Đức Thánh Cha khuyến khích chia sẻ những mảnh chuyện đời nhân Ngày Truyền thông Thế giới

Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhớ về Ngày Truyền thông Thế giới, người cầm đầu Thánh bộ cơ quan này đã có những suy tư về vai trò xây dựng một mô hình truyền thông mới cho Giáo hội.

(Tin Vatican)

Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương vào trưa Chủ nhật 24/5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại thông điệp của ngài về Ngày Truyền thông Thế giới, với chuyên đề chia sẻ những mảnh chuyện đời.

Đức Thánh Cha cầu mong ngày này giúp chúng ta kể lại những câu chuyện đời, nhằm hướng tới tương lai với một niềm hy vọng.

Sự kiện này khích lệ chúng ta kể và chia sẻ những mẫu chuyện mang tính xây dựng, giúp chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta là thành phần của câu chuyện lớn hơn mà chúng ta trông chờ vào tương lai với hy vọng chúng ta thực sự quan tâm đến nhau như anh chị em vậy."

Chia sẻ một góc nhìn mới

Để đánh dấu dịp này, Tiến sĩ Paolo Ruffini, Chủ tịch Thánh Bộ Truyền thông (tổ chức của đài Vatican), đã phát hành một thông điệp video, phản ánh sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Ngày Truyền thông Thế giới.

Tiến sĩ Ruffini nói rằng chìa khóa của sứ điệp này là chia sẻ kinh nghiệm của chính chúng ta, cho phép chúng ta xây dựng một câu chuyện mới trong nhãn quan của ơn cứu chuộc.

Tái khám phá sự hiệp thông

Kinh nghiệm gần đây của chúng ta về sự cô lập và cách ly xã hội trước cơn đại dịch Covid-19, theo Tiến sĩ Ruffini nói, đã dạy chúng ta tái khám phá ra rằng Chúa muốn hiệp nhất chúng ta lại trong một sự hiệp thông sâu sắc hơn, nó ràng buộc chúng ta lại.

Theo cảm nghiệm của chúng ta về sự cách ly, giúp chúng ta hiểu được cốt lõi của sự hiệp thông. Ông ấy tiếp: Chúng ta không có khả năng nhận ra sự hiệp nhất trong cảm nghiệm của chúng ta nếu chúng ta không có tri thức cũng như nhận thức về điều ấy. Mọi sự được thu gọn vào một danh sách các sự kiện mà không có một câu chuyện nhất thống.

Liên kết lành mạnh của thiện tâm

Tiến sĩ Ruffini cho hay đại dịch đã cho chúng ta một lựa chọn: “Khoán trắng chúng ta cho khoa học kỹ thuật hoặc mặc cho nó một linh hồn”.

Những thông tin giả, ông nói thêm, cũng được phát sinh. “Mọi sự phụ thuộc vào chỗ chúng ta đặt niềm hy vọng vào đâu!... Chúng ta có cơ hội để đáp ứng lại sự liên kết không lành mạnh của cơn đại dịch với một sự kết hợp lành mạnh của thiện chí”.

Chiều kích siêu việt

Cơn đại dịch cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra lòng can đảm, để xây dựng, để chào đón các cộng đồng được thành hình trên các hình thức giao tế tốt lành.

Truyền thông, ông nói, cần phải được bắt nguồn từ một mạng lưới toàn cầu và địa phương, kỹ thuật số và thực tế. Truyền thông nhằm phục vụ đoàn kết chứ không chia rẽ; trao ban chứ không nhằm vào việc mua bán. Chúng ta phải mặc cho công nghệ kỹ thuật một chiều kích siêu việt.

Xây dựng các mối quan hệ của con người

Tiến sĩ Ruffini cho hay mối tương giao cung cấp cho chúng ta một nền tảng cơ bản cho một sự truyền thông thực sự.

Do đó, chúng ta cần phải khám phá ra những cách thế xử dụng internet để duy trì mối quan hệ thân tình giữa bạn bè, trong khi xây dựng một nền kinh tế nâng đỡ lẫn nhau. Theo tầm nhìn này, Tiến sĩ Ruffini nói, tất cả mọi người được mời gọi tham gia bằng cách cống hiến thời gian, tài năng, tiền bạc và cả tâm tình cầu nguyện nữa.

Một nụ cười trở thành một câu chuyện

Tiến sĩ Ruffini nói: Một Giáo hội rộng mở có thể giúp xây dựng sự hiệp thông, nối kết tất cả các phương tiện truyền thông lại.

Đã đến lúc chúng ta phải dùng tới truyền thông để tái phân phối lại các hàng hóa thặng dư, kể cả kiến thức lẫn tình cảm...

Tóm lại, Tiến sĩ Ruffini nói “mỗi người chúng ta có thể là những nụ cười của những người đi trước chúng ta. Mỗi câu chuyện đều có thể đổi mới và biến đổi nụ cười thành một câu chuyện”.