Đừng Sợ

Hàng năm chúng ta nghe Bài Thương Khó Đức Kitô diễn tả nỗi thống khổ, lo sợ của Đức Kitô và các môn đệ. Nghe nhưng không cảm, không sợ hãi, kinh hoàng bởi nghe trong hoàn cảnh thanh tịnh, an toàn. Rất nhiều trường hợp ngôn ngữ đi qua mà không gây nên cảm xúc, Trong trường hợp đó ngôn ngữ không gắn liền với kinh nghiệm thực trong cuộc sống. Năm nay nghe diễn tả nỗi lo sợ, thống khổ trong Bài Thương Khó của Đức Kitô, hình như mọi người cảm thấy kinh hoàng gần gũi hơn, cái sợ kinh khủng hơn và lo lắng gần kề hơn, bởi ai cũng đang lo sợ về bệnh dịch Covid 19. Bệnh dịch làm cho con người sống trong kinh hoàng bởi không biết khi nào nó bám vào người. Nó không vào cách vụng trộm nhưng đi vào ngay cửa chính, cửa miệng. Khi vào, chúng chọn căn phòng thoáng mát nhất, buồng phổi, đóng trụ nơi đó. Cá nhân sợ hãi, chính quyền hoảng hốt, bác sĩ vò đầu, bứt tai tìm cách đuổi dịch ra khỏi buồng phổi. Đám dịch đã không chạy còn quay lại cắn bác sĩ và tìm cách lẩn trốn tìm cơ hội trở lại. Đám dịch quái ác này gây hoang mang, lo lắng cho mọi người, càng nhiều tuổi, nhiều kinh nghiệm sống càng bị chúng hoành hành dữ. Người ta đặt tên cho nó là dịch địa phương rồi chuyển sang dịch toàn cầu, toàn thế giới bị nó khống chế. Chính quyền tìm cách ngăn chặn bằng cách giới hạn di chuyển bởi dịch này chuyên môn đi ké (đi máy bay ké, đi xe ké, đi chợ ké).

Những ai không tin vào Đấng tôi cao, hay Đức Kitô, họ đặt trọn niềm tin vào khoa học, vào khả năng con người. Những ai tin vào Đức Kitô thì chạy đến với Ngài xin che chở, giảm bớt nỗi sợ. Đức Kitô có lần nói với các môn đệ: Đừng sợ, Ta sẽ ở cùng với các con mọi ngày cho đến tận thế Mat 28,20. Đặt tin tưởng vào Đức Kitô, nỗi sợ, hoảng hốt chết yểu. Kinh nghiệm các tông đồ cho biết họ tin vào Đức Kitô họ chỉ hoảng sợ trong một thời gian ngắn. Niềm vui tràn ngập tâm hồn, đầy ắp con tim khi gặp lại Ngài. Kẻ chống đối, không tin Đức Kitô họ vui mừng, chúc mừng nhau nhưng chiến thắng của họ chết non. Chỉ ba ngày say sưa ngất ngưởng, tin Đức Kitô sống lại, họ hoảng hốt, kinh hoàng, ngỡ ngàng, hối lộ, dậy đám lính tráng phao tin đồn, dối trá (Mat 28,12-13). Họ sống với nỗi sợ cho đến khi họ lìa cõi trần.

Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, khi phải đối diện với cái chết, đừng tự cầm cự một mình bởi rất có thể bạn thất bại. Chạy đến với Đức Kitô, tìm sức mạnh nơi Đức Kitô, có Ngài kề bên bạn sẽ không cô đơn trong lo sợ. Có Ngài đồng hành bạn sống trong hy vọng và đó là niềm vui Phục Sinh hàng năm chúng ta mừng kính. Các bà lòng tràn ngập niềm tin và lòng quí mến Đức Kitô, tảng sáng các bà ra thăm mộ. Đức Kitô bảo các bà: Đừng sợ, hãy đi báo cho anh em Ta biết, Ta sẽ gặp lại họ ở Galilê Mat 24, 10. Dời bỏ căn phòng sợ hãi, đầy u ám cuộc đời, tối tăm, ẩm ướt, tiến nhanh ra ánh sáng. Bạn sẽ gặp Đức Kitô Phục Sinh, Đấng sống lại từ cõi chết sẽ ban cho bạn niềm hy vọng Phục Sinh, ánh sáng và bình an Phục Sinh nơi Ngài ban cho bạn niềm tin mới, ánh sáng mới, hy vọng mới, cuộc đời mới.

