Giải đáp phụng vụ: Tại sao rung chuông trước rước lễ? Nói thêm về “Đây là mầu nhiệm Đức Tin”

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Con có hai câu hỏi không liên quan với nhau: 1) Xin cha tư vấn cho biết khi nào chuông được rung trước khi rước lễ, và tại sao? Con nghĩ rằng con đã đọc được ở đâu đó rằng nó báo hiệu sự hoàn thành của Hy tế sau khi linh mục rước Máu Thánh, nhưng các người khác đã nói với con rằng nó báo hiệu cho cộng đoàn rằng họ phải đọc điệp ca Hiệp lễ. 2) Con hiệu đính một bản tin Công Giáo hàng tháng và đã nhận được một lá thư từ một độc giả hỏi về ý nghĩa của các lời tung hô Mầu nhiệm Đức tin. Người ấy nói rằng trong Thánh lễ Latinh, đó là một lời tung hô cho sự biến thể, nhưng trong Novus Ordo, cả bốn lựa chọn đều là những lời tung hô mà tất cả các Kitô hữu đều tin; nghĩa là, nó không diễn tả niềm tin Công Giáo đặc biệt của chúng ta vào Sự hiện diện thực sự. Cha đã đề cập một vài điều về việc này trong một bài viết ngày 14-12-2010, về ca hát khi nâng Mình Máu Thánh. Từ một quan điểm khác, con nghĩ rằng việc giới thiệu cụm từ ‘Ta hãy đến thờ lạy’ trong thực tế vô tình làm giảm bớt phạm vi mầu nhiệm Thánh Thể. Bằng cách chỉ tập trung vào Sự Hiện Diện Thực Sự, sự diễn tả này cho thấy toàn bộ thực tại của Thánh Lễ như một tưởng niệm hiện tại hoá toàn bộ mầu nhiệm cứu độ, vồn là theo một cách nào đó khoảnh khắc mới nhất trong lịch sử cứu độ. Trong thực tế, thực tại này được thể hiện tốt hơn bởi các lời tung hô thông thường sau khi truyền phép, vốn gắn liền mầu nhiệm Thánh Thể của đức tin với Cuộc Khổ Nạn, sự Phục Sinh và Sự Quang Lâm của Chúa. Cha có bất cứ điều gì thêm để con có thể cung cấp cho người đọc này? - J. K., Morwell, Victoria, Úc


Đáp: Trườc tiên, liên quan đến tiếng chuông: Điều này được thấy rõ ràng trong Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM), số 150, trong đó nêu rõ: “Trước lúc truyền phép một chút, thừa tác viên có thể tùy nghi rung chuông để nhắc nhở tín hữu. Cũng rung chuông khi dâng Mình Thánh, và khi dâng Máu Thánh lên, tùy theo thói quen mỗi địa phương.” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.)

Văn bản nói rõ rằng rung chuông lùc truyền phép là một tuỳ chọn, chứ không bắt buộc. Không có bất cứ điều gì được nói về rung chuông trước khi hiệp lễ.

Sự ra đời của phong tục rung chuông lúc truyền phép, có lẽ trong thế kỷ XIII, có liên quan nhiều hơn đến việc đọc lễ quy với giọng thấp và cũng có thể được cảm hứng từ các thay đổi trong kiến ​​trúc nhà thờ, nơi mà mọi người là xa cách thể lý với bàn thờ bởi ca đoàn - và trong một số trường hợp, một số lượng đáng kể tín hữu đã bị cản trở khi nhìn thấy bàn thờ trong Thánh lễ.

Với sự ra đời của các Thánh lễ đa âm điệu, mà trong đó bài Thánh Thánh Thánh và Benedictus được hát trong khi đọc lễ quy (Thánh Thánh Thánh cho đến lời đầu “hosana in excelsis” trước truyển phép, câu Benedictus sau đó), chuông được dùng như tín hiệu cho ca đoàn, để giữ thinh lặng lúc truyền phép,

Đối với các động cơ thực tế tương tự, việc sử dụng chuông trở nên cần thiết, mặc dù có nhiều sự khác biệt ở châu u về thời điểm chúng được rung, chẳng hạn như lúc đọc Thánh Thánh Thánh và trước khi Rước lễ. Tiếng chuông truyền thống không bao giờ vang lên trong phụng vụ giáo hoàng tại đền thờ thánh Phêrô ở Rôma lúc truyền phép. Tuy nhiên, việc rung chuông lúc truyển phèp đã được giới thiệu ở đâu đó vào giữa triểu đại thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, vì tôi nhớ đã tham dự một số thánh lễ mà không có rung chuông lúc truyển phép.

