Đó là một trải nghiệm về sự tổn thương mang tính bi kịch và kỳ lạ. Giáo Hội đang sống, với nỗi đau trong chính xác thịt của mình. Cơn dịch Covid đã phơi bày sự mong manh của chúng ta, để lộ ra "những điều sai lầm và những an toàn giả tạo mà chúng ta đã xây dựng theo chương trình làm việc, dự án, thói quen và ưu tiên của chúng ta", Đức Thánh Cha Phanxicô nói như trên vào ngày 27 tháng 3 tại quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng và tổn thương vì mưa. Trong thời điểm hoang mang, mất điểm tham chiếu này, la bàn của chúng ta là "nhiều người bạn đồng hành mẫu mực, những người đã phản ứng bằng cách hy sinh mạng sống của mình", họ là "những người bình thường - thường bị lãng quên - những người không xuất hiện trong các tiêu đề của báo chí và tạp chí hoặc trên các sàn diễn thời trang lớn của buổi biểu diễn vừa qua, nhưng không nghi ngờ gì nữa, hôm nay họ đang viết về những sự kiện quyết định của lịch sử chúng ta”, Đức Thánh Cha nói về biến cố ngoại thường đó vào ngày cầu nguyện thứ Sáu.

Trong số những "nhân chứng bên cạnh" này có hàng trăm linh mục và tu sĩ bị thiệt mạng vì vi rút trong khi họ đang thực hiện sứ vụ bình thường của họ.

Ít nhất bốn trăm người ở Châu u, theo nghiên cứu do Hội đồng Giám mục Châu u (CCEE) thực hiện dựa trên bảng câu hỏi do ba mươi tám Giáo hội của Châu u dịp Hội nghị Giám mục Châu u (CCEE). Giáo Hội muốn xem xét phản ứng toàn diện của mình trước đại dịch đang diễn ra, phân tích hậu quả tôn giáo của tình trạng khẩn cấp, tác động đến đời sống của các cộng đồng Kitô giáo và phần còn lại của xã hội. Trong bối cảnh này, không thể thiếu việc tôn vinh các giáo sĩ hy sinh đời mình để cứu người khác. Một trả giá cao. Hội đồng Giám mục Châu u đánh giá cao về tổn thất này.

Một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng y tế như Pháp, Anh, Đức hay Bồ Đào Nha nhưng đều thiếu số liệu. Tuy nhiên, các chi tiết quan trọng xuất hiện từ nghiên cứu.

Đa số các linh mục nạn nhân thuộc Hà Lan (181), Italia (121), Tây Ban Nha (70) chỉ trong tháng Tư, Ba Lan (10), Bỉ (5), Ucraina (5), Áo (4), Ailen (3), Litunia (1).

Cha Pavel Ambros, một tu sĩ Dòng Tên và chuyên gia tại Đại học Palacky Olumuc ở Cộng hòa Séc, được mời trình bày nghiên cứu trước Hội đồng cho biết: “Toàn thể Giáo Hội hoàn vũ đang trải qua kinh nghiệm về sự bất lực, một đặc điểm khá bị lãng quên trong thời đại chúng ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh thử thách này, "điều mang lại hy vọng là một nỗ lực chưa từng có của tình liên đới để cùng nhau vượt qua những hậu quả của Covid trong xã hội và trong Giáo Hội".

Đại dịch tác động nặng nề ngay cả về mặt kinh tế. Trong vùng đất trong đó, các cơ quan giáo hội khác nhau và các cá nhân tín hữu tham gia ở tiền tuyến. "Sự đoàn kết của các Kitô hữu ở Châu u giúp nâng cao nhận thức về tình trạng của những người nghèo nhất, bị thiệt thòi nhất, của những người ở ngoại vi, bao gồm cả những người xin tị nạn và người di cư". Một trong những sợi chỉ đỏ liên kết các quốc gia Châu u khác nhau lại với nhau là mối quan hệ hợp tác giữa các Giáo Hội và chính quyền quốc gia để quản lý tình trạng khẩn cấp. Theo nghĩa này, việc đóng cửa các cơ sở phụng tự trong thời gian phong tòa được coi là một "hành động từ thiện được thực hiện để đảm bảo trước hết là sức khỏe của công dân".

Các biện pháp an ninh được áp dụng sau khi mở ra để bảo vệ các tín hữu cũng được trải nghiệm trong cùng một cách nhìn. "Những thách thức được đưa ra bởi khoảnh khắc tế nhị này cho chúng ta thấy rõ ràng - Đức Hồng Y Micheal Czerny, Thứ trưởng Bộ Phát triển Con người Toàn diện - kết luận trong bài phát biểu trước Hội nghị Giám mục Châu u rằng sứ mệnh chung của chúng ta là cùng nhau hướng tới phương hướng đúng đắn do Chúa chỉ ra và không bao giờ chống lại».

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: Avvenire