Phạm Đoan Trang, Nạn Nhân Của Tình Cựu Thù Việt Mỹ

Ngày 06.10.2020, vòng Ðối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ hàng năm lần 24 (đôi bạn cựu thù mà tình đã nồng cháy từ 25 năm qua với 24 lần hội ngộ mà kết quả đã tới đâu?) đã diễn ra giữa Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Scott Busby và Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu. Hai Đại sứ Daniel Kritenbrink và Hà Kim Ngọc đọc diễn văn khai mạc và cuộc đối thoại kéo dài 3 giờ đề cập đến nhiều vấn đề nhân quyền, gồm tầm quan trọng của những tiến bộ đang tiếp diễn và hợp tác song phương về pháp quyền, tự do ngôn luận và hội họp, tự do tôn giáo và quyền người người lao động. Năm nay, họ cũng bàn về quyền của các thành phần dân số dễ bị tổn thương, như những nhóm sắc tộc thiểu số và người khuyết tật. Phía Mỹ nhấn mạnh việc thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do căn bản vẫn là cốt lõi quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ và đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng thêm nữa Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt.

I.- CHỊ PHẠM ÐOAN TRANG.

A./ Hoạt động Dân quyền.

Sinh ra ngày 27.05.1978 tại Hà Nội, từ năm 2000 đến 2013, chị đã cộng tác với lối 10 cơ quan báo chí như VnExpress, Vietnamnet, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, đài truyền hình VTC… Năm 2014, Chị đã đồng sáng lập blog Luật Khoa tạp chí. Năm 2017, Chị xuất bản Chính trị Bình Dân. Kể từ đó, Chị phải ẩn náu tại một địa điểm không được tiết lộ.

Năm 2018, Chị được tổ chức nhân quyền People In Need (Cộng hòa Séc) trao giải Homo Homini: ‘Phạm Đoan Trang là một trong những nhân vật hàng đầu giới bất đồng chính kiến Việt Nam đương đại. Cô ấy dùng những từ ngữ đơn giản để chống lại sự thiếu tự do, tham nhũng và sự chuyên quyền của chế độ cộng sản ».

Năm 2019, Trang được trao giải Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSR, Reporters sans Frontières), hạng mục Tầm ảnh hưởng (Impact). Báo Công an nhân dân phê bình đây là một ‘trò hề’, bằng cách chỉ ra rằng Phóng viên không biên giới chỉ tập trung vào các phóng viên trong danh sách Bộ Ngoại giao Mỹ.

B./ Công an bắt và buộc tội.

Ngay đêm 06.10.2020 đó, lúc 23 giờ 30, chị Phạm Ðoan Trang, người viết các sách ‘Chính trị Bình Dân’, ‘Cẩm nang Nuôi tù,… và, cuối cùng ‘Báo cáo Đồng Tâm’, được viết cả bằng tiếng Anh với ông Will Nguyễn (từng bị bắt và tù ở Việt Nam vì biểu tình). Những tài liệu này không đưa kiểm duyệt. Từ lâu, Chị đoán biết biến cố này có lúc phải xảy ra. Tuy nhiên, sự việc đã tới chỉ 10 giờ sau Ðối thoại Nhân quyền chấm dứt. Mỹ có cảm thấy bị bể mặt không? Công an Hà Nội phối hợp với Cục An ninh Mạng và Phòng Chống Tội phạm Sử dụng Công Nghệ cao, Bộ Công an, cùng các đơn vị nghiệp vụ phối hợp tại một địa chỉ ở quận 3 Thành Hôà. Chị bị khởi tố với cáo buộc ‘Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước’, theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự CSVN 2015. Theo luật đó, Chị bị khép tội nêu trên phải đối mặt với bản án từ 5 đến 20 năm tù.

C./ Lời người bị bắt.