Các lý do thực tế cho việc rung chuông đã biến mất. Tuy nhiên, nó vẫn có thể phục vụ một mục đích như một sự trợ giúp thêm, để kêu gọi sự chú ý đến thời điểm truyền phép, như một cú hích để đánh thức các tâm trí lang thang, và một công cụ giáo lý hữu ích ho trẻ em và người lớn.

Liên quan đến cách giải thích chính xác của cụm từ “Đây là mầu nhiệm đức tin” (Mysterium fidei) và các lời tung hô sau đó, tôi sử dụng một phần những gì tôi đã viết cho một câu hỏi tương tự vào ngày 22-12-2015, với một số bổ sung.

Trong Sách lễ Latinh, và trong hầu hết các Sách lễ tiếng Anh, có ba công thức cho sự tung hô này. Ở Ireland, cụm từ ‘"Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con’ (My Lord and my God) cũng được Tòa Thánh chấp thuận cho sử dụng trong phụng vụ. Không ai được sử dụng các văn bản không có phép trong Thánh Lễ.

Việc sử dụng một câu như ‘ta hãy đến thờ lạy’ thực sự giới hạn phạm vi của lởi tung hô, và làm suy yếu giá trị thần học của nó.

Các từ ngữ ‘Đây là Mầu nhiệm Đức tin’ (Mysterium fidei), mặc dù không được tìm thấy trong các trình thuật thiết lập phép Thánh Thể trong Tân Ước, là một phần của công thức truyền phép theo hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma. Văn bản truyền phép Rượu của hình thức ngoại thường, trong một bản dịch không chính thức, nói:

“Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: Vì này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu: đây là mầu nhiệm đức tin: sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”

Học giả dòng Biển Đức nổi tiếng, Cha Cassian Folsom (“Mysterium Fidei and St. Leo The Great, ” Ecclesia Orans 15 (1998) 289-302) lập luận một cách thuyết phục rằng cụm từ này đã được thánh Giáo hoàng Lêô Cả đưa vào lễ quy (440-461) để chống lại lạc giáo Manicheans, vì họ đã phủ nhận sự tốt lành của vật chất, và đặc biệt là từ chối việc chia sẻ chén thánh mà họ nói là liên kết với bóng tối. Việc đưa vào này có lẽ được thực hiện trong các năm 443-444 khi nhiều người phái Manicheans tị nạn ở Rôma, sau cuộc xâm lăng của nhóm Vandal ở Bắc Phi thuộc Rôma.

Vì các động cơ tương tự, Đức Giáo Hoàng đã đưa thêm cụm từ ngữ “một hy lễ thánh thiện, một của lễ không tì vết”, nhắc đến việc dâng bánh mì và rượu nho của thượng tế Melchizedek, và cũng là tác giả của một số bổ sung khác cho Lễ Quy Rôma.

Vài thế kỷ sau đó, khi nguồn gốc của văn bản đã bị che mờ hoàn toàn, cụm tử này thực sự được hiểu là rất quan trọng, trong việc chống lại một số lỗi lầm liên quan đến Sự hiện diện thực sự, đặc biệt là bởi các giáo sĩ. Do đó, Giáo hoàng Innocent III (1198-1216) đã viết rằng:

“Cụm tử ‘Đây là mầu nhiệm đức tin’ (Mysterium fidei) được sử dụng bởi vì ở đây những gì được tin là khác với những gì được nhìn thấy, và những gì được nhìn thấy là khác với những gì được tin. Vì những gì nhìn thấy là sự xuất hiện của bánh mì và rượu, và những gì được tin là thực tại của Máu Thịt của Chúa Kitô, và sức mạnh của sự hiệp nhất và tình yêu” (Denzinger 782).

Tuy nhiên, hầu hết các học giả đã không giải thích nó theo cách này, và trên thực tế, nhiều người coi văn bản là bí nhiệm. Chẳng hạn, năm 1948, chuyên viên phụng vụ giỏi của dòng Tên, cha J.A. Jungmann đưa ra một cái nhìn tổng quan về các lý thuyết liên quan đến văn bản, nhưng kết luận rằng ‘về ý nghĩa của các từ ngữ 'mysterium fidei', hoàn toàn không có sự thỏa thuận nào. Làm thế nào, hoặc khi nào, hoặc tại sao câu chèn này được thực hiện, hoặc sự kiện bên ngoài nào xảy ra, không thể được xác định rõ ràng.”

