Sau khi đảng Cộng sản Trung Hoa phát động một chiến dịch tấn công nhiều mặt, quân sự và kinh tế, dựa vào sự lúng túng cuả Thế Giới trước cơn đại dịch từ đó phát ra, hôm nay đã có tin nhiều nhà máy do nhà nước tài trợ đang phải đóng cửa và công nhân đang đình công đòi trả tiền công. Lý do là việc sản xuất khẩu trang không có người tiêu thụ, việc tồn kho bị quá tải, nợ và lãi chồng chất không còn tiển để trả cho công nhân.

Hồng Kông 7-7-2020 (AsiaNews) - Sau sự bùng phát lúc ban đầu dựa vào đại dịch Covid-19, các nhà máy sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc hiện đang bị phá sản. Theo Bản tin Lao động Trung Quốc (CLB) có trụ sở tại Hồng Kông, thì đã có chín cuộc đình công hoặc biểu tình trong khoảng thời gian từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 6 vì lý do các nhà máy đóng cửa hoặc vì tiền lương chưa được trả.

Theo tờ báo Thời báo Hoàn cầu (báo liên kết với tờ Nhân dân Nhật báo, là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc), thì trước đây trong nửa đầu năm 2020, đã có hơn 76 nghìn nhà máy mới mọc lên khắp nước để sản xuất khẩu trang. Bây giờ các nhà máy đó đang đóng cửa vì sản xuất quá mức. Một phần là do sự sụt giảm các trường hợp truyền nhiễm, nhưng phần chính là do những dự báo sai lầm về tiềm năng xuất cảng.

Nhu cầu khẩu trang ở Trung Quốc khi bắt đầu đại dịch lớn đến mức các công ty trong ngành đã tăng sản lượng hàng ngày của mẫu khẩu trang N95 (loại tốt nhất) từ 130 nghìn chiếc vào đầu tháng 2 lên 5, 86 triệu chiếc vào cuối tháng Tư. Việc sản xuất các loại khẩu trang khác cũng tăng từ 5 triệu đến 200 triệu mỗi ngày.

Với số lượng sản xuất như thế, mà nhu cầu lại đang bị thu hẹp, giá của các mặt hàng bị giảm mạnh làm cho các nhà máy phải tích lũy thêm những số cổ phiếu khổng lồ để cầm cự. Chưa kể đến những trường hợp nhiều khách hàng đã rút đơn đặt hàng vì bị chứng minh là kém chất lượng.

Bốn trong số chín cuộc biểu tình được báo CLB phát hiện đã xảy ra ở Giang Tô, một tỉnh sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, trường hợp nổi bật nhất xảy ra ở Hà Nam. Vào ngày 17 tháng 6, một nhà máy của nhóm Thánh Quang (Shengguang) ở Bình đỉnh sơn (Pingdingshan) đột nhiên đóng cửa, khiến công nhân bị sa thải mà không có bất kỳ triển vọng nào để sống còn. Năm ngày sau, tại Tín dương (Xinyang) gần đó, một nhà máy khác của cùng một công ty cũng đóng cửa. Công nhân của hai nhà máy đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình đòi trả tiền nợ.

Trước đây chính quyền địa phương và Bộ Công nghiệp Bắc Kinh đã giúp nhóm Thánh Quang tăng sản lượng từ 300.000 lên khoảng sáu triệu khẩu trang mỗi ngày, dù cho chất lượng cuả họ là kém. Những sự trợ cấp này đã được cấp ra ngay cả trong lúc đó đã có nhiều vấn đề tin cậy giữa công nhân và cấp lảnh đạo cuả nhà máy.

Tiền lương ở hai nhà máy là thấp. Công nhân không được lĩnh lương cơ bản và số tiền ‘ăn cái’ (tính theo số sản xuất) thì rẻ mạt.