III. Các Vấn đề Quan hệ và những Nan giải của Linh mục chi phối đến Mục vụ và Đời sống Mục tử
(Trích trong Hội Luận Dành Riêng Cho Toàn Thể Giám Mục Á Châu về Chăm sóc Mục tử — Đặc biệt quan tâm đến các Linh mục đang gặp khó khăn — Tư liệu FABC số 122)

Gm. Vianney Fernando, Sri Lan-ka, Chuyển ngữ: Lm. Xuân Hy Vọng

Dẫn nhập: Nhiều năm trước, khi tôi còn là Tổng Đại diện, vị tiền nhiệm của tôi đã nhận lá thư từ Bề trên thượng cấp Hội dòng, giới thiệu một ứng viên trẻ tuổi đang trong giai đoạn kinh viện dòng chuyển sang Linh mục Giáo phận. Trong lá thư ấy viết ứng viên này là chàng trai trẻ tài năng, nhưng họ đã phát hiện cậu ấy không phù hợp với đời sống Cộng đoàn, cụ thể, chẳng thể kết nối với bất cứ Cộng đoàn của Dòng khi được sai đến. Nhưng vị Bề trên thượng cấp này cũng đề cập trong thư rằng cậu ấy có thể trở thành một Linh mục Triều tốt, bởi vì không phải sống trong Cộng đoàn.

Vị tiền nhiệm của tôi vốn là người tốt lành thánh thiện, không thể phát hiện tính nguỵ biện ở luận cứ này, và đã chấp nhận ứng viên ấy vào Giáo phận, cũng như phong chức linh mục. Nhưng sau đó, thật tội nghiệp cho vị tiền nhiệm của tôi, ngài phải trả giá cho sai lầm này. Kể từ động từ ‘đi’ trở thành tai hoạ khi tân Linh mục ấy không thể nào kết nối với bất cứ ai trong một thời gian dài, và đã ‘chọc giận’ mọi người.

“Sứ vụ linh mục là sống tương giao thiết yếu. Vì thế, khả năng quan trọng đặc biệt của người Linh mục chính là kết nối với tha nhân. Đây hoàn toàn là nền tảng căn bản cho một người được mời gọi chịu trách nhiệm cộng đoàn và trở nên thừa tác viên của sự hiệp thông” (Tông huấn Pastores Dabo Vobis: Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, 1992).

Suốt 24 năm kinh nghiệm Giám mục, tôi nhận thấy quá nhiều thời gian và sức lực bỏ ra để giải quyết những nan giải quan hệ mà các Linh mục trong Giáo phận gây ra – kể cả với Giám mục hay giữa linh mục đoàn hoặc với giáo dân, và cũng chẳng có gì khác thường khi gặp rắc rối với tu sĩ đang phục vụ tại Giáo xứ.

Bằng việc đưa ra một số trường hợp cụ thể liên quan đến những vấn đề này, tôi xin phép bắt đầu bài suy tư của mình. Dĩ nhiên, danh tánh nhân vật được thay đổi, nhưng mọi trường hợp sau đều thật và đã xảy ra.

SƠ LƯỢC

1. Cha Cliff là một Linh mục thông minh, đã nỗ lực hoàn tất mọi bằng cấp chuyên môn. Cha có năng lực và làm việc theo phương pháp, nhiều ý tưởng cấp tiến, tin Giáo hội phải là của người nghèo, cho người nghèo, và với người nghèo. Ngài có lối nhìn cứng rắn về các vấn nạn xã hội dựa trên những quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, tính bất khả khoan nhượng với mọi quan điểm khác đến từ các thành viên trong Linh mục đoàn lại rõ nét. Trong khi thực hiện tích cực thừa tác Mục vụ, dường như cha có xu hướng phán xét người khác, cách riêng với anh em Linh mục. Đối với cha, mỗi lúc đề cập đến mối tương quan với tha nhân thì chỉ có “trắng” và “đen”. Ngài quên rằng người “khác” không hẳn luôn sai hoặc luôn đúng. Điều này chẳng làm ngài ấn tượng nhận ra con người là một hữu thể hoà lẫn phức tạp giữa điều thiện và điều dữ, dễ thương ở một vài khía cạnh, nhưng khó chấp nhận ở mặt khác.

Vì những thái độ và quan điểm này, Cha Cliff trở nên cố chấp hầu hết với các anh em Linh mục. Chẳng ai chấp nhận lập trường của ngài, đặc biệt về các vấn đề xã hội cũng như giáo hội, và họ cắt đứt quan hệ với ngài, với cuộc sống ngài. Dần dần, cha bị cô lập. Dĩ nhiên, chẳng vui chút nào về hoàn cảnh cô lập này, và cha cảm thấy không thể kết nối với đa số các anh em linh mục. Cha trở nên khó chịu, và điều này ảnh hưởng đến mối tương quan của ngài với giáo dân. Các bài giảng của cha được chuẩn bị chu đáo, nhưng thông thường theo hướng chỉ trích chính quyền và những ai bất đồng với ngài. Một vị linh mục thông minh, dấn thân, năng nỗ và làm việc có phương pháp, giờ đây kết thúc trong nỗi buồn ghê gớm vì những mối quan hệ của cha mà do thái độ và quan điểm cứng nhắc của bản thân ảnh hưởng sâu sắc.

(Biến cố này dường như là một ví dụ điển hình cho ứng viên chỉ thăng tiến trong thời gian đào tạo về mặt học vấn và thần học. Tuy nhiên, thiếu sự quân bình giữa cảm tính và trí tuệ đã gây ra khiếm khuyết, thiếu hụt trong các mối quan hệ con người nơi đương sự. Cha để xúc cảm chi phối mọi thái độ và các hành vi cá nhân. Ngài không dùng trí lực để xử lý các vấn đề trong cuộc sống và sứ vụ của mình. Rõ ràng nếu mối tương quan của cha tiến triển tốt, có lẽ ngài đã trở thành kỷ vật của bất cứ cộng đoàn nào rồi).

2. Tính cách cha Jim có vẻ dễ chịu, nhưng tương quan với các anh em Linh mục lại rất hời hợt. Cha có chương trình nghị sự riêng, và ngụy trang bản thân là người niềm nở với hang loạt cử chỉ ấn tượng. Nhưng không một ai có thể biết được con người thật của ngài. Cha luôn bận rộn và không ưu tiên trách nhiệm công việc mục vụ. Ngài đi nhiều và không tham gia các sinh hoạt mục vụ thiết yếu tại Giáo xứ rộng lớn của mình. Giáo dân rất khó gặp cha, thậm chí ngài bỏ quên nhiều lời hẹn. Ngay cả nhu cầu mục vụ thông thường, giáo dân phải cố gắng tìm ngài.

Cha Jim ngạc nhiên khi những thiếu sót này nhắm vào mình. Cha quả quyết bản thân làm việc rất hệ thống. Cha yêu cầu rất nhiều khi nói đến các giáo dân cực kỳ nghèo khổ và bị loại bỏ, trong khi không tự kỷ luật bản thân mà chỉ đòi hỏi đoàn chiên mình. Bàn tới các mối liên hệ mục vụ, cha lại ít quan tâm, và khó thương cảm. Nếu lời than trách đến tai, cha trở nên cố chấp và thường trả đũa lại ai đã than phiền. Cha phản ứng gay gắt với họ.

Dù được nhắc nhở và khuyến cáo nhiều lần, cha vẫn phản kháng giáo dân trong trách nhiệm mục vụ.

Sự thể thiếu hụt trầm trọng trách nhiệm mục vụ dường như hiển nhiên đối với ai khác, chứ cha không nhận ra chính nơi mình. Lời than phiền lặp lại thường xuyên từ giáo dân rằng các bài giảng của ngài hầu như vạch lá tìm sâu, phanh phui lỗi lầm của họ, và toàn ngôn từ cạnh khoé có tính biện minh, nhưng gây thương tổn. Cha Jim có thể gây ra sụp đổ tại bất cứ cộng đoàn Giáo xứ nào, và trở thành cái gai cho vị Giám mục Giáo phận nào đó!

(Thiếu thái độ xét mình dường như là nguyên nhân cội rễ cho các nan giải quan hệ của Cha Jim. Có thể lưu ý rằng thiếu hụt khá nghiêm trọng động lực và tinh thần cam kết dấn thân mục vụ nơi ngài. Những phân mảng này lại chẳng được giải quyết trong thời gian đào tạo. Không gì tệ hơn khi phải đối diện với một linh mục chẳng hề chấp nhận giới hạn bản thân và vì thế không sẵn sàng thay đổi. Nói cho cùng, thừa tác vụ cũng như giáo dân phải chịu khổ rồi).

