Đức Hồng Y Karol Wojtyla (1920-2005), Tổng Giám mục Krakow, được bầu làm người kế vị thánh Phêrô vào ngày 16 tháng 10 năm 1978. Chúa Nhật 22 tháng 10 năm 1978 là Ngày Truyền Giáo Thế Giới được tổ chức trên khắp thế giới. Tại Quảng trường Thánh Phêrô, Tân Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu sứ vụ Mục tử hoàn vũ với một lời hô hào mạnh mẽ, đó sẽ là biểu tượng của triều đại giáo hoàng của Người: "Hãy mở ra, thật vậy, hãy mở cửa cho Chúa Kitô!.”

Hoàn cảnh bắt đầu của sứ vụ Phêrô đã được chính Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong Thông điệp đầu tiên cho Ngày Truyền Giáo Thế Giới, 14 tháng 6 năm 1979, trong đó Người nhớ lại "sự trùng hợp hạnh phúc": " Trong số những ý định ban đầu khởi động trong tâm hồn tôi trong hoàn cảnh long trọng đó, tôi không thể bỏ qua vấn đề cấp bách và hiện tại của việc mở rộng Nước Thiên Chúa giữa những người không phải là tín hữu Kitô.”

ĐGH Gioan Phaolô II được phong chân phước bởi ĐGH Biển Đức XVI vào ngày 1 tháng 5 năm 2011 và được ĐGH Phanxicô phong thánh vào ngày 27 tháng 4 năm 2014. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được gọi là "Đức Giáo Hoàng lưu hành, Đức Giáo Hoàng truyền giáo, Đức Giáo Hoàng rao giảng Tin mừng".

Ngày 18.5.2020, ĐGH Phanxicô, cử hành thánh lễ sáng trên bàn thờ giữ hài cốt của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Vương cung thánh đường Vatican, dịp kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Karol Wojtyla, nhấn mạnh sự lo lắng truyền giáo của ĐGH Gioan Phaolô II, gọi Người là "người gần gũi". ĐGH Phanxicô nói thêm: Người không phải là một người tách ra khỏi dân, thực sự Người đã tìm dân của Người và đi khắp thế giới, tìm kiếm dân của mình và gần gũi họ. Sự gần gũi là một trong những đặc điểm của Thiên Chúa với dân của mình... Một sự gần gũi của Thiên Chúa với dân sau đó được thắt chặt trong Chúa Giêsu, trở nên mạnh mẽ trong Chúa Giêsu. Người là một mục tử gần gũi với mọi người, trái lại Người không phải là một quan chức, là một quản trị viên, có thể tốt nhưng không phải là mục tử. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cho chúng ta gương mẫu về sự gần gũi này: Người đã gần gũi với những người lớn và những người nhỏ, những người gần và những người xa, Người luôn luôn gần gũi."

Hai mươi sáu năm triều đại giáo hoàng vững mãnh của Người, giữa thế kỷ hai mươi và hai mươi mốt, hoàn toàn được đặc trưng bởi một ý nghĩa truyền giáo mạnh mẽ được thể hiện trong một ngàn cách, bắt đầu với các thông điệp cho Ngày Truyền Giáo hàng năm, có chủ đề hướng dẫn của nó, mời gọi đồng trách nhiệm của tất cả các thành phần của Giáo Hội trong công tác truyền giáo thế giới, nhấn mạnh vai trò trung tâm của Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng cho linh hoạt và hợp tác truyền giáo.

Vai trò giảng huấn phong phú của Người đã đánh dấu một cách dứt khoát về lịch sử truyền giáo, mở ra những con đường mới, chỉ ra những mục tiêu mới. Di sản chính của nó vẫn là Thông Điệp "Sứ vụ Đấng Cứu Thế" (7.12.1990), về giá trị lâu đời của nhiệm vụ truyền giáo, được định nghĩa là hiến chương về truyền giáo của thiên niên kỷ thứ ba. Vào năm 1995, ĐGH Gioan Phaolô II đã dành một chu kỳ 9 loạt bài giáo lý cho cuộc gặp khách hành hương vào thứ Tư, nói về các yếu tố cơ bản và thiết yếu của sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội, về các nền tảng mà nó dựa trên, cũng như về những thách thức mới của truyền giáo và về các câu hỏi liên quan đến cam kết ngày càng tăng cho đại kết. Tất cả các tài liệu của Người, từ những tông huấn đến các cuộc họp với các Giám mục qua chuyến viếng thăm ad limina, các bài giảng, đều được dệt từ lời mời tuyên bố Chúa phục sinh, không rút lui khỏi việc công bố này, và không để chán nản và bi quan chiến thắng. Lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội, ĐGH Gioan Phaolô II đã triệu tập tại Roma các Hội nghị Giám mục đặc biệt để phân tích và nghiên cứu tình hình truyền giáo ở các châu lục khác nhau với các Giám mục Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Đại Dương và Châu u.

ĐGH Gioan Phaolô II nổi bật trong sứ vụ Mục tử hoàn vũ qua 104 chuyến tông du quốc tế của Người, theo gương Tông đồ Phao-lô. Người đã đến các cộng đồng truyền giáo rải rác khắp thế giới, ngay cả những địa dành xa nhất về địa lý và nhỏ bé về số lượng, Người luôn quan tâm gặp gỡ, không chỉ với những người cao cấp và thủ lãnh quốc gia, nhưng trên hết là người nghèo, người bệnh, người già, người tù, người tàn tật và những người thường bị đặt bên lề xã hội, ĐGH Gioan Phaolô II là "một mục tử gần với dân, gần với người lớn và người nhỏ." Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận định.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: Agenzia Fides