CHÚC MỪNG PHỤC SINH.

Bác ái

Kitô hữu dành thời gian đặc biệt trong Mùa Phục Sinh chuẩn bị đón Đức Kitô sống lại, và dâng lời tạ ơn cho sự sống trường sinh Ngài ban. Người khác dành thời gian này coi như kì nghỉ dài cuối tuần. Kẻ tổ chức tiệc vui, người đi cắm trại, số khác leo núi, người tắm biển. Món quà Phục Sinh Đức Kitô ban tặng, ai muốn nhận, ai muốn từ chối, hoàn toàn tự do. Tuy nhiên bắt người khác phải từ chối, như một số nơi tổ chức thi cử vào dịp Phục Sinh là điều không phải, không nên. Phục Sinh năm nay hoàn toàn khác, bởi sợ dịch lan tràn.Chính quyền kêu gọi tránh ra khỏi nhà trừ trường hợp bắt buộc phải đi. Mọi người được kêu gọi tỏ tình bác ái, yêu thương, đùm bọc, lo lắng, chăm sóc, cho người chung quanh. Lời kêu gọi sống bác ái, yêu thương, đùm bọc chính là tinh thần Phục Sinh. Lời kêu gọi này thường bị lãng quên theo làn gió. Năm nay hoàn toàn khác, lời kêu gọi sống bác ái, yêu thương được đại đa số đón nhận. Dịch 19 cho thấy sâu thẳm trong tâm con người luôn có bác ái, yêu thương tha nhân. Dịch 19 đem theo nó nỗi sơ hãi, kinh hoàng nhưng qua nó con người tìm thấy tinh thần bác ái, yêu thương, đùm bọc.

Dịch 19 cũng cho thấy cái nhỏ bé, yếu đuối của con người. Dịch 19 có khả năng bị miệng mọi tần lớp trong xã hội. Lãnh đạo hay thứ dân đều cần khẩu trang. Bác sĩ đến tiêu diệt chúng cũng bị chúng bịt miệng. Xem thế để biết khả năng hạn hẹp của con người. Chức tước, địa vị, của cải, danh vọng không đủ sức khống chế dịch. Nước giầu nhất, quân sự mạnh nhất, khả năng kinh tế dồi dào nhất, ngành y khoa hoàn chỉnh nhất cũng bị dịch 19 quật cho tơi bời. Từ quan tới dân đều mất ăn, mất ngủ với dịch 19. Dịch 19 nhắc nhở cho con người biết dù tài giỏi đến đâu, dù mạnh đến đâu, con người cũng có giới hạn của mình. Không thể giải thích hợp lí khi con vi khuẩn tí teo, yếu ớt, dễ chết, có khả năng giết người to lớn, mạnh khoẻ. Đặt trọn niềm tin vào khả năng con người là tìm lối thoát nơi đường cụt. Cần tìm lối thoát vượt khỏi khả năng con người. Lối thoát đó phải đến từ Đấng siêu hình. Đấng mà khối óc con người không thể suy, giải thích hợp lí, hay cân đo.

Ba mươi quan

Sau khi Đức Kitô bị bắt, Juda cảm thấy tội lỗi, thống hối đem ba mươi quan trả lại cho các Thượng Tế Mat 27,3-10. Số tiền này không được xung vào quĩ nhưng dùng để mua đất chôn cất những người qua đời, không thân nhân.