Sau khi bị côn đồ hành hung nhiều lần trong các cuộc biểu tình (xin xem những chi tiết nay và các giải thưởng mà quốc tế dành cho Chị ở nhiều bản tin khác và quá dài cho bài này), ngày 27.05.2019, Chị đã viết sẵn một lá thư ‘NẾU TÔI CÓ ĐI TÙ… ’, chứa vài nội dung cần cho tôi viết tiếp bài này:

« Không ai muốn phải ngồi tù, nhưng nếu nhà tù là chỗ tất yếu ai đấu tranh cho tự do cũng phải đến, và nếu vào tù là để thực hiện một mục đích nào đó ta đã định trước, thì ta nên đi tù. Tôi có những mục đích định trước, mà đi tù chỉ là bước đầu để thực hiện các mục đích này, còn muốn hoàn thành thì rất cần sự tiếp sức của các bạn. Xin giúp tôi hoàn thành các mục đích sau:

- Vận động thông qua luật bầu cử mới, luật tổ chức quốc hội mới*. Làm sao để gắn việc tôi đi tù vì vận động cho hai dự luật mà tôi đã nghiên cứu, nên đã bị bắt. Tôi muốn có một phong trào xã hội rộng lớn thúc đẩy việc thông qua hai luật này.

* Ðây là nguyện vọng của tuyệt đại đa số người Việt toàn cầu. Rất tiếc cộng đảng không dám chơi trò Dân chủ này để tài năng đạo đức được lãnh đạo Ðất Nước, kể cả đảng viên cộng sản. Khi đó, người Việt hải ngoại sẽ trở về tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm sản xuất nội địa hầu tự đạt ‘Nước giàu, Dân mạnh.

- Không nhận để VNCS biến thành một công cụ để mặc cả, trao đổi với nước ngoài. Như vậy, nhà nước thu được nhiều cái lợi: ký được một hiệp định buôn bán nào đó, đánh bóng hình ảnh ‘tôn trọng nhân quyền’, vô hiệu hóa một biểu tượng đấu tranh vì tự do, và phớt lờ tất cả các yêu cầu cải cách thể chế.

- Tôi không muốn có một phong trào kêu gọi VNCS ‘trả tự do cho Trang’, nhưng muốn một phong trào rộng lớn hơn với ‘trả tự do cho Trang và thông qua luật bầu cử mới, tự do, công bằng’.

- Xin chăm sóc mẹ tôi giùm, đừng để mẹ tôi nghĩ là hai mẹ con đang đơn độc. Công an cũng đã đe dọa các anh trai và chị dâu tôi rất nhiều; xin bảo vệ họ. Mẹ của Chị Trang đã ‘chết lặng người, không nói được gì’ khi hay tin về vụ bắt bớ.

[Dưới chế độ VNCS, một tù nhân lương tâm bị bắt thì chúng đe dọa cả những thân nhân và bè bạn. Mẹ Chị Trang đã nhiều lần bị công an dùng làm bẫy để bắt Chị, nhưng Mẹ Già can đảm đã nhiều lần phải nhắn con ‘Ðừng bao giờ về nhà để Mẹ phải thấy cảnh chúng chúng đến bắt con và đánh đập con trước mắt Mẹ’. Nhân ngày Phụ nữ VN năm 2020, xin mời đọc ‘Những phụ nữ bị chính quyền Việt Nam coi là ‘gai’ để thấy sự tàn bạo của nhà nước VNCS.]

- Tôi sẽ không nhận tội, không xin khoan hồng, cho nên mọi điều công an nói hoặc làm mà có thể khiến dư luận tưởng như vậy thì đều là bịa đặt, lừa dối.

- Kịch bản lý tưởng là tôi được trả tự do mà vẫn ở Việt Nam (không bị tống xuất ra nước ngoài) và những mục đích tôi đề ra đều được hoàn thành. Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn.

D./ Phản ứng quốc tế.

Sáng ngày 07.2020, tin này được giới truyền thông quốc tế, kể cả các hãng tin lớn như AP, Reuters, Bloomberg, Al Jazeera, Deutsch Weelle… đều loan tải., trong khi các tổ chức bảo vệ tự do báo chí và nhân quyền mạnh mẽ lên án. Tên tuổi Phạm Đoan Trang đã quen thuộc với báo giới quốc tế vì bà đã nhận nhiều giải quốc tế về tự do báo chí và nhân quyền. Các bản tin lưu ý chi tiết Chị Trang bị bắt chỉ vài giờ sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ. Họ nhắc đến thành tích đấu tranh cho nhân quyền của Chị, nhất là đồng tác giả ‘Báo cáo Đồng Tâm’ bằng tiếng Anh và Việt.