3. Cha Young là một Linh mục sáng giá, được mệnh danh là từ điển sống bách khoa toàn thư. Ngài chú tâm tỉ mỉ đến trách vụ học vấn. Nhóm các cha bạn trong Linh mục đoàn ngưỡng mộ những thành quả chuyên môn của ngài. Tuy nhiên, cha căm phẫn với mọi quyền lực khởi đầu từ Giám mục. Không hẳn với con người của vị Giám mục, nhưng ngài không thể nhượng bộ bất kỳ ai có thẩm quyền. Lập trường chống bán quyền hạn mạnh mẽ của cha đã ngăn trở tính hiệu quả nơi công việc mục vụ. Thái độ tiêu cực của cha về vấn đề này dường như ảnh hưởng xấu đến các cha trẻ trong Linh mục đoàn, mà họ từng ngưỡng mộ về kiến thức học thuật và đóng góp của cha. Thậm chí, ngay cả lĩnh vực chuyên môn, cha cũng không hoàn toàn cộng tác bất cứ đề án nào, mà ngài phải khẩn khoản nài xin những bậc có thẩm quyền.

(Có lẽ Cha Young là một nạn nhân của những hoàn cảnh sống trong thời kỳ lớn khôn. Thái độ chống bán thẩm quyền có thể bắt nguồn từ trải nghiệm khi còn trẻ về hình ảnh của một người cha chuyên quyền, hằng luôn gay gắt với con cái. Do đó, cha bị tổn thương nặng nề về mặt tâm lý, và dẫu cho ngài có những bước tiến đột phá trong lĩnh vực trí tuệ đi chăng nữa, thì vết thương lòng vẫn chưa được chữa lành, cũng như quá trình đạo tạo nhân bản của cha bị thiếu hụt, và không giúp ngài vượt qua cảm tính này. Vì thế, tính hiệu quả nơi sứ vụ quý giá của cha bị cản trở nghiêm trọng, do bản thân không có khả năng kết nối với các bề trên một cách trưởng thành và vô tư).

4. Cha Michael là một Linh mục với trí tuệ trung bình. Nhìn chung ngài là Cha xứ khá tốt lành. Ngài không quá sáng tạo trong việc mục vụ chăm sóc đoàn chiên, khá chậm chạp, không dám mạo hiểm với những sáng kiến mục vụ. Ngài rất hợp với “hình mẫu lễ nghi” trong thừa tác Linh mục. Cha Michael thuộc týp người hướng nội, nên ít bạn bè trong Linh mục đoàn. Thường dễ nhục chí, chán nản trước những thất bại hay thách đố, do đó cha không ngần ngại xin đổi bài sai. Nhưng một lần nọ, khi khủng hoảng xảy ra, ngài lại xin trì hoãn việc thuyên chuyển, và lẽ dĩ nhiên tạo rắc rối cho Giám mục.

Dường như cha gặp khó khăn kết nối với cộng đoàn nữ tu tại Giáo xứ. Thậm chí chỉ một sự hiểu lầm mục vụ, mà ngài không do dự cắt đứt mọi mối quan hệ với các Sơ đang làm việc tông đồ nhiệt thành. Khi dâng Thánh lễ tại giáo điểm truyền giáo mà có các Sơ cư ngụ, cha từ chối ăn uống với họ, ngay cả dùng một tách trà tại Cộng đoàn. Ngài vội vàng quyết định cấm các Sơ làm việc mục vụ thông thường của mình. Cha Michael không ngần ngại dùng toà giảng mà chỉ ra những sai phạm của các Nữ tu. Tình hiệp thông rạn nứt nghiêm trọng giữa cha và cộng đoàn Dòng tu đã ảnh hưởng quá nhiều tiêu cực đến cộng đoàn Giáo xứ. Giáo dân nói chung cảm thấy chướng tai gai mắt, họ mất niềm tin nơi Cha xứ. Mức độ tin cậy vào bài giảng của ngài bị xói mòn. Thật khó có thể sửa chữa hư hoại này, khi giáo dân không còn kính nể kể cả Linh mục cũng như cộng đoàn Nữ tu, mà họ vốn là những người phải làm gương sáng cho sự “hiệp thông”.

Hiện tượng chung này xảy ra nhiều nơi các Linh mục, chỉ vì chút hiểu lầm với Bề trên hay cá nhân thành viên của một cộng đoàn dòng tu, mà không hề do dự tẩy chay họ và gây ra biết bao nhiêu bê bối cho Giáo xứ.

(Một lần nữa, các vấn nạn của cha Michael liên quan đến sự non nớt về mặt cảm tính, và chính điều này đang huỷ hoại mọi quan hệ, cũng như thừa tác vụ. Tuy im lặng, nhưng cha Michael có tư tưởng riêng khi đề cập tới các mối tương quan, và cha không thể nhận ra điều bất nhất trong các hành vi bản thân, ngay cả khi chỉ rõ mọi vấn đề cho ngài một cách hợp lý. Rõ ràng, trên phương diện nhân bản, tính cách ngài cần được trưởng thành hơn nhiều.)

5. Cha Charles là một người làm việc âm thầm theo kiểu ‘kỵ binh đơn thân độc mã’. Ngài hoạt động chăm chỉ, và chịu gánh vác trách nhiệm. Tuy nhiên, các mối quan hệ nhân bản cần được phát triển hơn. Trước hết, cha thuộc trường phái “đa nghi”, nên khó lòng tin tưởng người khác. Cha rất thận trọng tìm hiểu những ai đến với ngài.

Chiều hướng quá thận trọng này ngay lập tức tạo ra rào cản trong các mối quan hệ. Thái độ hoài nghi của cha chi phối cả những người giúp việc trong nhà xứ, và đó là kết quả họ nhanh chóng rời bỏ sau khi giúp ngài một thời gian ngắn. Thậm chí với anh em Linh mục, cha cũng rất “thận trọng” khi bàn tới những việc nghiêm túc. Vì thế, ngài tạo cảm giác xa cách và vô hình chung gây tổn thương đến các anh em Linh mục vì thái độ đa nghi và thiếu sự cởi mở.

Thái độ này cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ của cha với những vị có thẩm quyền. Cha dứt khoát đoạn tuyệt với họ như thể không một ai hiểu được điều gì đang diễn ra trong chính tư tưởng của bản thân. Nhìn chung, một Linh mục với tính cách thế này thì không thể cởi mở với Giám mục được, bởi vì rõ ràng cha chẳng hoà hợp với một ai.

(Việc thiếu “trưởng thành nhân bản” một lần nữa được nhìn thấy ở đây, nếu không đã là một linh mục tốt lành rồi. Bất luận nhiều lần Giám mục kêu gọi cải thiện các mối tương quan với anh em linh mục và mọi người, thì cũng có thực hiện, nhưng còn quá ít. Ai cũng có thể thấy được tính hư hoại mà do não trạng “đa nghi” gây ra, nhưng đương sự dường như không nhận ra bản thân cần phải vượt qua mọi thiếu sót trong cách hành xử. Kết cuộc, Giám mục phải hao tổn quá nhiều sức lực, thời gian để dàn xếp những tổn hại mà do chính hành vi thiếu trưởng thành này gây ra.)

6. Cha Philip là một Linh mục trẻ đầy tài năng. Ngài hoạt ngôn với tính cách nổi trội thiên phú. Tuy nhiên, theo bản lượng giá thời kỳ đào tạo, cha luôn bị nhận xét là người “lảng tránh” và không cởi mở. Chẳng mấy ai có thể hiểu rõ con người thật của ngài. Dường như cha có chương trình cá nhân ngay cả thời gian ở Chủng viện. Dù linh đạo của cha “hơi hướng về phong trào canh tân đặc sủng Thánh Linh”, nhưng lại có nhiều cáo buộc khác thường rằng ngài thân thiết với các cô gái trẻ mà chẳng chút lành mạnh. Vì những lời cáo buộc này mà lễ thụ phong Linh mục của cha bị trì hoãn. Nhưng cuối cùng, cha cũng được chịu chức trước khi rơi vào tình cảnh rắc rối nghiêm trọng dài vì đã quan hệ tình dục với một phụ nữ trẻ, và kết cuộc với vô vàn hậu quả khôn lường. Theo cuộc điều tra chi tiết, mối quan hệ này dường như đã có khi ngài còn là chủng sinh. Dù được đào tạo trong thời gian dài, nhưng các vấn đề này không được giải quyết, và cứ thế tiếp diễn cho đến khi biến thành thảm hoạ không lâu trước lễ chịu chức Linh mục. Tính bất khả tương thích của mối quan hệ như thế với lời cam kết sống độc thân đã lộ rõ nơi cha Philip.

(Khi một ứng viên bước vào chủng viện, trên vai mang nhiều “túi đồ” đầy vết thương cảm tính chưa được chữa lành, đã kiềm hãm sự trưởng thành và tính thăng tiến. Hầu như chúng bị chôn vùi, cho nên việc rèn luyện nhân bản cần hỗ trợ ban đào tạo “khai quật” những nhu cầu cảm tính này và xử lý. Một linh đạo đào tạo đích thật không thể nào thiếu sự thăng tiến tương thích hiệu quả, bao gồm cả việc tự nhận thức bản thân, tự biết bản thân và tự bộc bạch. Như nhà thần bí dòng Đa-minh, Meister Eckhart nói: “để tiến sâu vào tận cùng sự vĩ đại nơi cõi lòng của Thiên Chúa, trước hết, chúng ta phải hết sức nỗ lực, ngõ hầu bước sâu vào cõi lòng của chính mình đã”.)