Không thể phản bội người xa lạ bởi chưa có lòng tin. Phản bội xảy ra cho người mình yêu mến, tôn trọng, kính phục. Hành động phản bội cắt đứt, chia lìa tình thân thương, người mà có lần mình hết mực yêu thương, quí mến. Đây không phải là điểm chính. Thiên Chúa thể hiện lòng xót thương của Ngài với tha nhân là điểm chính. Thiên Chúa có thể biến phản bội của con người thành khí cụ tình yêu. Điều ác con người dùng tác hại tha nhân, Thiên Chúa biến nó thành điều thiện hảo. Juda phản bội Thầy, Thiên Chúa bằng cách của Ngài biến tiền phản bội đó thành đất chôn người chết không thân nhân. Hành động gian ác thành hành động yêu thương. Trong tinh thần này, nghĩa trang nơi xứ đạo cần có một ít nơi dành riêng trong trường hợp có người qua đời không nơi chôn cất, không phân biệt, loại trừ lúc còn sống họ tàn ác, tồi tệ ra sao, làm thế chính là làm tròn điều răn 'chôn xác kẻ chết'. Cái chết của Đức Kitô mang sự sống trường sinh cho những ai tin, yêu mến Ngài. Đồng tiền Juda phản bội được dùng giúp người không nơi chôn cất có được nấm mộ.

Thập giá là hình ảnh man rợ, gây đau thương tột cùng cho nạn nhân trước khi chết. Hình phạt khủng khiếp, hình phạt tàn bạo, man rợ giết chết nạn nhân; chúng còn gây kinh hoàng, sợ hãi tột cùng cho thân nhân, cho người còn sống. Đức Kitô biến hình ảnh chết, hình ảnh đáng sợ, ghê rợn thành hình ảnh của sự sống, của tình thương, của hy vọng. Với Kitô hữu thập giá không còn là dấu chỉ, hình ảnh của sự dữ, sự chết nữa. Thập giá là dấu chỉ của sự sống lại, của tình yêu Chúa trên thập tự, giang rộng tay đón những ai đến nương nhờ dưới cánh tay Đức Kitô. Hình ảnh người trộm biết thống hối vào phút chót nói rõ lòng xót thương của Thiên Chúa với tâm hồn biết thống hối, ăn năn.

Xin lỗi, không bao giờ trễ.

Đây chính là kinh nghiệm của người trộm nói lời thống hối với Đức Kitô. Trên thập tự, người trộm biết anh ta không thể gian lận hơn được nữa, những gì anh gom góp nay trở thành dư thừa. Của cải, vật chất trở thành vô dụng. Của cải, vật chất đã không giúp anh mà chúng còn trở thành cớ, gây tai vạ cho anh. Vì chúng mà anh bị đóng đinh. Không thể dùng chúng để hối lộ, mua chuộc hay đút lót để sống. Biết không thể làm gì khác hơn, anh nhìn vào cuộc đời mình và chấp nhận mình làm quá nhiều điều gian ác. Không con người trần thế nào tha cho anh. Không con người trần thế nào có khả năng cứu anh, chỉ còn mình Đức Kitô là Đấng duy nhất anh tìm đến. Lậy Ngài, xin thương nhớ con khi Ngài vào nước của Ngài Lc 23,43. Lạ lùng thay một câu nói thống hối đơn giản, chân thành thế mà Đức Kitô tha hết mọi tội ác anh đã phạm. Ngay đêm nay con sẽ ở Thiên đàng với Ta. Đức Kitô hứa với anh. Người trộm biết thống hối là bởi anh không nhìn ra ngoài xã hội, nhưng nhìn vào cõi lòng mình, nhìn vào tâm tư mình, nhìn vào hành động của chính mình. Nhờ thế anh nhận ra sai lầm. Để biết rõ con người mình, đừng tin vào lời khen, chê người khác dành cho, mà hãy tự mình nhìn vào chính cõi lòng mình để nhận ra chân tướng mình.

Tình yêu Đức Kitô dành cho anh lớn hơn điều anh mong ước. Tình yêu Chúa vượt trên mọi điều gian ác anh đã phạm. Anh chết trong niềm hy vọng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa. Lời thống hối đơn sơ, chân thành có sức mạnh hơn cả một đời ăn cướp. Lời thống hối đơn sơ, chân thành mang lại hy vọng, sự sống trường sinh. Trong khi của cải vật chất, vàng bạc đều nằm kín nơi anh chôn cất chúng. Sức mạnh của chúng là con số không. Anh trộm cho chúng ta biết xin lỗi không bao giờ trễ, luôn hợp thời, luôn tốt. Xin lỗi không bao giờ quá đát, cũng chẳng quá muộn hay bị quên lãng.

