Dụ ngôn vị vua kia tổ chức tiệc cưới cho hoàng tử. Nhà vua lần đầu gởi thiệp mời đến thân hữu nhưng họ không đáp trả. Lần thứ hai, thay vì gởi thiệp, sợ thất lạc chăng, nhà vua sai gia nhân đến tận nhà từng thân hữu mời. Kẻ viện lí do việc gia đình, kẻ khác bận lo việc thương mại, kẻ khác nữa xỉ nhục, xua đuổi và có kẻ giết chết gia nhân. Coi thường không tham dự tiệc cưới của bạn thân giết chết tình thân hữu. Không thèm tham dự tiệc cưới của hoàng tử là một xỉ nhục cho nhà vua, hành động coi thường hoàng gia. Nhà vua buồn vì cách đối xử không thân thiện của các bạn hữu thì ít, nhưng có lẽ buồn hơn cả là cách họ đối xử tàn tệ với gia nhân thân tín hoàng gia. Gieo gió ắt gặt bão. Tất cả đều khởi sự bởi khách được mời, nhà vua sai lính tru giệt kẻ sát nhân. Những người tàn ác với người khác giờ chính họ trở thành nạn nhân. Không gì ngăn cản được tiệc cưới nhà vua định tổ chức cho hoàng tử. Thay vì mời thân hữu, nhà vua ra lệnh cho gia nhân mời bất cứ ai họ gặp trên đường phố. Người ta vui mừng đón nhận và tiệc cưới đầy tràn thực khách. Niềm vui nhà vua chợt tắt khi nhận ra có thực khách không tuân thủ quy luật tiệc cưới hoàng gia. Anh ta không những bị đuổi ra và còn bị lưu đầy trong ngục thất.

Dụ ngôn tiệc cưới là một dụ ngôn bất thường ở nhiều điểm. Thứ nhất, thực khách không dự tiệc cưới thì thôi, sao lại hãm hại người đi mời, kẻ vô tội. Thứ hai, trước tiệc cưới nhà vua sai lính giết kẻ phản loạn; tang thương, chết chóc, nhà tan, cửa nát, hình ảnh thêm lương trước đám cưới có phải là việc nên làm chăng? Nhà vua có dư thời gian trị tội kẻ phản loạn sau khi tiệc cưới hoàn thành. Thứ ba, thực khách bị tống ngục cũng là điều hơi lạ. Đuổi khỏi bàn tiệc, không cho tham dự, đã là xỉ nhục lắm rồi. Thứ tư, câu 'kẻ được gọi thì nhiều mà được chọn tì ít' (c.14) dường như không ăn nhập gì với tiệc cưới. Thứ năm ngôn từ trong dụ ngôn cũng bất thường. Đây là ngôn ngữ dùng cho ngày phán xét 'Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc và nghiến răng' (c.13). Câu này ám chỉ dụ ngôn tiệc cưới không phải là đám cưới trần gian, nơi xã hội mà chính là ám chỉ hình ảnh tiệc cưới nước trời. 'Vua' chính là Thiên Chúa, Vua vũ trụ. Gia nhân sai mời chính là các tiên tri, sứ giả của Thiên Chúa. Người được chọn mời là dân Israel. Người đầu đường, góc phố là dân ngoại nay trở thành dân riêng của Chúa. Áo cưới đây không phải là lụa là, gấm vóc, cũng không phải là tư cách cá nhân, mà chính là các nhân đức, đức hạnh. Thực khách không mặc áo cưới chính là người không có nhân đức, đức hạnh. Nơi khóc lóc, nghiến răng chính là nơi thiếu tình thương, thiếu bác ái. Kẻ giết gia nhân không phải tất cả dân Israel mà chính là người lãnh đạo trong dân. Phúc âm tuần trước nhắc đến nhóm này, họ là lãnh tụ Đền Thờ, Giới Trưởng Lão, Pharasiêu và Biệt Phái. Câu 'kẻ gọi thì nhiều mà được chọn thì ít'. Có lẽ nhà vua nói với chính mình. Không phải những người được mời tất cả đều từ chối dự tiệc cưới. Một số từ chối, một số tham dự. Tuy nhiên so sánh với số thực khách mời đầu đường, góc phố, thì số được chọn quả là quá ít người tham dự. Như thế câu trên nói riêng cho đám thực khách được mời đầu tiên. Nhiều người được mời nhưng ít người chọn tham dự. Dụ ngôn nói về ngày phán xét. Kẻ tốt được tham dự tiệc cưới thiên quốc, kẻ xấu bị loại ra ngoài nơi tràn đầy đau thương, khổ ải.