Hơn cả những nhận xét ngắn gọn trong mỗi trường hợp, tôi không muốn phân tích chi tiết từng cá nhân, bởi lẽ tôi chẳng phải là nhà tâm lý học. Nhưng dự định cũng như nhận xét trên chính là mục đích mà tôi muốn làm sáng tỏ chủ đề. Những vấn nạn mà từng cá nhân gây ra có thể quy cho vô số nguyên nhân như: tính khí, thiểu năng phán đoán, thiếu tự chủ, cảm nghiệm thời thơ ấu. Tuy vậy, tất cả những bất lợi này ắt hẳn sẽ giảm thiểu rất nhiều nếu chú ý hơn về quá trình phát triển cảm tính của ứng viên trong thời kỳ đào tạo. Một điều chung xuyên suốt mọi trường hợp trên, đó là sự non nớt về mặt cảm tính và thiếu hụt đào tạo hiệu quả.

Linh mục được mời gọi làm người lãnh đạo. Để trở thành một người đứng đầu hữu hiệu, giữa vô vàn phương cách không thể thiếu được, đó là ‘những kỹ năng của con người’. Các kỹ năng này được chỉ phát triển trong môi trường đào tạo, nơi đó chú trọng không những thăng tiến trí tuệ, mà còn cho cả sự trưởng thành cảm tính và xã hội nữa, hoặc có thể gọi là trí tuệ cảm tính và trí tuệ xã hội. Những thập niên gần đây, ngay cả trong thế giới tập đoàn công ty, cũng yêu cầu thay đổi đáng kể cho vai trò lãnh đạo. Lãnh đạo chẳng phải cai trị, mà nó liên quan đến nghệ thuật thuyết phục mọi người cùng nhau làm việc hướng tới một mục tiêu chung. Thời kỳ lôi kéo hay kiểu “ông chủ khai hoang” đã qua; những ai trình độ kỹ thuật cao trong kỹ năng giữa người với nhau mới là tương lai của các tập đoàn.

Phần tiếp theo đây, tôi sẽ dùng các nguồn văn từ giáo hội cũng như xã hội để minh hoạ cho các khía cạnh mới mẻ nổi cộm trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề quan hệ, mà chúng định đoạt loại hình nào nan giải của linh mục trong khi thực hiện sứ vụ, tương tự như những trường hợp đã trình bày.

SỨ VỤ LINH MỤC LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG MỐI TƯƠNG QUAN

Một ứng viên được lãnh nhận ấn tính nhờ bí tích Truyền chức Thánh, không phải hưởng đặc quyền đặc lợi, nhưng để hoà nhập vào mạng lưới của những mối tương quan. Linh mục thừa tác có vị thế trong cộng đoàn như một thành viên của Giáo hội. Cũng như bao nhiêu người giáo dân khác, linh mục được khai tâm, gia nhập vào Giáo hội nhờ bí tích Thanh tẩy, được chịu phép Thêm sức và Thánh thể. Hơn nữa, qua bí tích Truyền chức Thánh, ngài đứng trước cộng đoàn như một thừa tác viên của mọi người, cho mọi người và vì mọi người. Do đó, căn tính của Linh mục gắn chặt sâu sắc với cộng đoàn. Ngài được nổi bật giữa mọi thành viên của cộng đoàn nhờ vào cách thức mà ngài kết nối với họ thế nào. Căn tính linh mục hoàn toàn nói đến vị trí của ngài trong cộng đoàn, chứ không phải tách rời khỏi cộng đoàn. Nó quy chiếu trọn vẹn cách thể mà ngài đại diện cho cộng đoàn trong vai trò đặc thù, thừa tác viên có chức thánh (Markham & Repka, 1997).

Điều này không nói về địa vị đặc biệt hay trổi vượt vì đặc lợi nào. Đặc tính bí tích chẳng phải là lời yêu sách cá nhân, nhưng là trách nhiệm cụ thể của thừa tác viên có chức thánh trong mối tương quan với Đức Ki-tô và cộng đoàn.

Chúa Giê-su là nhân vật trọng tâm trong mối tương quan này. Cuộc sống và sứ vụ của Người hoàn toàn thích ứng với các mối quan hệ. Người tái thánh hoá đời sống trên mọi cấp độ – cá nhân, xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo. Và những mối tương quan được sắp xếp lại một cách trật tự dưới ánh sáng, theo nhãn quan của Người về cộng đoàn là niềm ‘Hiệp thông’ – Nước Trời. Qua Mầu nhiệm Vượt qua, Thần Khí được ban cho chúng ta để tiếp tục tái sắp đặt các mối tương quan này một cách trật tự.

Vì thế, thay mặt Đức Ki-tô (in persona Christi), vị Linh mục thông dự đặc biệt vào việc điều phối, sắp xếp trật tự các mối quan hệ đúng đắn. Như Đức Ki-tô, ngài thực thi vai trò gắn kết với lối nhìn của Đức Ki-tô về cộng đoàn cũng như về Nước Trời.

Linh mục trong sứ mệnh, không hề thụ động hay tham dự vào sứ vụ một cách riêng tư cá nhân, nhưng thông dự chung tích cực với Chúa và theo Chúa. Căn tính linh mục là được chọn để phục vụ trong Nước Chúa và cho thế giới này.

Đồng thời, thay mặt Giáo hội (in persona ecclesiae), linh mục thực thi vai trò trong cộng đoàn, hay trước cộng đoàn, cả hai đều đòi buộc phải có nhận định mục vụ trường kỳ. Vị Linh mục đứng vững như một Lăng trụ cho cộng đoàn, phản chiếu mọi khía cạnh của đời sống và chân lý nơi họ. Ngài phục vụ giáo dân, chứ không chiều theo ý thích của họ.

Một tương tác năng động: Linh mục lắng nghe

- những lời đáp
- những thách thức
- những hậu thuẫn

Linh mục và cộng đoàn cảm nghiệm sự thăng tiến trong việc trưởng thành, nên thánh và những gì hệ trọng. Ngài chẳng phải ở đó để làm hài lòng mọi người, nhưng đúng hơn, tận dụng mọi quà tặng ân sủng dưới nhãn quan sứ mệnh. Là linh mục, ngài được đặt để và trao phó thực hiện điều này – ‘đó là thực thi “Lệnh truyền” của Bí tích Truyền chức Thánh’.

TƯƠNG QUAN VỚI GIÁM MỤC

Cha Roger A. Statnick nói đến Mối tương quan giữa Linh mục – Giám mục với một vài suy tư khá hợp lý. Bản chất của liên đới này chỉ được hiểu dưới ánh sáng, theo ý nghĩa của bí tích Truyền chức Thánh, và được đặt trên nền tảng của thực tại thần học.

Các Giám mục đều có tính cách, triết lý sống và suy tư thần học khác nhau, nhưng Linh mục thường giản lược mối tương quan với Giám mục dựa trên việc yêu thích hay không ưa. Vai trò của Giám mục là nuôi dưỡng tình hiệp thông, cũng như chăm sóc mọi người được sống trong Thần Khí và nhờ Thần Khí. Vì vậy, mối liên đới này bắt nguồn từ cội rễ của mầu nhiệm Hiệp nhất Ba Ngôi Thiên Chúa, là mối tương quan sâu sắc – có thể nói sâu sắc nhất trong đời sống đức tin của chúng ta.

Nhờ những đặc sủng, Giám mục Giáo phận chia sẻ với các vị thừa tác viên có chức thánh trong việc thực thi lệnh truyền. Như thế, căn tính Linh mục định hình nơi mối tương quan độc đáo mà ngài liên đới với Giám mục tại Giáo hội địa phương.

Ngày nay, chúng ta thường nói đến ‘thụ phong’ của Giám mục, chứ không nói về ‘lễ thánh hiến’ của ngài. Thay đổi thuật ngữ phản ánh một chuyển biến lớn trong tư tưởng của Giáo hội. Trước kia, người ta tin rằng Giám mục là ‘Siêu-Linh mục’. Sự khác biệt giữa Linh mục và Giám mục được nêu ra không dựa trên lý chứng thần học cho bằng tính thẩm quyền cơ cấu chính thức. Trước đó, vai trò chính yếu của Giám mục được xem là vị có quyền tài phán và quyền hành. Sau Công đồng Va-ti-can II, chúng ta nói đến vai trò của Giám mục như một thừa tác viên được ‘thụ phong’. Ngài được ghi ấn thiêng nhằm điều phối mọi đặc sủng (xuất phát từ thuật ngữ ‘đặt để, sắp xếp’ [ordinare]) trong Giáo hội địa phương. Ngài được thụ phong, trở nên thành viên trong ‘Hiệp đoàn’ Giám mục, và coi sóc Giáo hội địa phương hay Giáo phận. Cũng như Đức Ki-tô, trách vụ của ngài là kiến tạo những mối tương quan thánh thiện.