Bỏ rơi

Lậy Cha, sao Cha đành bỏ con Lc 27,46.

Câu nói trên của Đức Kitô phát ra khi Ngài bị treo trên thập tự. Trong đau khổ tột cùng, trước giờ hấp hối Đức Kitô mong mỏi nhìn thấy Chúa Cha kề bên, nhưng Ngài không thấy Chúa Cha kề bên và Ngài lên tiếng. Sao cha đành bỏ Con. Không nhìn thấy, không nhận ra, không cảm thấy gần bên, không có nghĩa là không có. Đức Kitô xác nhận có Chúa Cha nhưng Ngài cảm thấy Chúa Cha vắng bóng, không kề bên. Câu nói phủ định trở thành lời xác định, xác quyết. Có Thiên Chúa nhưng đau khổ, lo sợ, tràn ngập cõi lòng khiến Đức Kitô cảm thấy đau khổ, lo lắng, âu sầu tràn ngập đến độ Ngài không cảm thấy Chúa kề bên. Khi đau khổ ngập tràn, khi hy vọng vắng bóng, khi cõi buồn đầy ắp trong tim, điều cần xin không phải là xin cho bớt đau khổ, xin ơn giải thoát. Điều cần xin chính là xin ơn cảm thấy Thiên Chúa hiện diện, kề bên, cùng đồng hành với ta trong đau khổ, trong lo lắng, trong sợ sệt, trong đơn côi. Có Chúa cùng đồng hành, dù đau khổ ta vẫn sống trong hy vọng. Nơi đâu có hy vọng nơi đó có mầm sống mới.

Kinh nghiệm đau khổ, cô đơn của Đức Kitô nơi vườn Cây Dầu, bị xỉ vả nơi toàn án, bị kết án oan uổng, trên đường vác thập giá, và trên thập tự cũng là kinh nghiệm thực trong đời của con người. Ta không thể nào chạy trốn khỏi những thực tại trong đời. Đến cùng Đức Kitô, xin ơn cảm thấy Chúa kề bên là điều khôn ngoan nhất. Bà Mary Magdala trong nỗi buồn da diết, trong nỗi đau, thương nhớ mất Thầy. Khi gặp lại Đức Kitô, bà không nhận ra Ngài vì cái buồn, nỗi lo, cái sợ, gặm nhấm cõi lòng đến nỗi bà không nhận ra Đức Kitô, đến nỗi bà không nhận ra giọng nói quen thuộc. Bà nhận ra khi Đức Kitô gọi tên Maria. Tỉnh dậy từ đau khổ, lo lắng, bà nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Lo lắng, đau khổ có khả năng làm tê liệt con người đến nỗi, thay vì mình điều khiển chúng, chúng lại làm chủ con người mình. Không xin Chúa cất khỏi đau khổ, sự dữ, nhưng xin có Chúa ở cùng. Vì sao? Bởi biết đâu đau khổ trong đời chính là í Chúa Cha trao phó cho ta. Xin cho í Cha được thể hiện, như lời kinh ta đọc. Khi í đó đến ta lại xin cất chúng đi, như thế làm sao í Cha trể hiện trong đời ta. Xin có Chúa ở cùng để í Cha được thể hiện trong ta. Đức Kitô cũng làm thế khi Ngài xin. Nếu được xin cất chén này khỏi con, nhưng đừng theo í con, một tuân theo í Cha Mat 26,39.

