Đức Thánh Cha: "Cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại là cùng nhau đoàn kết"

Phát biểu trong buổi Tiếp kiến chung ở Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư tới một thế giới hậu đại dịch và tập trung vào việc viện trợ, theo mọi cấp độ xã hội và vai trò của mọi thành phần xã hội trong việc làm hồi sinh các cơ chế xã hội.

(Tin Vatican)

Tiếp nối loạt bài giáo lý về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dựa trên giáo huấn của Giáo hội, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Mỗi người chúng ta đều được kêu gọi đảm nhận trách nhiệm phần mình,” và ngài nhấn mạnh tới một thực tại là chúng ta phải nhìn về tương lai và làm việc cho một trật tự xã hội, trong đó phẩm giá và ân lành của tất cả các thành viên được tôn trọng.

Phát biểu trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Vatican, Đức Thánh Cha đã tập trung về nguyên tắc cứu trợ.

Từ trên đi xuống và từ dưới đi lên

Để giải thích rõ rệt hơn ý nghĩa của nó, ĐTC nhắc nhớ lại thời gian sau cuộc đại suy thoái kinh tế vào năm 1929, Đức Thánh Cha Piô XI giải thích rằng “nguyên tắc này có một sự chuyển động kép: từ trên xuống và từ dưới lên”.

“Để vươn lên tốt hơn từ một cuộc khủng hoảng, nguyên tắc trợ cấp phải được ban hành, tôn trọng quyền tư hữu và khả năng sở hữu chủ mà mọi người đều có, đặc biệt là những người nghèo khó,” Đức Thánh Cha nói rõ hơn trên thực tế, nguyên tắc này “cho phép mọi người phải có trách nhiệm về quyền hạn của mình, vai trò của Giáo hội trong việc chữa lành và vận mệnh của xã hội”.

ĐTC phê bình một thực tại là nhiều người không thể tham gia vào việc tái thiết công ích vì họ bị gạt ra ngoài lề, bị loại trừ hoặc bị phớt lờ đi.

ĐTC nói: “Một số nhóm xã hội không thành công trong việc đóng góp vì họ bị bóp nghẹt về kinh tế hoặc xã hội. Trong một số nơi, nhiều người không được tự do thể hiện đức tin và giá trị của chính họ”.

Ở nơi khác, ĐTC nói tiếp, “đặc biệt ở phương Tây, nhiều người kìm nén niềm tin đạo đức hoặc tôn giáo của chính họ: Đây không phải là cách để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, hoặc ít nhất là thoát khỏi nó tốt hơn.”

ĐTC Phanxicô nói ở các cấp cao nhất của xã hội, chẳng hạn như Chính phủ, nên can thiệp để cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc tiến bộ. ĐTC lưu ý rằng các tổ chức công đang cố gắng thông qua các biện pháp can thiệp thích hợp; tuy nhiên, ĐTC tiếp tục, các nhà lãnh đạo xã hội phải tôn trọng và thúc đẩy các cấp trung gian...

Sự đóng góp quyết định của tất cả

ĐTC nói: “Sự đóng góp của cá nhân, gia đình, các hiệp hội, các doanh nghiệp, hoặc các cơ quan trung gian, và Giáo hội, vào việc hình thành các quyết định.

Đức Thánh Cha nói tất cả chúng ta có trách nhiệm trong quá trình hàn gắn xã hội mà chúng ta là một thành phần, nhưng vì tình trạng loại trừ bất công thường xảy ra "ở những quyết định chỉ nhắm vào lợi ích kinh tế và chính trị..."

ĐTC nhắc nhớ thực tại ở khu vực Amazon, nơi mà tiếng nói của các dân tộc bản địa, văn hóa của họ và tầm nhìn toàn diện không được cứu xét.

Quyền bá chủ của các công ty đa quốc gia có quyền

“Ngày nay, sự thiếu tôn trọng nguyên tắc phân phối tài nguyên đã lây lan như con vi-rút. ĐTC nói: Hãy nghĩ tới các biện pháp hỗ trợ tài chính mà các Quốc gia phát triển cần chia sẻ... Các công ty tài chính lớn phải biết lắng người dân hoặc những người nghèo, hơn là chỉ nhắm tới việc phát triển kinh tế”.

ĐTC cũng xoáy những suy tư của mình vào cuộc chạy đua hiện tại để tìm cách chữa trị con coronavirus này, ĐTC lưu ý rằng “các công ty dược phẩm lớn cần lắng nghe các nhân viên y tế đang xông pha ở tuyến đầu trong các bệnh viện hoặc trong các trại tị nạn”.

ĐTC suy niệm về Thư thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Cô-rinh-tô, trong đó, thánh tông đồ nói tất cả các bộ phận của cơ thể đều cần thiết và thực tế là những bộ phận có vẻ yếu nhất và kém quan trọng nhất lại cần thiết nhất (1Cr 12: 22), ĐTC Phanxicô nói chỉ khi nào thực hiện được các nguyên tắc trợ cấp, thì chúng ta mới có thể đóng trọn được vai trò của mình trong việc chữa lành và trong vận mệnh của xã hội.

ĐTC nói: “Thực hiện nó mang lại hy vọng cho một tương lai lành mạnh và công bằng hơn. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng tương lai này, cùng khao khát những điều lớn lao hơn, mở rộng tầm nhìn và lý tưởng của chúng ta”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại các bài giáo lý trước đây trong đó ngài đề cao sự đoàn kết như một cách giải thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay, và ĐTC nêu ra “con đường đoàn kết này” cần tới sự trợ giúp của tất cả. Trên thực tế, không có đoàn kết thực sự nếu không có sự tham gia xã hội, không có sự đóng góp của các cơ quan trung gian: gia đình, hiệp hội, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và các biểu hiện khác của xã hội”.

ĐTC nhớ lại, trong thời gian bị cách ly, cử chỉ của các đôi bàn tay giang ra của các bác sĩ và y tá như là những dấu hiệu của sự khích lệ và hy vọng.

ĐTC nói, chúng ta hãy dành sự ngợi ca này cho mọi thành viên trong xã hội, vì sự đóng góp quý báu của họ, dù nhỏ đi nữa. ĐTC cũng ngỏ lời cảm ơn và tri ân đặc biệt đến với hàng triệu tình nguyện viên đã cống hiến hết mình trong suốt cơn đại dịch này.

ĐTC nói: “Chúng ta hãy hoan hô những người già, trẻ em, khuyết tật, lao động, tất cả đã cống hiến hết mình cho công tác, nhưng chúng ta đừng dừng lại ở việc khen ngợi vỗ tay mà thôi.”

Hy vọng là vươn lên

ĐTC Phanxicô kết luận bằng hứng nhìn về tương lai, vượt lên những gì khủng hoảng, bằng lời mời gọi hãy hy vọng:

“Hy vọng là vươn lên,” ĐTC nói, “Chúng ta hãy vươn với những ước mơ lớn, tìm kiếm lý tưởng công bằng vì tình yêu xã hội được phát sinh từ hy vọng,” cố gắng không lặp lại cái quá khứ bất công, không lành mạnh, mà thay thế vào bằng một tương lai trong sáng, làm phong phú cho nhau, cho phép nét đẹp và sự phong phú của các nhóm nhỏ hơn được phát triển và "nơi mà những ai có nhiều cơ may phục vụ, biết sẻ chia và mời gọi những người có ít cơ hội cũng được dấn thân phục vụ."