Cầu nguyện Kitô giáo là liên kết thân mật, tin tưởng và tín thác nơi Chúa

Trong buổi triều yết thứ Tư hôm qua (13/5/20), Đức Thánh Cha Phanxicô suy diễn các đặc điểm thiết yếu của lời cầu nguyện trong bài giáo lý về cầu nguyện một cách khái quát: cầu nguyện là liên kết thân mật với Chúa và hoàn toàn tin tưởng tín thác vào Thiên Chúa.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ một số khía cạnh cốt lõi của việc cầu nguyện. Đức Thánh Cha cho rằng cầu nguyện là việc làm chung của mọi người, không phân biệt họ thuộc tôn giáo nào, và có lẽ ngay cả đối với những người không tin theo bất luận một tôn giáo nào.

Đức Thánh Cha đã chứng minh tính phổ quát của việc cầu nguyện, khi Ngài và các vị đứng đầu các tôn giáo mời mọi người thuộc mọi tôn giáo tham gia một ngày cầu nguyện chung vào thứ Năm 14 tháng Năm, để cầu khẩn Chúa chấm dứt đại dịch coronavirus. Sáng kiến này được thúc đẩy bởi Ủy ban Quốc tế về tình huynh đệ của con người khởi xướng.

Trong bài giáo lý của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng lời cầu nguyện liên quan đến những bí nhiệm sâu xa nhất của con người chúng ta. Các nhà tu đức Kitô giáo cho cầu nguyện được phát sinh từ trong thẳm sâu của trái tim chúng ta… Khi cầu nguyện chúng ta đưa trọn vẹn tâm tình, cảm xúc thẳm sâu của cuộc đời dâng lên Thiên Chúa…

Thiên Chúa biết mọi bí ẩn

Đức Thánh Cha nói: Cầu nguyện là một khát vọng đưa chúng ta vượt lên chính mình đến một nơi cao siêu khác. Đó là một mối tâm giao giữa Thiên Chúa và con người...

Mối tâm giao mật thiết

Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho chúng ta qua Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Vì vậy, chính nhờ Chúa Giêsu mà lời cầu nguyện của một Kitô hữu được liên kết mật thiết với Thiên Chúa, không còn gì làm ta sợ hãi và lo lắng vì Thiên Chúa chính là người bạn thân, là người Cha giầu lòng nhân ái.

Tin tưởng hoàn toàn vào Chúa

Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp Chúa Giêsu đã dạy chúng ta thân thưa với Thiên Chúa một cách tin tưởng, gọi ngài là Cha nhân từ của chúng ta. Chúng ta có thể cầu xin Chúa tha thứ những lỗi lầm, cứu thoát chúng ta khỏi nguy khốn và gìn giữ chúng ta trong bàn tay yêu thương quan phòng của Ngài. Trong mọi tình huống cuộc đời, chúng ta luôn nhìn nhận sự thấp hèn của mình và xác tín Thiên Chúa luôn thành tín và xót thương đến nỗi trao ban chính Con của Ngài chết trên Thập giá vì chúng ta.

Mầu nhiệm giao ước

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giáo lý của mình bằng nhắc nhở chúng ta mầu nhiệm Giao ước của Thiên Chúa: Hãy trao phó mọi sự trong vòng tay nhân hậu của Thiên Chúa, để chúng ta cảm được bao bọc chở che trong hạnh phúc, mầu nhiệm được thông dự vào cuộc sống Ba Ngôi Thiên Chúa.

Khi chúng ta liên kết với Chúa trong lời cầu nguyện, Đức Thánh Cha nói: chúng ta hãy xác tín rắng chúng ta không một mình cô đơn và cô độc…