Đức Thánh Cha mời gọi Âu Châu hãy làm sống lại Giấc mơ của thuở ban đầu lúc mới thành lập.

Lúc này là lúc châu Âu đang đối diện với một thời khắc đen tối nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai, cho nên việc làm sống lại Giấc mơ của thuở ban đầu khi cha ông chúng ta kiếm tìm một sự đổi mới cho cái châu lục già nua này! Đó là "giấc mơ của những người sáng lập!” Đức Thánh Cha Phanxicô gọi tất cả hãy đoàn kết hiện thực lại "giấc mơ cụ thể" này.

(Tin Vatican - Alessandro Gisotti)

Ngày 9 tháng 5 tới là ngày kỷ niệm 35 năm thành lập Liên minh Châu Âu. Chắc chắn, lể kỷ niệm năm nay sẽ mang những sắc thái đặc biệt: Trên thực tế, một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, ngày kỷ niệm này sẽ hòa với những nỗ lực để làm cho cuộc sống dân chúng được trở lại "bình thường". Một số nước khác có thể vẫn còn vật lộn với các biện pháp ‘cách ly’ để chống lại sự lây lan của cơn đại dịch Covid-19...

Một điều chắc chắn là dịp kỷ niệm năm nay là một thời điểm đen tối nhất của Châu Âu tính từ sau Thế Chiến thứ hai cho tới hôm nay. Có thể đây là cơ hội để dừng lại và suy nghĩ về bản sắc và sứ mệnh chung của Liên minh Châu Âu. Rất ít người dân ở Châu Âu cho Ngày kỷ niệm này là của riêng họ, thậm chí nhiều người cũng chả biết sao lại có ngày đó!

Năm nay, vào đúng ngày 9 tháng 5 đánh dấu 70 năm ngày ông Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman tuyên đọc một bài phát biểu đáng ghi nhớ. Trong bài diễn văn đó, ông đã đề xuất thành lập một Tổ hợp than và thép chung cho cả Châu Âu (ECSC). Điều này đánh dấu bước khởi đầu làm rõ nét một con đường, liên kết cả lục địa Châu Âu lại thành một Liên minh Châu Âu được ra đời bốn mươi năm sau đó.

Trong bài diễn văn đó ông Schuman, nêu lên những hình ảnh về sự tàn phá gây ra bởi cuộc chiến tranh tàn khốc đã tàn phá Châu Âu và thế giới, và ông cũng cảnh báo rằng hòa bình thế giới sẽ không thể được bảo đảm nếu không có những nỗ lực sáng tạo nhằm ngăn chặn những nguy cơ đe dọa hòa bình và tình đoàn kết. Cái nhìn của ông đã khai mở ra con đường liên kết Âu Châu lại với nhau trong những thập kỷ tiếp theo, đúng như ông Schuman nói, "Châu Âu sẽ không còn ảnh hưởng và sức mạnh nếu không đi tới một sự liên hiệp đoàn kết lại với nhau". Cũng như mục tiêu chính của Tổ hợp Than và Thép (ECSC) của Pháp và Đức đã làm ra những "sản phẩm được cung cấp cho toàn thế giới mà không có sự phân biệt của nước này hay nước kia, ngay cả về phương diện ngoại tệ đi nữa! Tất cả chỉ nhắm vào một mục đích nâng cao mức sống và thúc đẩy nền hòa bình". Tổ hợp tiên phong này đã mở ra những cuộc hội họp thành lập Liên minh Âu Châu được tổ chức tại Milan vào tháng 6 năm 1985. Vì vậy, Ngày Liên hiệp Châu Âu được trùng vào với ngày mà ông Schuman đã đọc bài phát biểu nổi tiếng này.

Nguồn gốc của ngày kỷ niệm như vậy, trong một tình huống bi thảm cho giấc mơ châu Âu, nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ "những người sáng lập" ra nó mà một số các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đang lèo lái nó trong thời khắc này.

