CHÚA NHẬT XXIV TN (A)
Huấn ca 27,30-28:7; Tvịnh 102; Rôma 14: 7-9; Mátthêu 18: 21-35

Từ bài trích trong sách Huấn Ca, bản văn đã được viết ra vào lối năm 200 trước Kỷ Nguyên TC. Chúng ta, thấy hình như loài người, sống hiện nay không tiến bộ nhiều. Theo sách Huấn ca nhận định là người thời đó hay than vãn về tính bạo lực lúc đó: Nên có trả thù, có oán hận, và thiếu lòng thương xót và tha thứ. Vậy đã có gì thay đổi sau khi Huấn Ca được viết? Theo bản tin đọc tối hôm qua, không có gì thay đổi cả. Một nhân viên cảnh sát bắn chết một người Mỹ gốc Phi. Các đảng phái chính trị họp và đưa các bài phát biểu trong chiến dịch tranh cứ họ nhục mạ bên đối phương; tổ chức tuần hành chống phân biệt chủng tộc dẫn đến việc ném chai và ném đá vào những người tuần hành. Đấy, các bạn còn biết nhiều hơn nữa và chắc có thể thêm chi tiết vào các câu chuyện đó.

Khi các bạn đọc các mẫu chuyện trên, tôi không nghĩ là các bạn thấy có bất kỳ sự hoàn thiện nào trong thái độ của người địa phương và người liên bang; đây là việc "ở ngoài đó". Còn trong gia đình chúng ta, khu dân cư mà chúng ta đang sống, nơi làm việc của chúng ta thì sao? Sách Huấn Ca có nói gì về những nơi đó không? Trong giáo hội tiên khởi, sách Huấn Ca được dùng làm sách để huấn luyện các người tân tòng. Trong cả 2 bộ sách Kinh Thánh Do thái và Kitô giáo các tín đồ được mời gọi từ bỏ thái độ giận hờn và hận thù. Điều này có gì quan trọng không? Quan trọng đến nổi sách Huấn Ca nói với chúng ta là nếu chúng ta không tha thứ cho người xúc phạm đến chúng ta thì chúng ta đừng mong Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta. Thật thế đấy!

Phêrô lại gần Chúa Giêsu và hỏi Ngài "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha thứ đến mấy lần? Có phải 7 lần không?" Phêrô đã sống với Chúa Giêsu lâu nên ông ta biết Chúa Giêsu dạy điều cần chính của cuộc sống là lòng thương xót. Tôi đoán Phêrô muốn tỏ cho Chúa Giêsu biết rằng ông đã học được những điều mà Chúa mong đợi từ các người đang theo mình. "Có phải 7 lần không?” Chúa Giêsu nói lời Ngài nghĩ và làm cho Phêrô ngạc nhiên "Thầy không bảo là đến 7 lần, nhưng là đến 70 lần 7"

Trong phúc âm tuần vừa qua của Thánh Mátthêu, Chúa Giêsu dạy rằng sự tha thứ là đặc điểm của cộng đoàn tín hữu Kitô. Anh chị em phải biết tha thứ cho một thành viên của cộng đoàn vướng mắc sai lầm, và phải cố gắng hết sức để tiếp cận với người đó bằng tâm tình tha thứ, và đón chào người đó khi họ trở về với cộng đoàn. Phêrô hình như đã học được tầm quan trọng của lòng tha thứ. Nhưng có lẻ ông không nghĩ Chúa Giêsu đòi hỏi ông và cộng đoàn nhiều như thế. Họ phải tha thứ cho mọi anh em của mình như là dấu chỉ của lòng tha thứ cho thế giới. Có thể những người quan sát họ sẽ rất ngạc nhiên khi họ nhìn thấy hay nghe nói đến cách các môn đệ Chúa Giêsu tha thứ một các bền bỉ cho nhau. Lòng tha thứ như thế chỉ có thể xãy ra vì Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta lần này qua lần khác và Ngài ở giữa chúng ta giúp chúng ta sức mạnh để làm điều mà chúng ta hay loài người, không tự làm được đó là tha thứ cho nhau hết lần này đến lần khác.

Các bạn có để ý là đó hành vi rất cố gắng vượt qua cái tôi của chúng ta, khiến đôi khi chúng ta phải cắn răng để nói lời tha thứ phải không? Lời nói cuối cùng của Chúa Giêsu yêu cầu mổi người chúng ta: "Hãy tha thứ từ tận đáy lòng" Chúng ta biết đó là điều rất khó khăn, không chỉ đơn thuần trong tiếng nói nhỏ nhẹ: ”tôi tha thứ cho bạn". Nhưng lời nói phải được phát xuất ra từ tận trái tim biết tha thứ; giúp chúng ta thực hiện được việc mà chúng ta không tự mình làm được - là thay đổi tâm hồn của người khác – Chuyển hóa từ bất bình hờ hửng qua cố gắng thương yêu và hoàn toàn độ lượng.