Rửa tay

Năm hai ngàn hai mươi có tên là năm 'Rửa Tay'. Đặt cho nó tên 'Rửa Tay' vì nhiều lí do. Thứ nhất, toàn thế giới ai cũng rửa tay tránh bị dịch Covid 19. Thứ hai, lời kêu gọi cảnh giác rửa tay đến từ môi miệng của các nhà lãnh đão trên thế giới, không phải một người mà toàn thể các nhà lãnh đạo kêu gọi rửa tay. Thứ ba, kêu gọi rửa tay đến từ những nhà chuyên môn, nổi danh trong ngành i học. Họ kêu gọi rửa tay không phải một lần trong ngày mà rửa thường xuyên. Con nít thích nước, bảo chúng rửa tay chúng chơi với nước đến độ mẹ nó phải nhắc, kêu gọi, bắt chúng ra chúng mới ra, còn không chúng đứng đó tay chơi với nước. Người ta kêu gọi rửa tay không phải năm ba giây đồng hồ mà ít nhất cũng phải hai mươi giây đồng hồ. Thế mới biết con nít khôn hơn người lớn. Rửa tay không phải là điều mới lạ, tập tục này có từ xa xưa, thời dân Do Thái có luật ai về nhà từ nơi đông người đều phải rửa tay từ khỉu tay xuống, phòng tránh bị nhiễm bệnh. Nhà chính trị gia đầu tiên rửa tay nơi công cộng chính là Philatô khi ông rửa tay tuyên bố ông vô tội trong việc đổ máu Đức Kitô. Như thế ông rửa tay tránh bị tiếng xấu, tiếng oan trong đời (Mat 27,25). Ngày nay rửa tay không phải để được sạch mà ngụ í tránh bị nhiễm dịch Covid 19. Rửa tay trong trường hợp này là tự cứu mình, bớt sợ bị nhiễm dịch.

Rửa tay mang một í nghĩa lớn trong phụng vụ Thánh Thể. Dấu chỉ của tâm hồn trong sạch trước khi linh mục chủ tế dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Bàn tay chúc bình an là dấu chỉ bàn tay thân hữu, bàn tay giao hoà. Bàn tay trao và bàn tay đón nhận Mình Máu Thánh Đức Kitô là bàn tay phân phát và bàn tay đức tin và lòng mến Chúa.

Bài Thương Khó Đức Kitô nhiều lần nhắc đến đôi bàn tay. Bàn tay nhắc đến trong nhiều trường hợp khác nhau, nhiệm vụ khác nhau, và mục đích khác nhau. Trước hết là đôi bàn tay cực thánh thiện Đức Kitô dâng Bánh, và Rượu lên Chúa Cha, dâng lời tạ ơn. Đôi bàn tay dâng lời tạ ơn và dâng bánh rượu. Thứ đến là bàn tay các môn đệ nhận bánh rượu từ tay Đức Kitô. Trong trường hợp này đôi bàn tay lãnh nhận tình yêu Chúa. Bàn tay Juda chìa ra nhận tiền là bàn tay phản bội, bàn tay tham lam, bàn tay vơ của. Bàn tay trong trường hợp này là bàn tay dính máu người vô tội. Chúng ta gặp lại bàn tay này lần nữa khi bọn lính chia áo Đức Kitô, trong đó bao gồm cả bàn tay cờ bạc khi chúng bắt thăm chiếc áo cuối cùng. Bàn tay bọn lính bắt trói Đức Kitô là bàn tay trói buộc, bàn tay thi hành quyền lực.Trong cuộc xử án Đức Kitô, bàn tay chỉ thẳng mặt Ngài kết án: Ông là người mà dám xưng mình là Chúa là bàn tay xỉ nhục. Bàn tay người lính táng mặt Đức Kitô là bàn tay lạm quyền (Jn 18,22). Bàn tay bọn lính dùng roi quất trên thân thể Đức Kitô là bàn tay hành hình. Bàn tay vị thượng tế đập bàn, quát tháo là bàn tay giận dữ, bàn tay tỏ uy quyền. Bàn tay của đám đông giơ cao khỏi đầu hô hoán giết Đức Kitô và xin tha cho Baraba là bàn tay đấu tố, bàn tay vô thức, bị lạm dụng, nghe theo lãnh tụ xúi dục. Bàn tay nâng đỡ là bàn tay của Simon khi ông vác thánh giá đỡ Đức Kitô. Bàn tay an ủi là bàn tay của bà Veronia trao khăn cho Đức Kitô lau mặt. Bàn tay tuyệt vọng là ban tay các bà phụ nữ theo Đức Kitô chỉ biết khóc thương mà bất lực không giúp được gì. Bàn tay thô bạo là bàn tay bọn lính đóng đinh Đức Kitô. Bàn tay nhạo báng là bàn tay kẻ đứng đường chỉ trỏ, bàn tán về cái chết của Đức Kitô. Bàn tay vô tâm là bàn tay người lính cầm đòng đâm trái tim Đức Kitô. Bàn tay nhân ái là bàn tay hai môn đệ xin phép tháo đanh Đức Kitô từ thập giá xuống. Bàn tay đau khổ là bàn tay Đức trinh nữ Maria ôm xác con lạnh giá. Bàn tay buốt lạnh là bàn tay bị đóng đanh, không còn giọt máu sót trong tim. Bàn tay thương tâm là bàn tay các bà phụ nữ ướp xác Đức Kitô. Bàn tay vô danh là bàn tay người khoét mộ bia chôn xác Chúa. Sau cùng chúng ta gặp lại bàn tay cứu độ, dấu chỉ, bằng chứng của sự sống lại là bàn tay có lỗ đinh khi Đức Kitô nói với Thomas: Hãy xỏ tay vào lỗ đinh nơi bàn tay Thầy và ông đã thưa: Lậy Chúa, lậy Thiên Chúa của con Jn 20,28.