Giám mục thực hiện sứ vụ này nhờ kêu mời cộng tác, chia sẻ đặc sủng (ơn Chúa ban); ngài hiệp lực với mọi đặc sủng của giáo dân, nam nữ tu sĩ hay giáo sĩ, ngõ hầu phục vụ cho lợi ích của Cộng đoàn và thi hành sứ mệnh. Ngài phải dựng xây tình hiệp nhất giữa các linh mục trong giáo phận nói riêng, thay vì tạo tính cạnh tranh, thì Giám mục kiến tạo tinh thần hỗ trợ, cộng tác với nhau. Hơn bao giờ hết, những ai lãnh đạo mục vụ ngày nay phải thấm nhuần lòng khát khao và sở hữu thái độ đặt để một trong những mục tiêu hàng đầu: nâng đỡ, duy trì ơn ích và đặc sủng của mọi người theo sự hướng dẫn, nếu không, họ chỉ giỏi làm, nhưng không phải là người cổ võ tài ba.

Thậm chí trong vấn đề trao bài sai cho các Linh mục, Statnic (1999) đúng đắn cho rằng Giám mục phải tuyệt tối giữ kín. Các Linh mục thường cảm nhận bài sai như trao quyền năng cho họ, chứ không phải cách thức điều phối mọi đặc sủng vì lợi ích của toàn thể Giáo hội. Vẫn còn tồn đọng xu hướng sợ hãi do bài sai hay thuyên chuyển, và có thể các cha theo chủ trương cá nhân, chỉ nghĩ đến tư lợi, đến bản thân mình khi được biết thời gian thuyên chuyển.

Điều cần thiết hơn hết là tạo ra bầu khí nơi sứ vụ cộng tác. Thuyên chuyển Linh mục có thể tạo ra nhiều cơ hội cho mọi phía liên quan, nhằm củng cố tình hiệp thông với nhau, giúp họ đặt ra những vấn đề liên quan đến cùng một sứ mệnh, đặc sủng thiết yếu, và mọi người chung tay cộng tác thế nào. Qua đối thoại và phân định, Giám mục cố gắng tìm hiểu nếu nhìn chung việc thuyên chuyển giúp cộng đoàn thăng tiến hơn. Do đó, ngài làm với cả tinh thần trách nhiệm của mình, ngõ hầu ‘điều phối, sắp xếp’ mọi đặc sủng của các Giáo hội địa phương.

Trong bối cảnh điều hướng đặc sủng, từ ngữ chủ trương giáo sĩ và tham vọng có lẽ giúp ích cho chúng ta hiểu rõ chân tướng. Chủ nghĩa giáo sĩ ảnh hưởng đến cả Giám mục lẫn các linh mục. Alexander Schemen trong Tạp chí chuyên môn đã trình bày “chủ trương giáo sĩ này bóp nghẹt, thâm nhập vào đặc tính thánh thiện toàn vẹn của Giáo hội; nó đặt quyền uy lên trên nhằm kiểm soát, dẫn dắt và điều hành; năng quyền cử hành các Bí tích nói chung trở thành uy quyền, một thứ “quyền hành được ban cho tôi”. Chủ nghĩa giáo sĩ luôn khiến lệch lạc chức vụ và tự mãn, ăn mòn đời sống trưởng thành thiêng liêng cũng như cảm tính của linh mục, Giám mục hay phó tế trong mạng lưới chằn chịt của nó. Bằng trực giác, giáo dân cưỡng lại các xu hướng trịch thượng bề trên và độc đoán nơi các linh mục mà họ đã thất thế trước chủ trương giáo sĩ này. Linh mục chuyên quyền thường giận dữ và thất vọng. Còn chủ thuyết giáo sĩ ngăn trở truyền thông giữa những người chân thật và nói cho cùng nó khiến giáo sĩ cô lập.

Một linh mục kiêm nhà tâm lý học đưa ra đánh giá rằng: “tương tự như tính dục, tham vọng là trực giác căn bản của con người”. Với lễ phục, mũ mão cân đai và quyền lực, mọi phần thưởng mang tính cơ cấu đều được theo đuổi trong bối cảnh hiện nay. Trong văn hoá giáo sĩ phong kiến, nơi mà nhiều linh mục vẫn còn sống, cử động và làm việc, thì họ trông chờ vào một cái gật đầu đồng ý của Giám mục, một ánh nhìn ấm áp của ngài sau đó. Trong lúc Giám mục phải thực hiện nghĩa vụ khuyến khích, chuẩn thuận và nhận xét mọi việc tốt đẹp của một linh mục, nếu cha ấy chỉ ao ước được chấp thuận “thăng tiến” về mặt con người, thì có lẽ điều này sẽ ngăn trở cha thật sự trưởng thành.

Giám mục là tôi tớ trước nhất và là người kiến tạo hiệp thông trong Giáo phận. Trên thực tế, Giám mục và các linh mục hiện hữu như tình “hiệp thông nhiệm tích” (communio sacramentalis), mà nó vốn được thông phần vào chức Tư tế của Đức Ki-tô, bất luận mức độ khác nhau thế nào, cũng như nơi nhân đức của sứ vụ thừa tác và sứ mệnh tông đồ.

TƯƠNG QUAN VỚI LINH MỤC ĐOÀN

Khi được thụ phong, ứng viên ấy được trở nên thành viên của một nhóm gồm các linh mục đang phục vụ tại Giáo hội địa phương. Nhóm này được gọi là Linh mục đoàn (Presbyterium), là một thực tại thần học. Nhờ ơn nơi bí tích Truyền chức Thánh, các linh mục được thông phần vào vai trò của Giám mục để điều phối, sắp xếp mọi đặc sủng trong Giáo hội địa phương. Họ không đơn thuần là một ‘nhóm bạn thân’ hay bạn cùng khoá, mà được thông dự vào ‘bí tích Truyền chức Thánh’ và cả nhóm cùng san sẻ với những quan tâm của Giám mục cho toàn thể Giáo hội địa phương. Họ cam kết làm việc với nhau cũng như với Giám mục; và mối dây liên kết này không thể tách rời giữa Giám mục và Linh mục trong Giáo phận – với mục đích định hình từ mối tương quan của họ với Giám mục và với nhau. Nếu một linh mục tự tách biệt khỏi Giám mục – về mặt thể lý, cảm tính, tâm lý, tu đức, thì ngài cắt đứt mối dây liên kết sống động với Giáo hội và với Đức Ki-tô.

Như chúng ta biết vì một lí do nào đó, thật sự hay chỉ đơn thuần trí tưởng tượng, mà các linh mục cách biệt với Giám mục, gây tổn hại đến giáo dân, do từ chối nhắc đến tên của đấng bản quyền trong kinh nguyện Thánh Thể!!! Thông thường, bản thân Giám mục cũng phải chịu trách nhiệm về tình cảnh ấy, có lẽ vì thiếu đối thoại hoặc sai lầm trong biện phân các đặc sủng.

Căn tính hàng đầu của linh mục là thay mặt Đức Ki-tô (in Persona Christi) và thay mặt Giáo hội (in Persona Ecclesiae). Căn tính này định hình trong mối tương quan độc đáo giữa linh mục với Giám mục tại Giáo hội địa phương. Trong Thần Khí, sợi dây liên kết qua Giám mục Giáo phận – không như loại hình mẫu quản trị thế giới, mà nơi đó Giám mục đóng vai trò của một CEO (tổng giám đốc điều hành). Đúng hơn là, cùng với Giám mục và dưới sự hướng dẫn của Giám mục, các linh mục thực thi sứ vụ trên tinh thần cộng sự và tham vấn.

Linh mục đoàn không chỉ thể hiện ‘tình huynh đệ’ giữa các linh mục, nhưng nhờ tình đệ huynh hỗ trợ mọi thành viên trên mọi bình diện xã hội, tu đức hay những lợi ích mà họ san sẻ. Tuy điều này rất quan trọng, thế nhưng tiên vàn, Linh mục đoàn hiện hữu vì một lí do khác. Tất cả linh mục của một Giáo phận đều chia sẻ trách nhiệm của Giáo hội địa phương và Sứ mệnh của Giáo hội – tương tự họ san sẻ trách nhiệm ấy với Giám mục Giáo phận. Chính vì thế, mọi thành viên trong Linh mục đoàn đòi buộc gắn bó tình huynh đệ sâu sắc với nhau, dựa trên cùng một mục tiêu là tích cực thực hiện sứ mệnh của Giáo hội địa phương.

Lưu tâm và hỗ trợ lẫn nhau, hợp tác và cộng sự cần thiết để thực hiện vai trò lãnh đạo trong Giáo hội, cùng với Giám mục và dưới sự hướng dẫn của Giám mục. Phải xác định rõ rằng Linh mục đoàn hiện hữu vì lợi ích của Giáo hội, chứ không vì tư lợi. Do đó, cách cư xử tự phục vụ như lời nói và hành động tiêu cực, lời đồn thổi ác ý, tham vọng, lừa dối, quản lý tài chính tồi tệ, lạm dụng tình dục trẻ em và mọi vi phạm đến tình dục khác huỷ hoại sức mạnh từ sứ mệnh và cuối cùng mọi mối liên kết được tạo ra nhằm phục vụ, thực hiện sứ mệnh ấy bị tan vỡ. Điều này để lại một giáo phận sa ngã đồi bại luân lý và vô dụng trong sứ vụ.