Trong dịp kỷ niệm này, chúng ta hãy nhớ lại lời của Đức nguyên Giáo hoàng Bêneđíctô XVI (Joseph Ratzinger) đã nói Liên Hiệp Châu Âu được điều hành bởi các "chính trị gia khách quan và thực tế" không chỉ nhắm tới một chủ nghĩa thực dụng thuần túy, mà nó còn liên quan đến đạo đức". Hãy trở về cội nguồn và các giá trị của các người sáng lập ra Liên minh Châu Âu là điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên tục nhấn mạnh cho các nhà lãnh đạo và dân chúng ở Châu Âu. Một việc điển hình gần đây nhất là khi ban phép lành và thông điệp Urbi et orbi của lễ Phục Sinh mới đây, Đức Thánh Cha đã gây được rất nhiều ấn tượng không chỉ cho các tín hữu mà còn cho những người không cùng tôn giáo. Trong dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo rằng "sau Thế chiến thứ hai, lục địa này đã có sức mạnh vực dậy nhờ tinh thần đoàn kết, thì trong cơn đại dịch này chúng ta cũng phải vượt lên trên những chia rẽ và tư lợi riêng tư để cùng nhau tìm ra vắc-xin ngăn chặn được sự lây lan của con vi khuẩn quái ác này và vun góp "tình huynh đệ con người" với nhau.

Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người sống trong lục địa này, dù ở bất cứ nơi đâu, trong bối cảnh nào đi nữa như ở tại Vatican hay Strasbourg, từ Albania đến Rumani... Tất tất chúng ta hãy trở về cội nguồn của những người sáng lập ra Liên minh Châu Âu hay theo bước chân của một người châu Âu vĩ đại khác là thánh Giáo hoàng John Paul II, Ngài đã nhận được Giải thưởng cao quí Charlemagne.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại bài diễn văn ngày 6 tháng 5 năm 2016, khi nói về những người đứng đầu các tổ chức Liên minh Châu Âu, ĐTC đã nhắc lại lời của Elie W Diesel, một trong những người sống sót của trại tập trung Đức Quốc xã rằng: Chúng ta không được phép rơi vào những sai lầm quá khứ! Chúng ta phải cật lực cùng giúp nhau vượt qua được những giờ phút đen tối nhất của lịch sử để nhóm lên một tương lai sáng lạn hơn".

Giấc mơ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về châu Âu cũng giống như giấc mơ của những người sáng lập ra nó. Như chính ngài đã phát biểu trong cuộc họp báo trên máy bay trở về từ chuyến viếng thăm Rumani ngày 2 tháng 6 năm 2019, đó là một giấc mơ mà chúng ta phải "trở về". Một giấc mơ mời gọi chúng ta "đoàn kết" lại một cách cấp thiết hơn bao giờ hết để "xây lại giấc mơ châu Âu". Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome, ĐTC tiếp đón các vị Nguyên thủ quốc gia và Chính phủ Liên minh châu Âu, ngài đã nhấn mạnh "Châu Âu tìm được hy vọng trong tình đoàn kết, đây cũng là liều thuốc giải độc hiệu quả nhất cho chủ nghĩa duy chủng tộc hiện đại". ĐTC mời gọi hãy đoàn kết, hãy xây dựng lại giấc mơ châu Âu".

Đức Thánh Cha đã phát biểu những lời đó vào ngày 24 tháng 3 năm 2017, hôm nay ngài nhắc lại cùng những từ ngữ ấy. Ba năm đã trôi qua và ba tháng mới đây đã gây ra bao thảm trạng khổ đau, chết chóc và thống khổ - khiến cho bài phát biểu đó dường như trở nên xa vời hơn nữa trong thời gian này! Tuy nhiên, chính trong cuộc khủng hoảng này mà chúng ta đang đối diện, khiến nó trở nên cấp bách hơn, như ĐTC phát biểu thật cảm động vào ngày 27 tháng 3 vừa qua - đây thực sự là thời điểm đoàn kết bởi vì "không ai có thể được sự cứu rỗi đơn độc!".