Bàn tay Chúa Cha là bàn tay đón nhận linh hồn: Lậy Cha, Con xin phó linh hồn Con trong tay Cha Lk 23,46. Nói xong Ngài tắt thở.

Philatô rửa tay để cứu anh ta, chúng ta rửa tay tránh dịch Covid 19. Đức Kitô trong Bữa Tiệc Li không rửa tay cho các môn đệ nhưng rửa chân là việc làm phục vụ tha nhân. Ngài kêu gọi chúng ta phục vụ các anh chị em cần đến đôi bàn tay nâng đỡ.Tay Đức Kitô giang rộng trên thập giá là dấu chỉ của đôi tay sẵn sàng đón nhận các linh hồn biết thống hối ăn năn mà người trộm thống hối là người đầu tiên đón nhận ơn thứ tha.

Đôi bàn tay nào bạn muốn rửa cho sạch và đôi bàn tay nào giúp bạn đến gần Đức Kitô.

Mây đen

Chiều kia trời nắng đẹp, gió mát tôi vui mừng thả bộ dọc con đường. Gió mát, cảnh trí tươi đẹp, trời quang, làm đôi chân tôi vui bước quá đà. Thấm mệt quay trở lại mới biết mình đi quá xa; xa ngoài dự liệu thời gian cho phép. Tôi cắm cổ đi về, ngẩng mặt lấy thêm không khí tươi mát, tôi phát giác. Xa xa phía chân trời mây đen đang lớn dần, nó lớn nhanh đến độ mắt thường có thể trông thấy. Dưới đám mây còn có cái đuôi dài thườn thượt cũng màu đen như thể con vật khổng lồ trên bầu trời, đuôi nó dài tới mặt đất. Dù trời không gió, nhưng mây đen như thế báo hiệu sẽ có gió lớn, mưa rào. Tôi bắt đầu lo sợ không đủ thời gian về nhà trước khi mưa gió ập đến. Làm thế nào bây giờ? Nỗi lo lớn dần trong tôi. Lo làm sao tránh mưa giữa đường. Chạy thì không thể bởi mệt quá rồi. Trú mưa thì trú vào đâu? Đứng dưới gốc cây khi có gió lớn không phải là khôn ngoan, chưa nói đến có thể bị sét đánh. Hơn nữa nắng đường bốc lên cộng với hơi lạnh nước mưa chắc chắn tôi sẽ bị cảm nặng. Trú mưa lâu quá tôi hết dinh dưỡng trong người. Làm sao sống? Tôi cảm thấy mệt mỏi, chân không còn nghe theo đầu điều khiển, người không còn đử sức bước đi, tôi ngồi bệt xuống vệ đường. Cái mềm mại của cỏ cộng với hơi mát của cỏ mang lại chút thoải mái. Nằm trên cỏ, mắt nhắm tịnh dưỡng tinh thần. Tôi cảm thấy khoẻ lại. Nghe như có vẻ tiểu thuyết, thiếu khoa học. Thực tế thật rõ ràng. Nằm nghỉ trên thảm cỏ xanh, lưng cảm thấy mát rượi, tinh thần sảng khoái, đầu óc thảnh thơi. Toàn thân thư giãn. Rất có thể lúc nghỉ như thế cơ thể có thời gian thư giãn, đốt bớt hay thải đi thán khí trong người, chất dơ trong máu được thải