TƯƠNG QUAN VỚI ĐOÀN CHIÊN

Đây là một lĩnh vực quan trọng khác của ‘niềm hiệp thông’ mà các linh mục đã cam kết phục vụ và nỗ lực kiến tạo.

Sự việc này căng thẳng như thể ‘bánh xe ma sát xuống mặt đường’, mà linh mục phải quản lý cả chuỗi hệ thống của vô số quan hệ phức hợp của nó, bao gồm các mối tương quan cá nhân. Mọi quan hệ khác sẽ phụ thuộc vào cách mà linh mục tự huấn luyện bản thân xử lý các tình huống cá nhân ra sao.

Căn tính của Linh mục Triều không thể nào tách rời khỏi mối tương quan với Giám mục Giáo phận thế nào, thì căn tính của ngài cũng kết nối với dân Thiên Chúa trong Giáo hội địa phương như vậy. Được biết với vai trò là thành viên Giáo hội, linh mục đứng vững giữa và trước cộng đoàn như một người tôi tớ-lãnh đạo dưới quyền của Giám mục. Ngoài ra, linh mục và Giám mục cùng nhau điều phối các mối quan hệ đúng đắn, thì sứ mệnh sẽ phát triển vượt trội, không giới hạn trong tính cánh, khả năng quản trị năng động hay những nhận định khác.

Andrew Greeley phận biệt giữa “người Lãnh đạo công cụ” (Intrumental Leader) và “người Lãnh đạo biểu lộ” (Expressive Leader) như sau: “người Lãnh đạo công cụ chu toàn công việc, tổ chức, điều hành, hoàn thành trách vụ. Họ là nhà hoạt động, người hoạch định và đưa ra quyết định”.

Còn “người Lãnh đạo biểu lộ lại quan tâm về toàn cảnh và lưu tâm đến mọi người dưới sự dẫn dắt của mình hơn. Họ xác quyết tôn chỉ của cộng đồng phải rõ rệt và nhuệ khí của mỗi thành viên phải ở tầm cao. Họ soa dịu cảm giác tổn thương, trấn an những ai đang gặp rắc rối, động viên người yếu đuối, hoà hợp với người oán giận và tạo cảm hứng cho những ai thất vọng, chán nản”.

QUAN HỆ CÁ NHÂN ĐỐI TRỌNG VỚI QUAN HỆ CHỨC VỤ

Linh mục, cách riêng tân linh mục, trong các mối quan hệ thường cảm thấy an toàn, được bảo bọc và được chăm sóc khi thực hiện sứ vụ theo kiểu mẫu cơ cấu cộng đoàn, như liên đới với Giám mục, cha Tổng Đại diện, cha Quản lý, Giám đốc Nhân sự, các vị có Thẩm quyền khác, cũng như các cha đặc trách, giám sát nhiều loại công việc Tông đồ. Dựa trên cách thức trong hình mẫu cơ cấu này, thì hầu hết những mối tương quan trên sẽ tốt đẹp. Nói cho cùng, chúng ta được đào tạo trong Chủng viện nhằm tương thích với cơ chế phẩm trật này. Tuy nhiên, từ kiểu mẫu cơ cấu chiếm ưu thế, cảm thức gắn kết có thể phai nhạt, và có lẽ sẽ diễn ra nhanh hơn đối với một ít người. Vì thế, vài linh mục bắt đầu cảm thấy không được quan tâm, bảo bọc chu đáo như trước nữa, họ trở nên lung lay trong vai trò đảm nhiệm và bắt đầu cảm thấy không thuộc về Giáo phận, thậm chí không thuộc về Linh mục đoàn nữa.

Thời gian cứ dần trôi, có thể linh mục bắt đầu ước ao một kiểu mẫu gắn kết “mang tính cá nhân hơn”, mà nơi đó sự an toàn, đảm bảo đến từ cảm thức được ngưỡng mộ và được quan tâm. Tuy nhiên, dù ước muốn loại hình kết nối “cá nhân” ấy, nhưng nhiều linh mục không có các kỹ năng cần thiết để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp.

Trong bối cảnh này, cha Clark (1986) nói: “tôi không nghi ngờ là Sứ vụ Linh mục Giáo phận có thể hoàn toàn tồn tại như một thực thể cơ cấu. Tôi cũng chẳng mong đến ngày khi tất cả cảm thức kết nối của chúng ta trở thành cá nhân độc quyền”; cha thêm rằng để duy trì nó, ắt hẳn phải mất nhiều năng lượng. Tuy nhiên, cha Clark quả quyết “chúng ta cần quân bình, nhưng sự quân bình ngày nay cần được bổ sung để tiếp cận một cách cá vị hơn”.

Ở điểm này, chúng ta thật sự bắt đầu chú trọng đến vô vàn vấn đề và vấn nạn liên quan đến mối tương quan mà vị linh mục đang phải đối diện. Từ lòng mẹ, chúng ta vốn có bản năng kết nối và kiến tạo quan hệ với người khác.

Trong tác phẩm ‘Being Sexual and Celibate’ (tạm dịch: ‘Hữu thể Tính dục và Sống Độc thân’), cha Clark đưa ra một số tư tưởng sâu sắc và giá trị đáng kể. Ngài nói “nhu cầu và khả năng đánh thức tôi nối kết với người khác giúp bản thân mình phát triển tới mức trưởng thành nhân bản, mà sự thân mật với người khác trở nên khả thi. Điều thúc giục, đánh động nhu cầu gắn kết với người khác là tất cả cấu thành nơi con người tính dục tôi. Nó cho phép tôi kết nối với người khác trong các mối tương quan vượt lên trên chức vụ; nhưng những thúc giục, động lực và nhu cầu tôi không bảo đảm rằng tôi sẽ đạt được những mối quan hệ cá nhân mà chúng mang lại. Tôi cần học hỏi, rồi chọn hành vi mà cho phép sự kết nối xảy ra” (Clark, 1986). Văn chương ngày nay về ‘Phát triển Nhân bản’ đầy dẫy với nhu cầu thăng tiến tâm lý – tính dục thông qua khả năng kết nối thân mật trong tình bạn giữa con người.

Sự thân mật là một khái niệm hệ trọng, liên quan đến việc phát triển nhân bản. Những lúc bàn tới ‘tính Thân mật’, chúng ta thường không được thoải mái, dẫu biết rằng nhiều nhà thần bí vĩ đại và các Thánh nhân đã không e ngại tình thân thiết này, thí dụ: Thánh Phan-xi-cô Át-si-si và Thánh Cla-ra, Thánh Tê-rê-sa A-vi-la (Tê-rê-sa Cả) và Thánh Gio-an Thánh Giá. Cảm giác phiền phức rầy rà này bắt nguồn từ thực tế cho rằng từ ngữ “thân mật” thường được hiểu theo nghĩa gần gũi về mặt thể lý hoặc tính dục hay thậm chí đụng chạm tới tình dục. Tuy nhiên, trong bối cảnh của chúng ta, nó nên được hiểu theo nghĩa tâm lý học. Sự thân mật phải gắn kết với tính thổ lộ, mà điểm bộc bạch thổ lộ này tự nguyện, tương tự như có khả năng tâm sự với người khác về những vấn đề cá nhân của mình, giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân, biết hơn về diện mạo bên ngoài của bạn. Và điều này vượt trên những tri thức mà thu lượm được từ việc tương tác trong cương vị hay vai trò.

Các nhà tâm lý học ngày nay nhấn mạnh đến nhu cầu gắn bó thân mật trong toàn bộ quá trình phát triển con người. Wilkie Au và Noreen Cannon cho biết ‘Sự thân mật chính là phẩm chất chuẩn mực của đời sống Ki-tô giáo…Là tín hữu, chúng ta được mời gọi cảm nghiệm bản thân như những người con yêu dấu của Thiên Chúa, và biết ôm trọn đón nhận người khác như thể được Chúa ôm ấp yêu thương gần gũi chúng ta vậy. Quả thật, chúng ta gặp gỡ và loan truyền Thiên Chúa là tình yêu chỉ qua tha nhân mà thôi’.

Mặt khác, Erickson cho hay ‘tính thân mật liên quan tới sức mạnh cá nhân mà nó giúp chúng ta nỗ lực gần gũi gắn bó với người khác, là khả năng cam kết bản thân trong mối tương quan cá nhân cụ thể kéo dài theo thời gian, cũng như đáp ứng nhu cầu đồng hành nhằm thay đổi cách thức mà không hề thoả hiệp với sự đoan chính của bản thân’. Chúng ta quên rằng người sống độc thân vẫn là người có tính dục với mọi nhu cầu thân mật, cần nó thật sự phải được đáp ứng một cách thích hợp và toàn vẹn. Tuy vậy, điều này có lẽ chỉ xảy ra khi con người trưởng thành, và mọi khía cạnh liên đới hữu hiệu của nó mang ý nghĩa nơi hữu thể tính dục.