Do Đoan Trang được vinh danh Giải thưởng Tự do Báo chí, ông Daniel Bastard, Giám đốc Á châu – Thái Bình Dương RSF nói: « RSF bất bình trước vụ bắt giữ Đoan Trang. Những việc bà làm là có ý muốn cung cấp cho đồng bào mình những thông tin đáng tin cậy và giúp họ thực hiện đầy đủ các quyền của mình. bà Phạm Việc bắt giữ bà là một bước nhảy vọt khác trong quá trình đàn áp hoàn toàn theo chỉ đạo của đảng Cộng sản Nam cầm quyền ».

Theo lịch trình, Chị Trang sẽ góp ý tiếng trong cuộc thảo luận về quyền Tự do xuất bản ngày 15.10.2020 tại Hội chợ sách quốc tế Frankfurt. Chủ tịch và CEO của Frankfurter Buchmesse nói hôm 07.10.2020: « Chúng tôi rất quan tâm về việc Phạm Đoan Trang bị bắt giữ, ngay trước hội chợ sách lớn nhất thế giới, nơi mà Tự do biểu đạt được tôn vinh ».

Từ Geneva, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) ra thông báo do ông Kristenn Einarsson, Chủ tịch Chương trình Giải Voltaire viết: « Đoan Trang và Nhà Xuất bản Tự do đã phải hoạt động trong bóng tối Phạm trong nhiều năm. Thành quả làm việc và sự can đảm của bà là một nguồn cảm hứng cho tất cả các nhà xuất bản quốc tế, và cộng đồng các nhà xuất bản thế giới ủng hộ bà trong cuộc đấu tranh cho tự do xuất bản ở Việt Nam.

Ông Hugo Setzer, Chủ tịch IPA, nói: « Phạm Đoan Trang chủ ý chấp nhận nguy cơ để bảo vệ quyền tự do biểu đạt. Tôi xin ngả mũ thán phục trước sự can trường và sức mạnh niềm tin của bà ». Lúc nhận giải Voltaire, Chị Trang nói với VOA rằng kể từ khi Nhà xuất bản Tự Do được thành lập năm 2019 cho đến nay, các nhân viên ‘không bao giờ được hưởng một giây phút bình yên’ vì liên tục bị công an sách nhiễu.

Phản ứng trước tin bà bị bắt, Phó Giám đốc Đông Nam Á của Tổ chức n xá Quốc tế Ming Yu Hah nói: « Bắt giữ bà Phạm đoan Trang là hành động sai trái. Bà là nhân vật đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Bà là nguồn cảm hứng của vô số nhà đấu tranh trẻ tuổi đã đứng lên để tranh đấu cho một nước Việt Nam công bình hơn, bao gồm mọi thành phần, và tự do hơn ».

Bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền Cộng hòa Liên bang Đức, ngày 16.10.2020, viết trên Twitter rằng bà quan ngại sâu sắc về việc chính quyền Việt Nam bắt giam nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Đoan Trang: « Tôi vô cùng lo ngại về việc giam giữ bà Phạm Đoan Trang, tác giả, nhà hoạt động nhân quyền và là cựu học giả Villa Aurora LA. Tôi kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam bảo vệ quyền tự do bày tỏ chính kiến, được bảo đảm bởi Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế » Tài khoản Twitter Tòa đại sứ Đức tại Hà Nội cũng dẫn lại nguyên văn phát biểu này của Đặc ủy nhân quyền Đức.

Ngày 10.10.2020, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động Robert Destro viết trên Twitter: « Hoa Kỳ lên án vụ bắt giữ nhà văn, nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Phạm Đoan Trang ». Thông cáo này mạnh mẽ hơn thông cáo dè dặt của Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội hôm 08.10.2020 nói trên là ‘sẽ theo dõi chặt chẽ diễn tiến’.