Chúng ta, Kitô hữu, đáp lại lời Thiên Chúa mời gọi thành dân riêng Chúa, theo con đường vua tình thương hướng dẫn, bảo bọc. Chúng ta dâng lời cảm tạ vì Thiên Chúa kêu gọi chúng ta vào dự tiệc cưới Thiên quốc, nơi bình an thật, hạnh phúc tràn đầy, tình thương vô hạn.

TiengChuong.org

Wedding Garment

The parable is a story of a king, who invited his friends to his son's wedding. The king received negative responses from his friends. In his second attempt the king sent his trusted servants; this time in person, to persuade his friends to come, but they failed to appreciate the king's kindness. Excuses were made, ranging from family matters to personal business. Some even assaulted and violated the king's servants. Tension arose and intensified. It was all started by the king's friends. Friends became foes and rebels. Placing personal business over a friend's wedding would severely damage the friendship. Turning down a royal wedding invitation is a sign of disrespect for the king. It showed having have little love for the royal family. The king was upset about the refusal to attend his son's wedding, and even more displeased about the murders of his trusted servants. What they sowed they would harvest. The king sent his troops to punished the murderers. The murderers were themselves slain. Nothing could stop the king. He determined the wedding banquet should go ahead, no matter what. Because the invitees proved unworthy, the king looked to the wider community, the commoners. Servants were instructed to invite to the king son's wedding everyone on the roads, and they responded with warmth and excitement. The wedding hall was full.

Because of twists and turns it is rather hard to see the logic of the parable in the environment of any of our social settings. Jesus addressed the chief priests and the elders. There is no doubt, Jesus had a message for them to reflect upon. His message was to remind them of their disloyalty to the Lord, and their atrocity towards the prophets. Logic of the parable doesn't follow logic of the empirical world. Faith requires believing in God's love and mercy, and the language of the heart has rules of its own. The parable's setting is strange and some of its language is the language of the end time (v.13). 'The invitees' referred to the chosen race, the Israelites. 'King' is a metaphor for God; Servants who were abused and murdered were the prophets. Wedding banquet is a metaphor for the heavenly banquet, the divine banquet at the end time. The divine banquet is not food our physical body needs, but it is for our spiritual nourishment. It began here on earth, starting with Jesus' teaching, and culminates at the end time. The wedding garment refers to the Christian virtues, rather than material garments or the moral behaviour. The king came to the banquet and noticed one man who didn't comply with the wedding garment. He was dragged out and condemned into darkness. There will be weeping and grinding of teeth( v.14). It is the language of the end time.

The final statement: 'For many are called, but few are chosen' (v.14)'. It looks like this statement is an independent statement, unrelated, to the rest of the parable. The statement certainly doesn't apply to the guest who was thrown into darkness. The statement probably refers to the first groups of invitees, the Israelites who through their history had shown disloyalty, infidelity and rebelliousness against God. However, not all of them were unfaithful. There were some who were faithful; their faith was unwavering. Not all chosen guests responded negatively to the royal banquet; some of them attended, and the statement may refer to them, that many were invited but only a few chose to attend the royal wedding.

We give thanks to God for the divine banquet in this life and the divine banquet to come.