Các văn kiện khác của Đức Thánh Cha và của Giáo hội cũng đã khẳng định tương tự. Trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trân trọng viết rằng ‘toàn bộ việc đào tạo linh mục phải bắt nguồn từ nền tảng thiết yếu của nó, nếu không, sẽ thiếu đào tạo nhân bản thích hợp’. Rèn luyện nhân bản được mô tả như là ‘công cuộc đào tạo cần thiết’ mà mọi khía cạnh khác của việc đào tạo linh mục phụ thuộc vào nó. “Điều này thật sự căn bản đối với ứng viên được mời gọi chịu trách nhiệm cho một cộng đoàn và trở nên ‘con người của tình hiệp thông’” (PDV số 44).

Trong mọi văn kiện chính thức của Giáo hội, vấn đề này được trình bày với tiêu đề Phát triển Con người trong việc đào tạo linh mục, cụ thể là sự thăng tiến mọi khía cạnh liên đới hữu hiệu của những linh mục tương lai. Nói cách khác, phát triển con người chính là công cuộc hướng tới sự thăng tiến về mặt thể lý và tâm lý trong bối cảnh phát triển tu đức. Như chúng ta đều biết ân sủng kiến tạo nơi bản tính.

Tông huấn hậu Thượng Hội đồng 1990 Pastores Dabo Vobis liệt kê các phẩm hạnh mà một linh mục cần phải có:

a. Khả năng liên đới với người khác, ngõ hầu Linh mục trở nên con người của tình hiệp thông.
b. Sự trưởng thành về mặt cảm tính nơi Linh mục, giả thiết này đã được cho là vị trí trung tâm của tình yêu trong cuộc sống con người, và điều này đòi hỏi (c)
c. Quá trình đào tạo rõ ràng, quyết liệt trong sự tự do tín nhiệm được gắn kết mật thiết
d. Giáo dục lương tâm luân lý (PDV số 43-44)

Trong bối cảnh của nhiều vụ bê bối lạm dụng tình dục nghiêm trọng bên Tây phương, và đây cũng chẳng phải là điều bất thường nổi cộm tại Châu Á, mà cấp bách hơn bao giờ hết, vấn đề rèn luyện và đào tạo trong tiến trình trưởng thành cảm tính hữu hiệu phải được trình bày.

Về Chương trình Đào tạo Linh mục (ấn bản lần thứ V, 2006, số 77), các Giám mục Hoa Kỳ đã trình bày đầy đủ về chiều kích hệ trọng này như sau: (x. Trưng dẫn: tr. 4, bao gồm tr. 77-80, và tr. 90-92).

“Một cách thức cụ thể nào đó, đào tạo Nhân bản đi đôi với việc phát triển tính dục con người, và điều này hết sức đúng đắn cho những ứng viên đang chuẩn bị cho đời sống độc thân. Những phương diện khác của con người – thể lý, tâm lý và tâm linh – hợp thành nơi sự trưởng thành hữu hiệu, bao gồm cả tính dục con người.

Dẫu có chính hiệu và được tôi luyện thế nào chăng nữa, đặc sủng độc thân vẫn giữ nguyên chiều hướng về cảm tính và những thúc đẩy của bản năng: do đó, các ứng sinh linh mục rất cần đến sự trưởng thành về mặt cảm tính, nhờ đó họ mới có khả năng sống thận trọng, từ khước tất cả những gì có thể làm phương hại đến sự chín chắn ấy, biết thức tỉnh thể xác cũng như tinh thần, sở hữu thái độ quí chuộng và tôn trọng những mối tương quan liên vị giữa nam và nữ” (PDV số 44).

“Phương thế sống trọn đức khiết tịnh độc thân bao gồm tình bạn chân thành; tình anh em linh mục; sự liên đới hỗ trợ, linh hướng; đời sống khổ hạnh chân thật hướng đến sự hy sinh mà đời sống độc thân đòi hỏi; và đặc biệt, Bí tích Hoà giải”.

Nhìn chung, đào tạo nhân bản diễn ra trong tiến trình ba bước: nhận biết bản thân, chấp nhận bản thân, nhìn nhận bản thân và mọi thứ đều là quà tặng ân sủng đức tin. Một khi quá trình này hoàn tất, con người trở nên đồng hình đồng dạng toàn vẹn hơn với nhân tính hoàn hảo của Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời trở nên xác phàm”.

Sự trưởng thành này có lẽ được đánh giá khôn ngoan đúng đắn bằng các minh hoạ; cảm thức hữu trách và sáng kiến cá nhân; năng lực dẫn dắt can đảm và quyết đoán; khả năng kiến tạo và duy trì tình bạn tròn đầy; khả năng làm việc chung một cách chuyên nghiệp với mọi người, nam cũng như nữ, đặt lợi ích cá nhân sau mọi nỗ lực hợp tác cho công ích.

Việc chuẩn bị cho đời sống độc thân là một trong những mục tiêu chính yếu của chương trình đào tạo nhân bản tại bất cứ chủng viện nào. Chắc hẳn mọi chủng viện đều có chương trình liên kết đa diện gồm: hướng dẫn, phân định đời sống cầu nguyện, đối thoại và động viên, giúp các chủng sinh hiểu rõ bản chất cũng như mục đích của đời sống khiết tịnh độc thân, và biết sống trọn trong đời họ. Mặt khác, tính dục thực sự có ý nghĩa khi tình yêu chín chắn mà thôi. Các chủng sinh nên biết bộc lộ lòng mến hoàn thiện như một bước đệm chuẩn bị cho đời sống độc thân. Vì thế, những suy tư của tâm lý học hiện đại có lẽ rất hữu ích, bởi lẽ mục tiêu của sự thăng tiến về mặt tâm sinh lý, xã hội và tâm linh là phải đào luyện chủng sinh thành người sống độc thân khiết tịnh, biến họ trở nên những mục tử đáng yêu của mọi người mà họ phục vụ” (các Giám mục Hoa Kỳ: Chương trình Đào tạo Linh mục, ấn bản lần V – 2006, số 77, 78, 90-92).

Vấn đề đào tạo nhân bản hướng đến đời sống độc thân nên nhắm tới sự trưởng thành hữu hiệu, mà đây vốn là khả năng sống tình bác ái đích thật và hữu trách. Các dấu chỉ của sự chín chắn hữu hiệu nơi ứng viên là khôn ngoan, cẩn trọng với thân xác cũng như tinh thần, lòng thương cảm, quan tâm đến tha nhân, khả năng diễn tả và đáp lại những xúc cảm, biết kính trọng và tôn trọng các mối tương quan giữa các cá nhân với nhau, giữa nam và nữ. Do đó, tình bạn đích thật chính là việc giáo dục trưởng thành về mặt cảm tính.

Nhiều vấn nạn cá nhân nơi các Linh mục như sự cô đơn, không có khả năng đối mặt với tình trạng cô độc, chứng nghiện ngập, nạn lạm dụng tình dục vị thành niên, đều liên quan tới hiện tình thiếu chín chắn về mặt cảm tính. Những vấn đề cơ bản chỉ ra sự thiếu hụt trong việc đào tạo mà nơi đó dẫn tới thái độ xa cách thực tế. Theo các nhà tâm lý cho biết, sự kiềm nén là quá trình vô thức rất nguy hiểm, nó phủ nhận những thực tại hiển nhiên khiến mức độ trưởng thành ngừng phát triển. Sau này, một loạt vấn nạn nảy sinh khi những cảm xúc bị kiềm nén lộ ra tự nhiên mà không thể chấp nhận được.

Vì vậy, ngày càng rõ ràng rằng nếu điều gì sai, thì không hẳn sai lầm về đời sống độc thân, mà là người sống độc thân chưa được đào tạo để đối mặt với các thách thức cần được giải quyết. Sống đời độc thân chính là phương cách yêu thương độc đáo. Còn tính dục là quà tặng Thiên Chúa ban cho, ngõ hầu giúp chúng ta bước vào các mối tương quan phong phú vẹn toàn mỗi khi thực hiện sứ vụ. Ngoài ra, thôi thúc tình dục và xung động tâm-sinh-thể lý phải được hiểu đúng theo nghĩa nguyên thuỷ mà Thiên Chúa ân ban.

Tuy nhiên, dấu hiệu mà bản thân tôi đang phủ nhận những thôi thúc cũng như xung động ấy (có thể phớt lờ nhu cầu thân thiết của tôi) biện chứng cho các hành xử lãng mạn hoặc liên quan tới sinh dục phù hợp với con người tôi và với lời cam kết dấn thân của tôi hay không? (trong trường hợp một số người). Tôi cần định hướng các xung lực ấy bằng tư tưởng cũng như tự do của tôi nếu nó liên hệ thích hợp với bản thân hoặc với tha nhân.