Ngày 08.10.2020, Dân biểu Alan Lowenthal đã liên lạc với Ðại sứ D. Kritenbrink và Bộ Ngoại giao Mỹ để bày tỏ mối quan tâm sâu xa trước sự đàn áp bắt bớ những nhà hoạt động dân chủ, đồng thời yêu cầu ông Ðại sứ áp lực Việt Nam trả tự do ngay tức khắc cho những người này. Tôi còn biết nhà báo Phạm Đoan Trang đã viết một thư ngỏ để nói mình sẽ bị bắt một ngày không xa và muốn người bên ngoài cũng như cộng đồng quốc tế hiểu mục tiêu, quyết định cũng như khát vọng của cô trong việc tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ. Tôi sẽ dùng bức thư này để một lần nữa nhắc nhở các đồng nhiệm của tôi rằng Chính phủ VN rất sợ những nhà báo độc lập thường phô bày chủ trương kiểm duyệt đàn áp báo chí của nhà cầm quyền.

Ð./ Từ Người Việt Nam:

- Trong nước: Từ Hà Nội, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nói với BBC: « Ðây là một vụ đàn áp trắng trợn chống lại những tiếng nói khác với ý của ĐCSVN, chống lại những quyền tự do báo chí, xuất bản và biểu đạt đã được VN cam kết tôn trọng trong luật quốc tế (ICCPR, mà VN đã tham gia từ đầu những năm 1980 và cũng được ghi trong Hiến Pháp CHXHCNVN và như thế chính quyền VN phải có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền đó của mọi công dân ». Cũng ở Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá An ninh, Bộ Công an bình luận: « Ðây là tiếp tục một diễn biến đáng lo ngại cho không khí tự do dân chủ ở VN, trong lúc một số nhà báo tự do, blogger đã nối tiếp nhau bị bắt từ cuối năm ngoái tới giờ, vụ Đồng Tâm vừa mới xử sơ thẩm ».

- Từ Nhật Bản. Tối thứ Sáu 16.10.2020, từ 18 giờ, trước dinh Thủ tướng Suga Yoshihide, cạnh nhà Quốc hội, giữa những tòa cao ốc khu phố Chiyoda, Tokyo, hơn mươi người Việt đã tụ tập tại đây. Khách bộ hành, cảnh sát Nhật dừng lại, quan sát, tìm hiểu lý do qua các băng rôn, biểu ngữ: « Tụi em tuyệt thực từ 18 giờ hôm nay đến 18 giờ hôm sau là 24 tiếng. Hiện tại có rất nhiều người trẻ ở đây ». Họ cầm tay mỗi người một bức ảnh phóng to, được đưa lên cao gồm: ông Trịnh Bá Phương, dân oan bị bắt ngày 24.06.2020 sau khi đưa tin về lực lượng cảnh sát tấn công xã Đồng Tâm; tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, đang tuyệt thực trong lúc thụ án 16 năm tù vì ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’; các tù nhân lương tâm khác như ông Lê Đình Lượng đang thụ án tù 20 năm, và, dĩ nhiên, nhà báo Phạm Đoan Trang.

- Từ Gia Nã Ðại, ngày 10.10.2020, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã có Tuyên bố: « Sự đạo đức giả rõ ràng của chế độ XHCN Việt Nam đã được phơi bày trắng trợn khi Công an Hà Nội bắt giữ nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng, bà Phạm Đoan Trang với tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’, chỉ vài giờ sau khi Hoa Kỳ - Việt Nam tổ chức đối thoại hàng năm về Nhân Quyền vào ngày 06.10.2020.

- Từ Mỹ, chúng tôi chỉ nhận được những mail cho rằng Chị Ðoan Trang muốn vào tù để tìm đường đi Mỹ. Xin lỗi Vị này vì Chị Trang đã từ chối trở thành món hàng trao đổi giữa hai cựu thù để chúng tự khen nhau ‘nhân quyền được cải thiện’. Hơn nữa, Chị đã từng du học ở Mỹ và trở về Việt Nam để thực hành những điều đã học và bị tù tội. Vậy được sinh đi học ở các nước dân chủ, nói chung, và Mỹ, nói riêng, sẽ là gì khi phải trở về nước VNCS? Ðã từng có trường hợp ‘con ông cháu cha’ du học bằng học bổng Mỹ khi về làm thanh niên cộng sản đi đánh dập các bà, các cô biểu tình chống Tàu cộng.

Một kẻ khác viết ‘Phạm Ðoan Trang chờ Nobel Hòa bình’. Xin nên biết Chị không là Kissinger hay Lê Ðức Thọ đã khiến cả triệu người chết để xứng đáng chia nhau giải này năm 1973 mà Thọ chê, không nhận.