Chúng ta phải quay trở lại phần đầu của dụ ngôn, khi nói về một vị tôn chủ đã tha một món nợ rất lớn cho người đầy tớ không khả năng chi trả khiến cho người đầy tớ đó thay đổi. Dụ ngôn là những câu chuyện rất phức tạp khiến chúng ta có thể để ý đến. Số tiền người đày tớ mắc nợ là một số tiền quá lớn không thể tưởng tượng được. Anh ta không thể nào có thể trả hết, ngay cả khi bán chính cả bản thân, vợ và con anh ta nữa. Lời yêu cầu xin được tha nợ của anh ta được đưa ra trong nỗi tuyệt vọng: "Thưa ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi. Tôi sẽ lo trả hết" Ông ta không thể nào trả hết được. Đó là điểm Chúa Giêsu muốn cho chúng ta thấy được việc không thể "trả lại" Thiên Chúa và nhận được ơn tha thứ. Đó là hồng ân.

Dụ ngôn không kết thúc ở đấy. Sự tha thứ cho một món nợ quá lớn đáng lẽ sẽ làm cho người đầy tớ động lòng và làm cho anh ta thay đổi nên một con người mới. Nhưng anh ta không thay đổi gì cả. Lẽ ra, sức mạnh của lòng yêu thương của vị tôn chủ đã giúp anh ta biết tha thư. Nhưng`do lòng dạ của anh ta vẫn còn chai đá và đó chính là lý do anh đã không tha món nợ nhỏ của người đồng nghiệp mắc nợ anh một món tiền “nhỏ hơn” số tiền mà anh đã nợ vị tôn chủ đã tha cho anh. Chúa Giêsu có thể đã nói thêm ngay sau khi tôn chủ tha cho người đầy tớ câu "anh hãy đi và làm như vậy".

Thiên Chúa đã nhiều lần ban ơn tha thứ cho chúng ta hết lần này đến lần khác. Bắt đầu từ bí tích Thánh Thể, một lần nữa chúng ta hãy cầu xin sự tha thứ và mong nhận được ơn tha thứ. Đây chỉ là một thí dụ về tầng xuất về lòng tha thứ của Thiên Chúa cho chúng ta và chứng tỏ lóng Chúa thương xót chúng ta vô bờ bến. Để đáp lại, bản thân của mỗi người chúng ta và cả giáo hội; phải luôn là chứng nhân của lòng thương xót Thiên Chúa dành cho loài người. Chúng ta phải làm chứng ra sao? Chúng ta, người tín hữu, hãy biết tha thứ một cách độ lượng như chúng ta đã được nhận lãnh. Và chắc chắn đó là dấu chỉ của Thiên Chúa là đấng giàu lòng thương xót đang hiện diện và hoạt động trong chúng ta.

Tha thứ không phải là điều dễ dàng. Mỗi khi chúng ta họp nhau mừng Bí tích Thánh Thể, chúng ta dâng lời cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha. không phải vì chúng ta là gương mẫu của sự tha thứ, nhưng là lời cầu xin ơn Thiên Chúa để biết tha thứ như chúng ta đã được tha thú. Ngay sau khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha chúng ta xin Chúa Giêsu nói phán một lời tha thứ cho chúng ta. "Lạy Chúa, chúng con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà chúng con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn chúng con sẽ lành mạnh" Rồi đến chúng ta chúc bình an cho nhau, và như để nhấn mạnh điều chúng ta đã lãnh nhận, chúng ta cầu xin 3 lần "Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con". Và Thiên Chúa làm điều đó lập đi lập lại nhiều lần để ban lòng thương xót cho chúng ta xi. Rồi chúng ta đi lên rước Chúa Kitô sống động, và ơn Thánh Linh Ngài để giúp chúng ta nên hình ảnh của Thiên Chúa giàu lòng thương xót bằng cách tha thứ cho nhau như chúng ta đã được tha thứ.

Những ngày bạo lực vì kỳ thị chủng tộc làm chúng ta tự hỏi: Sự tha thứ có thể nào xãy ra khi biết bao nhiêu người đã trở thành nạn nhận của sự xúc phạm. Chúng ta không thể gạt bỏ nổi đau khổ này bằng những lời "Hãy tha thứ và quên đi". Chúng ta phải nhớ những nỗi kinh hoàng mà người khác đã phải chịu đựng để chúng ta không còn lập lại điều đó. Những bộ phim tài liệu và những kỷ niệm đã nhắc chúng ta nhơ những lời nói và tâm gương của ông Martin Luther King Jr., người ngôn sứ của nhóm tranh đấu cho nhân quyền, thách thức người da trắng hãy chấp nhận họ; là chúng ta cùng lãnh phần kỳ thị chủng tộc. Và phần chúng ta đồng lõa trong vấn đề phân biệt chũng tộc, đã góp phần vào sự đau khổ và áp bức cho những anh chị em da đen của chúng ta. Ông Martin Luther King Jr. khuyến khích chúng ta nên xin ơn tha thứ và hãy làm điều gì để chứng tỏ điều Chúa Giêsu hứa khi Ngài loan báo "Triều Đại nước trời đã đến”.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


24th SUNDAY (A)
Sirach 27: 30-28:7; Psalm 103; Romans 14: 7-9; Matthew 18: 21-35

We humans don’t seem to have made much progress since Sirach wrote almost 200 years before Christ. The sage, observing his contemporaries, lamented the discord and violence that he saw: vengeance, anger, and a lack of mercy and forgiveness. So, what’s changed since he put down his quill? Judging from last night’s national newscast, nothing. Another police officer killed an African-American man; the political conventions and campaign speeches featured lots of name-calling; a racist march resulted in bottle and stone throwing. Well, you know the rest and no doubt can add to the list.