NHU CẦU MẬT THIẾT VÀ TÌNH BẠN

Quan trọng hơn, linh mục phải nhận thức và cần có nhu cầu mật thiết; những điều này tạo ra chiến lược đáp ứng trong lối sống độc thân của họ (Clark, 1986). Trên thực tế, nhiều linh mục không nhận ra, cũng chẳng xử lý tốt về nhu cầu thân mật này; nên đành phải chịu thất bại, đau khổ và thất vọng chán chường khi cảm nghiệm nỗ lực sống trung thành với lời cam kết sống độc thân của mình.

Ngược lại, một số lại e ngại ngay cả từ ngữ ‘mật thiết’, và rất ít sử dụng. Nhóm khác tin rằng họ vượt lên trên các vấn đề đó, đơn giản phớt lờ hoặc phủ nhận điều mà họ có bất cứ nhu cầu thân mật nào. Hơn nữa, họ chẳng trông đợi cuộc sống sứ vụ thừa tác là nguồn lực mật thiết khả thi, nên sao lãng trong lối hành xử mà lẽ ra cho phép tính thân mật ấy thăng tiến. Trái lại, một số linh mục lại xử trí tốt tính mật thiết nơi bản thân. Chúng ta cảm nhận tình thân mật đích thật nơi các cặp đôi mà họ đặc biệt yêu thương và tôn trọng chúng ta, ngay cả bảo vệ chúng ta khỏi bị sa vào những mối quan hệ rủi ro, cũng như giúp chúng ta lớn lên trong sự thánh thiện và đầy nhiệt huyết. Cha Clark cho rằng ‘những ai sống độc thân mà không thừa nhận hay không có nhu cầu về tính mật thiết thân tình, thì sẽ nhìn tính dục là một vấn nạn’.

Tuy nhiên, chẳng phải lời cam kết sống độc thân đem đến cho họ vấn đề nan giải, mà do sự khước từ cũng như cách thức xử lý với nhu cầu thân mật của họ đã gây ra khó khăn. “Nếu họ huyền chức (Clark, 1986) để bước vào hành vi tình dục lãng mạn, mà ‘không hề thân mật hoàn hợp’, thì họ vẫn chỉ cảm nhận nỗi thất vọng ê chề thôi”.

Nói cách khác, chỉ bởi vì chúng ta chọn cam kết sống độc thân, không chấp nhận lối hành xử lãng mạn hay mang tính sắc dục, nhưng vẫn phải xử lý mật thiết tinh tế trong đời sống cam kết dấn thân của mình. Trong bối cảnh nghiên cứu của Dean R. Hoge về ‘The first five years of Priesthood’ (tạm dịch: ‘Năm năm đầu tiên của sứ vụ Linh mục’), chúng ta khám phá rằng một trong những đặc tính sứ vụ đúng đắn đó là mối liên đới, nhưng nhìn chung nhiều Linh mục được mô tả trong nghiên cứu này dường như không có năng lực kết nối; tưởng chừng họ chẳng thể nào đối diện với sự cô đơn, cảm tính, tình yêu kiến tạo và độc thân (Dean R. Hoge, Năm năm đầu tiên của sứ vụ Linh mục).

Bài nghiên cứu xác định những đặc điểm xác thực, đối nghịch với các thừa tác viên thành thạo trong liên đới.

- họ đau khổ vì các vấn đề nan giải về mối tương quan giữa những cá thể
- họ bộc lộ lo lắng quá về tính thân mật
- họ thông thường tự tách biệt cảm tính/cảm xúc
- họ sợ quyến luyến
- họ học cách tiên đoán sự thất tín trong các mối quan hệ
- họ sợ bản thân tổn thương hay bị bỏ rơi
- dù họ khao khát yêu thương thân thiết, nhưng cảm nghiệm dĩ vãng ngăn họ bước vào các mối tương quan ý nghĩa.

Các linh mục này chắc hẳn sẽ là những nhà lãnh đạo nghèo nàn trong liên đới. Sofield đưa ra một số điểm sau: “các chương trình đào tạo linh mục và đào tạo trường kỳ cần nêu lên những vấn đề như tính mật thiết, sự cô đơn và định hướng tính dục bằng mọi phương cách trực tiếp nhất có thể”.

Hơn nữa, thiếu hụt sự quân bình cần thiết có thể sẽ dẫn đến một thái cực khác. Thánh Tô-ma A-qui-nô nhắc nhở chúng ta rằng ‘trung tâm của quyền lực’ (‘in medio stat virtus’): đối với Thánh nhân, ‘sự vô cảm’ (‘insensitivitasi’) đơn giản chỉ là tội lỗi. Nhưng đời sống độc thân không khiến chúng ta nhạt nhẽo, lạnh lùng, mà ngược lại, thêm sức cho chúng ta mến yêu hết mọi người như chính Đức Ki-tô đã yêu thương.

Sự xa cách tình cảm cũng khiến Linh mục sống đời độc thân cằn cỗi nhợt nhạt. Chúng ta thường nghe nói về giá trí làm gương chứng nhân nhờ ơn sống độc thân. Paul J. Bernier (1995) đúng đắn nói rằng “tình trạng độc thân chẳng minh chứng cho bất cứ điều gì, nhưng người sống đời độc thân lại là chứng nhân. Giả như họ lạnh lùng và khó gần, thì họ đang làm chứng rằng tình Chúa yêu thương trong đời họ chưa đủ lớn. Trái lại, nếu họ ấm áp và hoà đồng, thì họ trở nên gương sáng phản chiếu sức mạnh của tình yêu Chúa, mà tình yêu này có thể biến đổi tất cả mọi thứ trong đời. Lòng mến hiện hữu nơi đời sống độc thân ám chỉ đến sự lan toả của tình ấm áp thân thiện với anh chị em, nhạy cảm với tính riêng tư và cá thể. Mối quan tâm cho lợi ích và sự trưởng thành là khả năng hoà nhập với những ai bị tổn thương, và cũng là cách biểu hiện tình mến của mình một cách phù hợp. Ngược lại, nó sẽ trở nên khiếm khuyết cho những ai sống đời độc thân, nào là thiếu khả năng hữu ích trong tình cảm đối với cả người nam lẫn phụ nữ, nó chỉ kéo ghì về tính sắc dục, hoặc đơn giản chỉ hướng tới quan hệ thể lý thuần tuý, và như thế tương đồng với hành vi xa lánh cảm tính (tr. 323-324). Chúng ta cần lưu ý khuyến cáo của Bernier (1995), vì chẳng ngạc nhiên gì khi quá nhiều linh mục lớn tuổi, đầy thiện chí và nhiệt tâm theo cách riêng của họ, kết cuộc lại trở thành những người đàn ông độc thân lớn tuổi, lạnh lùng trong sứ vụ”.

Điều này không phải là không cần chú ý tới; mà nói đúng hơn do các mối quan hệ rủi ro đến từ sự kém cỏi, nhu cầu thiếu thốn. Có lẽ chúng ta thiếu quá nhiều trong những mối tương quan của mình, hay cảm thấy bị tước đoạt đến mức chúng ta phải đi tìm các mối quan hệ riêng biệt hơn, mà nơi đó mình được yêu thương và được mộ mến. Ngoài ra, những ai muốn bám víu vào chúng ta có lẽ bản thân họ thiếu sự thông truyền thân thiện và sâu sắc trong đời. Những mối tương quan ấy chỉ phục vụ bản thân, gần như quá yêu chính bản thân hay tự nhận mình đáng thương. Và rồi nó khiến chúng ta lợi dụng người khác để thoả mãn nhu cầu bản thân.

Chúng ta phải ý thức nhu cầu cần tình thân, cách riêng trong Linh mục đoàn. Cộng đoàn linh mục là nơi chúng ta cảm thấy thoải mái như ở nhà, ở nơi đó chúng ta được đón nhận, bất luận những dị hợm khác biệt, là nơi mà chúng ta có thể trở về và biết rõ những thứ chúng ta thuộc về. Như vậy, một cảm thức hiệp liên trong Linh mục đoàn chính là phương thế bảo vệ mạnh mẽ cho các ngài sống đời độc thân.

Được rèn luyện về tính thân mật và tình bằng hữu trong những năm đào tạo thiết yếu như một phương tiện phát triển các mối quan hệ lành mạnh. Đời sống độc thân đòi hỏi việc tăng triển cảm tính. Keith Clark, nhà Đào tạo dòng Anh em Hèn mọn Phan-xi-cô Ca-pu-chin, trình bày rất hay rằng “những ai chọn đời sống độc thân là hữu thể mang nét tính dục”. Tất cả chúng ta đều đạt đến ý nghĩa ấy nhờ sống và yêu thương một cách thân mật có thể, không chiếm hữu, không sai khiến, nhưng giáo dưỡng ‘tha nhân’, mà giúp họ đạt thành quả khả thi. Để thật sự sống thân mật, chúng ta phải đến với nhau trọn vẹn bằng cách không bao giờ huỷ hoại bản thân cũng như người khác, vì lẽ nổi giận hoặc đối nghịch trong tính cách luôn tồn tại. Tuy nhiên, những mũi tên đối ngược này chỉ có thể xảy ra, nếu có tình yêu tự trọng và tôn trọng sâu sắc người khác (Clark, 1986).

