Nhiệt độ Bắc cực tăng - mối lo khủng khoảng khí hậu toàn cầu

Thị trấn Verkhoyansk, một thị trấn nhỏ của Nga ở Siberia là nơi lạnh nhất của Thế giới. Ấy vậy mà ngày 20/6 vừa qua nhiệt độ nóng như chưa từng được ghi nhận ở vùng cực Bắc địa cầy này!

(Tin Vatican)

Một báo cáo cho hay nhiệt độ tại thị trấn nhỏ của Nga ở vùng cực Bắc bán cầu đã đạt tới mức kỷ lục 38C (100, 4F), vào cuối tuần trước. Thứ Ba vừa qua, đài Khí tượng Thế giới (WMO) được thông báo và đang kiểm định với cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc.

Đợt nóng, biến đổi khí hậu, cháy rừng

Đài khí tượng thế giới (WMO) đang tìm cách xác minh các báo cáo về cái nóng kỷ lục ở cực bắc vùng Bắc Cực, phát ngôn viên của Đài khí tượng thế giới (WMO), bà Clare Nullis chia sẻ với báo giới ở Geneva. Bà nói ở thị trấn Verkhoyansk của Nga trong vùng bắc cực Siberia đã nóng lên cực độ và kéo dài gia tăng nguy cơ cháy rừng.

Trước đó vào ngày 5 tháng 6, Đài khí tượng thế giới (WMO) cho hay tháng 5, khí hậu nóng ấm nhất trong nhiều thập kỷ và nồng độ thán khí carbon cũng đạt đến mức cao mới, bất chấp sự suy giảm kinh tế vì vi khuẩn Covid-19. Đài lên tiếng cảnh báo phải có các nỗ lực mới để chặn đứng các mối đe dọa khí hậu.

Hành tinh chúng ta sống đang cảnh báo cho chúng ta những tín hiệu rõ ràng. Chương trình khí hậu toàn cầu là một việc cấp thiết hơn bao giờ hết, ông Antonio Guterres, Tổng thư ký của LHQ, kêu gọi trong một bài đăng trên Twitter vào thứ Hai. Ông đã cảnh báo về nhiệt độ cao kỷ lục, đang xảy ra trong vùng Bắc Cực.

Theo Đài khí tượng thế giới (WMO) thì khu vực đông Siberia đang được theo dõi, vì sự khí hậu khắc nghiệt lùa về giữa tiết mùa đông và mùa hè, với mức độ trên 30C (86F) không phải là bình thường trong tháng 7.

Theo phòng khí tượng nghiên cứu Esperanza của nước Argentina, trong vòng mấy tháng qua, nhiệt độ ở Bắc cực tăng vọt so với các vùng nhiệt đới! Phía cực bắc cho thấy nhiệt độ tăng lên mức kỷ lục mới là 18, 4C (65, 3F) vào ngày 6 tháng 2 vừa qua.

Bắc Cực nóng lên gấp đôi

Theo Đài khí tượng thế giới (WMO), Bắc Cực đang nóng lên gần gấp đôi mức trung bình của toàn cầu. Bà Nullis giải thích rằng sự gia tăng nhiệt độ vì cơn bão nóng và cháy rừng triền miên ở Siberia sau một mùa xuân ấm áp khác thường có rất ít tuyết.

Theo dữ liệu của Đài khí tượng thế giới (WMO) cho hay tháng 5 nhiệt độ trung bình khoảng 10C (18, 5F) ở nhiều vùng của Siberia, và đó là nhiệt độ nóng phi thường làm cho tháng 5 vừa qua là tháng ấm áp nhất được ghi nhận ở bắc bán cầu, bà Nullis cũng cho hay nhiệt độ toàn cầu đang bị thay đổi.

Theo Đài khí tượng thế giới (WMO), nhiệt độ ở Bắc Cực từ năm 2016 đến 2019 là những thời điểm nóng nhất trong lịch sử.

Các tảng băng đang bị tan

Điều đáng lo là khối lượng các tảng băng ở Bắc Cực tan vào tháng 9 năm 2019 làm giảm đi 50% các tảng băng còn lại so với mức trung bình của những năm 1979 đến 2019.

Khí hậu ấm bất bình thường ở mùa đông và mùa xuân làm cho các tảng băng tan sớm chảy vào các con sông ở Siberia.

Hành tinh nóng lên

Sự biến đổi khí hậu làm cho tổ chức Copernicus của Liên minh Châu Âu đã làm một cuộc khảo sát cặn kẽ các dữ liệu họ thu tập được.

Mặc dù toàn bộ hành tinh đang nóng lên, nhưng Tổ chức Copernicus nói đây là sự kiện diễn ra đồng đều, nên không đáng lo lắm! Tuy nhiên miền tây Siberia nóng lên một cách nhẩy vọt hơn mức trung bình là điều đáng lo.

Theo một Diễn đàn bàn về Khí hậu Bắc cực, đã cung cấp một thông tin là các vùng bắc cực vào các tháng Sáu tới tháng Tám, khí hậu đã thay đổi nhanh chóng, khí hậu nóng lên gấp đôi so với sức nóng các nơi khác trên thế giới.