đáng kể.

Một người mẹ 37 tuổi mắc vi trùng HIV từ quốc gia Mozambique tên là Josefa Graciosa Jardim Madeira, đã kể lại chứng từ của mình, bà đã tham gia phương pháp điều trị của DREAM. Vào năm 2003, bà đã mang thai và một nữ tu đã thuyết phục bà hãy đến Cộng Đoàn Thánh Sant' Egidio để được thử nghiệm có vi trùng HIV hay không.

Bà Madeira đã tường thuật lại “Tôi sẽ không bao giờ quên đi được buổi sáng xảy ra vào ngày 10 tháng Sáu. Phần tôi, nó là một ngày kinh khủng, nhưng nó cũng là một ngày may mắn đến cùng lúc trong đời tôi”.

Khi thử nghiệm bà đã được báo cho biết là bà đã mắc vi trùng HIV, vì thế Cộng Đoàn Thánh Sant’ Egidio đã đưa bà vào phương pháp trị liệu trong tuần mang thai thứ 25, cung cấp bồi dưỡng thêm thực phẩm cho gia đình và giúp bà duy trì phương pháp trị liệu.

Không giống như những phương pháp trị liệu khác hầu ngăn ngừa truyền vi trùng từ mẹ sang con tại Phi Châu, theo đó họ chỉ cho uống thuốc vào thời điểm khi đứa bé được sinh ra, thế nhưng phương pháp của DREAM thì khác, người phụ nữ được hoàn toàn theo dõi từ đầu đến cuối và sẽ được tiếp tục cho uống thuốc kháng thể cho đến ngày cuối của cuộc đời hay cho tới khi mà phương pháp trừ tiệt căn bệnh liệt kháng Siđa được tìm ra.

Madeira đã sinh ra một bé gái kháu khỉnh, lành mạnh và đến nay cơ thể của bé phát triển rất bình thường như bao trẻ sơ sinh khác. Bà kể lại “đến 18 tháng tôi đã cho đứa bé đi thử. Kết quả là không có vi trùng. Đối với tôi đó là một niềm vui cả thể, một niềm vui cực độ. Tôi là một người mẹ mang dòng máu có vi trùng sinh ra một đứa bé gái mang dòng máu không bị nhiễm”.

Bác Sĩ Maria Cristina Marazzi, là một trong những người lãnh đạo chương trình DREAM, đã nói trước hội nghị rằng Cộng Đoàn Thánh Sant’ Egidio và Tổ Chức Y Tế Italia sắp sửa cho phát hành một bản nghiên cứu về sự lan truyền vi trùng HIV từ người mẹ sang đứa con dựa vào dữ liệu lấy từ những người mẹ tham gia chương trình DREAM.

Bác Sĩ Marazzi nói bản nghiên cứu sẽ “cống hiến những sự chỉ dẫn quý báu đến sự an toàn của sữa người mẹ được điều trị bằng dược phẩm kháng sinh, làm xua tan đi những hạn chế cuối cùng và biểu lộ cho thấy người mẹ có thể trở về cách nuôi con cho bú sữa mẹ”.

Một cố vấn cho Ngân Hàng Thế Giới, bà Katherine Marshall nói với hội nghị, thế giới đang đối đầu với “một cấp bách về luân lý” để tập trung hơn thời gian, năng lực và phương sách đến trẻ em và bệnh liệt kháng Siđa, bao gồm đến ngăn ngừa đến sự lây lan từ người mẹ, điều trị trẻ em mắc vi trùng HIV và chăm sóc cho trẻ mồ côi mắc bệnh liệt kháng Siđa.

Bà Marshall nói các cơ cấu tôn giáo đang dẫn đầu, nhưng còn nhiều điều phải làm và nên làm để vượt mọi khó khăn tiến lên nối kết với các tổ chức phi chính phủ và các cơ cấu lớn trong cộng động và quốc tế.

Bà Marshall cũng bày tỏ đến phần lớn những người mắc vi trùng HIV trên thế giới là phụ nữ, và chưa có ai đã làm đủ để lắng nghe những kinh nghiệm của họ, chưa đáp ứng đến những chương trình trị liệu đến nhu cầu của họ ngõ hầu giúp họ với con cái họ, và chưa có chỉnh đốn những tình huống xã hội đã đặt họ vào vòng nguy hiểm.

“Chúng ta phải đối thoại đến những vấn đề khó khăn này, bản tính con người, tình dục, những liên hệ giữa nam và nữ, condoms, mãi dâm, không chung thủy … “

Cuối cùng bà Marshall nói tiếp người nghèo, người ốm đau và trẻ em không thừa hưởng lợi ích gì đến những tổ chức tôn giáo và các tổ chức quốc tế, khi mà các tổ chức còn lơ là đến những khác biệt hay tố cáo đổ lỗi cho nhau vì hậu quả của vấn đề.