When you read this I doubt there will be any improvement in our national and local attitudes – "out there." What about in our own families, neighborhoods, and workplaces? Does Sirach speak to those worlds too? In the early church the Book of Sirach was used for instructions to the catechumens. In both the Hebrew and Christian scriptures believers were called to renounce anger and resentment. How serious was this obligation? So serious that Sirach tells us if we don’t extend forgiveness to one who has offended us, we should not expect God to forgive us. Wow!

Peter approached Jesus and asked, "If my brother [sister] sins against me, how often must I forgive? As many as seven times?" Peter had been with Jesus long enough to know how central forgiveness was in his teaching. I guess he was trying to show Jesus that he had learned what he expected from his followers. "As many as seven times?", Peter offers. Jesus does his "Jesus thing" again and surprises Peter, "I say to you not seven times but seventy seven times."

In last week’s gospel from Matthew Jesus taught that forgiveness was to characterize the believing community. Sisters and brothers must forgive an erring member of the community and do whatever they can to reach out in forgiveness and welcome them back into the community. Peter seems to have learned about the importance of forgiveness, but he probably never expected how much Jesus would ask of him and the believing community. They are to forgive their brothers and sisters and so be a sign of forgiveness to the world. How amazed observers would be when they saw, or heard of, the remarkable and persistent way disciples forgave one another. Such forgiveness can only happen because God, who has forgiven us over and over again, is in our midst empowering what we humans could never accomplish on our own – forgiving one another over and over again.

Did you also notice, it isn’t just a matter of gritting our teeth and making ourselves forgive? Jesus’ closing statement asked that we forgive one another, "from your heart." We know how difficult that is. It’s not merely a grudging, "I forgive you." The words must come from a forgiving heart – a changed heart – which requires begging for grace to help us do what we cannot do on our own, change our hearts toward another – from grievance and reluctance, to love and over abundant generosity.

We have to go back to the first part of the parable where the king forgives the huge debt of the steward who cannot repay. Parables are often elaborate stories that can’t help but grab our attention. The amount the debtor owes his master is huge and boggles the imagination. He could never repay it, not even by the sale of the debtor, his wife and his children. His request is made out of desperation, "Be patient with me and I will repay you in full." No he couldn’t. That is the point Jesus is making. We can’t "repay" God and earn our forgiveness. It comes as a gift.

The parable doesn’t end there. The forgiveness of such a vast debt should have touched the steward’s heart and made him different, a renewed person. But it did not. It should have been the energy and power in his heart they would have enabled him to also be forgiving. But his heart remained hard and the proof of this is that he did not give to a fellow servant, who owed him "a much smaller amount," what he himself had received gratis from his master – the gift of forgiveness. Jesus could have added, right after the king’s forgiveness of the servant, "You go and do likewise."

Forgiveness happens over and over for us from God. We began this Eucharist again asking for forgiveness and we received it. This is just an example of the frequency of God’s forgiveness to us and is a testimony to God’s infinite mercy. In response we individuals and the church must be witnesses to the mercy God offers all human beings. How do we do this? We believers bestow forgiveness as freely as we have received it. Surely that would be a sign that the God of mercy is present and active in our midst.

Forgiveness isn’t easy. Each time we gather for Eucharist we pray the Lord’s Prayer, not because we are models of forgiveness, but as a prayer that asks the grace from God to forgive as we have been forgiven. Right after we pray the Lord’s Prayer we ask they Jesus speak a healing word to us ("Lord I am not worthy that you should come under my roof, say but the word and my soul shall be healed.") Then we offer one another peace and, as if to emphasize what we are receiving, we pray three times, "Lamb of God you take away the sins of the world, have mercy on us." And God does just that, again and again, bestows mercy just by our asking for it. Then we come forward to receive the living Christ, and the gift of his Spirit which enables us to mirror our merciful God by forgiving others as we have been forgiven."

These days of racial violence and abuse call us to question the possibility of forgiveness when so many have been victimized and abused. We cannot dismiss this suffering with platitudes like "Forgive and forget." We must remember the horrors others have suffered so we don’t repeat them. Documentaries and commemorations have reminded us of the words and example of Dr. Martin Luther King Jr. This prophet of the Civil Rights Movement challenged white people to acknowledge our complicity in racism and the part we have played in contributing to the oppression, pain and suffering of our Black sisters and brothers. He encouraged us to ask for forgiveness and then to do something to bring about the new order Jesus promised when he proclaimed, "The Kingdom of Heaven is at hand."