Xin mượn thuật ngữ của Adrian Van Kaam, “giữ khoảng cách kính trọng” ngụ ý một tình yêu không chiếm hữu và áp đặt, ngay cả khi hai con người đến với nhau trong tình thân sâu xa nhất. Nó cũng ám chỉ lòng mến tự trọng khiến những ai cam kết sống đời độc thân sẽ không cho phép mình bị sai khiến hay bị trấn áp hay nô dịch hoặc bất cứ hình thức nào gây huỷ hoại mối quan hệ thân thiết. Một linh mục chín chắn về mặt cảm tính biết rằng có nhiều giới hạn không bao giờ được vượt qua, trừ phi họ đi ngược với lời cam kết sống độc thân của mình.

KẾT LUẬN

Ngày nay, Giáo hội được nhìn nhận là “một cộng đoàn bác ái và ân sủng, nhờ bởi các mối tương quan cá vị thân tình giữa mọi thành viên bất luận ở cương vị, bậc cấp nào, sự liên đới giữa bề trên và bề dưới, giữa tất cả thành viên với Thiên Chúa”. Linh mục như một người lãnh đạo chịu trách nhiệm hàng đầu cho sự phát triển các mối quan hệ này, theo chiều dọc cũng như chiều ngang. Khi chịu trách nhiệm, bản thân linh mục phải bộc lộ năng lực kiến tạo các mối tương quan lành mạnh và đầy sức sống. Vì chẳng thể nào trọn vẹn cả khi không chịu dựa vào tính nhân văn và sự thiện lành của nhau để hoàn thành trách vụ. Như đã luận bàn, chúng ta phải ý thức phát triển mọi tiềm năng nơi con người trong khi phục vụ. Trên hết, cũng cần đề xuất thăng tiến những năng lực này qua các mối quan hệ chân thật. Sự thân thiết hết sức sinh động, không chỉ giảm thiểu mọi rối loạn tính dục, mà trong tất cả các vấn đề liên đới. Tình bạn thâm sâu giúp khai sáng và phân tích điểm tối như những khía cạnh ngoài ý muốn, mang tính phủ nhận và kém phát triển nơi bản thân (Johnson, 1991; Zwieg và Abrams, 1991). Quả thật, một trong vô vàn mục tiêu trong mọi chương trình đào tạo linh mục đó phải là hỗ trợ ứng viên trưởng thành về mặt cảm tính. Nếu đạt được điều này, nhiều vấn đề nan giải cơ bản trong các trường hợp mà chúng ta đã biết, có thể sẽ thuyên giảm tối thiểu đối với các linh mục này, ngõ hầu họ hiện diện không chỉ là những linh mục sáng suốt, mà còn là những con người dễ mến và chân thực.

Vì tính chất hội thảo dành riêng cho các Giám mục, nên cho phép tôi thêm phần “tái bút” ở phần này.

Linh mục là công sự viên thân cận nhất của chúng ta trong việc chăn dắt đoàn chiên. Nếu họ hạnh phúc, chắc chắn chúng ta chẳng có lí do gì phải băn khoăn cả. Với một ý nghĩa nào đó, việc chăn dắt của chúng ta phải khởi đầu từ cách chúng ta chăm sóc các linh mục của mình. Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã trình bày trước một nhóm gồm các tân Giám mục (23/9/2002) số 4 mà Tờ báo Quan sát viên thành Rô-ma thuật lại rất tuyệt vời. Tôi xin trích lại như sau: “trong lễ truyền chức Linh mục, khi ứng viên tuyên hứa với Giám mục ‘hết lòng kính trọng và vâng phục trọn tình con thảo’, thoạt nhìn có lẽ đây là cử chỉ một chiều. Nhưng thực tế, cử chỉ này cam kết cả hai, kể cả Linh mục và Giám mục. Tân linh mục trao chọn bản thân cho Giám mục, và về phần Giám mục, ngài phải chăm lo cho những đôi tay này”.

Chúng ta đừng quên rằng linh mục cũng là con người, họ cũng bị tổn thương, và mọi vết đau này có thể từ thời thơ ấu. “Giám mục phải liên đới với các Linh mục của mình như một người cha và một người anh cả luôn trìu mến, lắng nghe, đón tiếp, sửa dạy, hỗ trợ, mời gọi cộng tác càng nhiều càng tốt, và hằng quan tâm đến thiện ích của họ trên phương diện sứ vụ thiêng liêng, nhân bản cũng như tài chính” (Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Pastores Gregis, 2003, số 47).

Là giám mục, chúng ta được mời gọi trở nên “người chữa lành vết thương”. Mỗi ngày, chúng ta cần nỗ lực “tìm kiếm tâm hồn” nhiều hơn, nhằm nhận ra: bản thân có phải là nguyên nhân gây ra cho các Linh mục những vấn đề trong mối tương quan hay do định kiến nào đó hay không. Tâm trạng, thành kiến và định kiến mà chúng ta dùng như lăng kính để nhìn các Linh mục có thể gây ra nhiều tổn thương cho họ.

Vô hình chung, chúng ta trở nên nguyên do của quá nhiều khổ tâm và lo lắng mà khiến các Linh mục bất hạnh và thương tổn. Trong Tông huấn Hậu thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về Giám mục, Tôi tớ Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô vì Niềm hy vọng cho Thế giới, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II viết như sau:

“Tước vị Giám mục cho công cuộc phục vụ, chứ chẳng phải để lợi lộc danh giá; cho nên, một Giám mục nên nỗ lực sinh nhiều ích lợi cho người khác hơn là cai trị họ. Đây chính là giới răn của Thầy Chí Thánh…Quyền hành trong Giáo hội nhằm xây dựng Dân Chúa, chứ không phải để huỷ diệt họ (x. 2Cr 10, 8). Kiến tạo đoàn chiên của Đức Ki-tô trong sự thật và thánh thiện đòi hỏi Giám mục các đặc tính cụ thể, bao gồm đời sống mẫu mực, khả năng xây dựng mối tương quan chân thực và mang tính dựng xây, sở hữu năng lực khuyến khích cũng như phát huy sự cộng tác, nhẫn nại và tốt lành nơi bản thân, biết thấu hiểu, cảm thương những ai đau khổ về thể xác lẫn tinh thần, có tâm hồn khoan dung và vị tha. Sau cùng, noi gương hết sức có thể Hình mẫu Tối thượng, chính là Đức Giê-su Ki-tô, Vị Mục tử Tốt lành” (Pastores Gregis, 2003, số 43).

THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis. St. Paul’s Publication, 1992.
2. Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Pastores Gregis. Vatican City, 2003.
3. Hướng dẫn Mục vụ cho các Linh mục Giáo phận tại những Giáo hội trực thuộc Bộ Loan truyền Phúc Âm cho các Dân tộc, 1989.
4. Giám mục và Sứ vụ Giám mục. Urbania University Press, Vatican City, 1998.
5. Chương trình của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ trong việc Đào tạo Linh mục (ấn bản lần thư V, 2006).
6. Mùa gặt Gấp trăm, Đào tạo Linh mục trong mọi Trạng huống tại Á Châu Hôm nay; Hội thảo lần II dành cho Giám đốc Chủng viện và Linh hướng tại Á Châu, FABC, 1995.
7. Pinto, Lawrence biên soạn. Giáo sĩ Á Châu: Đào tạo Nhân bản cho Linh mục – một số Quan tâm Hiện nay. Mangalore, 2006.
8. Hoge Dean R. “Năm năm đầu tiên của Sứ vụ Linh mục: một nghiên cứu về các Tân Linh mục Công Giáo”. Quezon City: Claretian Publication, 2001.
9. Cozzens, Donald B. Diện mạo Chuyển biến của Sứ vụ Linh mục. Collegeville, Minnesota: Liturgical Press, 2000.
10. Clark, Keith. Hữu thể Tính dục và Sống Độc thân. Notre Dame, Indiana: Ave Maria Press, 1986.
11. Pinto, Lawrence. Vấn đề Tình dục hiện nay ảnh hưởng đến đời sống Linh mục. FABC – Văn phòng Giáo sĩ Á Châu, 2006.
12. Sperry Len. Lược sử những kẻ Lạm dụng Tình dục, “Phát triển Con người”, tập 24, Mùa xuân, 2003.
13. Statnic, Roger A. Mối quan hệ giữa Linh mục và Giám mục, “Phát triển Con người”, tập 20, Mùa hè, 1999.
14. Parappuly, Jose. Đào tạo Nhân bản cho Linh mục: Những thách đố và sự Can thiệp Tâm lý-Tu đức, Văn phòng Giáo sĩ Á Châu, FABC-OC, 2006.
15. Machado, Felix. Về Đào tạo Thiêng liêng, Định hướng cho Linh mục Tương lai, trong Mùa gặt Gấp trăm, FABC, Văn phòng Giáo dục FABC-OE, 1995.
16. Bernier, Paul J. “Ý nghĩa của sự Độc thân”, trong Mùa gặt Gấp trăm, Văn phòng Giáo dục FABC-OE, 1995.