Do đó, ý kiến ​​cho rằng cụm từ “Mysterium fidei” trong hình thức ngoại thường chủ yếu đề cập đến sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô, không thể được giữ nguyên, mặc dù cách giải thích này được đưa vào trong sự diễn tả cùng với các mầu nhiệm khác của đức tin Công Giáo.

Sau Công đồng chung Vatican II, với việc giới thiệu các Kinh nguyện Thánh Thể mới, và mong muốn có một công thức duy nhất, dựa trên Kinh thánh cho việc truyền phép trong cả bốn Kinh nguyện, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã quyết định loại bỏ các từ trong công thức truyền phép, và trao cho chúng chức năng hiện tại như là một giới thiệu cho lởi tung hô của các tín hữu. Thực hành này là truyền thống trong một số Giáo hội Đông phương, đặc biệt là Phụng vụ Thánh Giacôbê, nhưng tạo thành một sự mới lạ trong nghi lễ Rôma. Các lời tung hô là:

- “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến.”

- “Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh và uống chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa đến.”

- “Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã dùng thánh giá và sự phục sinh của Chúa để giải thoát chúng con, xin cứu độ chúng con.”

Tất cả các lời tung hô, theo truyền thống Phụng vụ Thánh Giacôbê, đều hướng về Chúa Kitô hơn là hướng về Chúa Cha, và đề cập đến hành động cứu rỗi của cái chết và sự phục sinh của Ngài, và mong chờ Ngày Ngài Quang Lâm.

Hai tuỳ chọn đầu tiên bắt nguồn từ thư 1 Cr 11:26 – “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.” Tuỳ chọn thứ ba dường như dựa trên Ga 4:42 khi người phụ nữ gặp Chúa Giêsu tại giếng, được kể bởi các người Samari đồng hương của bà: “chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Ðấng cứu độ trần gian."

Trong hình thức hiện tại, mặc dù lời tung hô bao gồm niềm tin vào Sự hiện diện thực sự, theo một cách nào đó, được xem như một lời mời để các tín hữu trả lời tất cả những gì, được ngụ ý bởi lệnh truyền của Chúa Kitô “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”

Theo cách này, các lời tung hô đi đến cội rễ của mầu nhiệm Thánh lễ như một hy tế thánh thiện và sống động, và nhấn mạnh mối liên kết không thể tách rời của cuộc Khổ nạn và Bữa Tiệc Ly, trong ánh sáng của nhu cầu của các Kitô hữu, để kiên trì trong đức tin liên quan đến toàn bộ mầu nhiệm vượt qua của cái chết, sự phục sinh và lên trời vinh hiển của Chúa Kitô.

Ngoài ra còn có một sự đề cập đến việc Chúa Kitô quang lâm trong vinh quang để phán xét thế giới, theo một cách nào đó nhắc nhở chúng ta rằng Bí tích Thánh Thể cũng là bánh ban sự sống, nuôi dưỡng chúng ta trên hành trình đến mục tiêu cuối cùng là ở bên Chúa mãi mãi.

So với nó thì câu “ta hãy đến thờ lạy Ngài”, có lẽ được truyền cảm hứng bởi thánh ca “Adeste Fidelis”, thì kém phong phú và toàn vẹn hơn.

Điều tương tự cũng có thể được nói, có lẽ vậy, đối với câu "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” đã được chấp thuận cho Ireland. Có lẽ nếu người ta đặt văn bản trong bối cảnh ban đầu của lời tuyên xưng đức tin của Thánh Tôma vào thiên tính của Chúa Kitô phục sinh, thì nó nắm bắt được một số sự phong phú của các lời tung hô khác. Tuy nhiên, nhiều khả năng được hiểu là nò chỉ nói đến niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Mình và và Máu Chúa Kitô trong hình bành rượu, và có xu hướng bỏ qua các khía cạnh khác của Thánh lễ, vốn được xem xét bởi các lời tung hô ban đầu. (Zenit.org 9-6-2020)

Nguyễn Trọng Đa

https://zenit.org/articles/bells-and-communion/