ra. Chính vì thế mà tôi cảm thấy khoẻ. Cũng có thể da thịt đụng chạm đến cỏ mềm mại. Chút hơi đất bốc lên toả lan toàn thân, giúp cơ thể thư giãn, hấp thụ thêm sinh lực từ đất giúp cơ thể bình thường hoá trở lại và các cơ quan trong người hồi phục như trước. Làn gió lạnh làm tôi mở mắt, việc đầu tiên là ngó về đám mây đen. Mây vẫn đang lớn, nhưng chậm hơn trước. Mắt tôi bắt gặp vệt sáng dưới đám mây, vệt sáng tạo thành muôn màu sắc nơi đám mây. Mắt tôi đải đi đải lại, hết hình ảnh này qua hình ảnh khác do mây bay tạo thành. Những bức tranh tuyệt vời, màu sắc pha trộn tinh xảo đến tuyệt diệu, sống động, đang di chuyển xuất hiện trước mắt tôi. Không tham lam nhưng nếu nhìn chậm hình ảnh sẽ biến mất muôn đời. Rồi hình nọ chồng lên hình kia thật tuyệt diệu, rõ ràng hình này nuốt trửng hình kia như con cá nuốt cọng rong, con gà nuốt hạt thóc. Không có chống cự, không hề chiến tranh, hoàn toàn không bạo động. Có thay đổi, có chuyển dời, có kiến tạo và có huỷ hoại, nhưng vẫn có hoà bình, vẫn yên tĩnh, vẫn hài hoà di chuyển. Các hình ảnh cứ vậy che khuất nhau và không có đổ vỡ. Thỉnh thoảng có một vài hình chớp bao phủ toả sáng toàn đám mây. Lúc khác lại có ngàn sợi lửa chằng chịt nổi bật trong đám mây, làm tôi tưởng tượng ra đám mây kia cũng có hệ thống kinh mạch, chằng chịt như hệ thống mạch máu trong thân thể con người. Tôi nhìn thấy hai bình nhập thành một rồi tự nó xé thành ba mảnh, ba bức tranh tuyệt hảo. Cứ thế theo dõi, hình dung từng bức tranh ra những tấm hình thực, thưởng thức cảnh tranh tuyệt đẹp trên nền trời. Những bức tranh trời hớp hồn tôi, làm tôi quên hẳn thời gian, quên hẳn hoàn cảnh sợ hãi, lo lắng, bồn chồn. Tôi hoàn toàn cảm thấy thoải mái, tự do và thưởng thức cảnh đẹp, cảnh hùng vĩ của thiên nhiên. Cảnh thiên thai cũng chỉ đẹp đến thế là cùng.

Màu sắc tàn dần và trời cũng tối hơn, tôi đứng dậy và ngạc nhiên thay, tôi thấy mạnh như lúc khởi đầu cuộc đi. Lòng vui rộn rã, tâm tình vui tươi và tôi về đến nhà bằng an. Sợ hãi làm giảm lòng tin, làm mất sinh lực, sức sống, tinh thần phấn đấu. Bình an, hy vọng mang đến sự sống. Dịch Covid 19 là đám mây đen che phủ thế giới, tạo nên một màu xám lo lắng, sợ sệt cho mọi người. Hãy bình tâm nhìn đâu đó tìm kiếm niềm hy vọng, tìm ánh sáng để lấy lại bình tĩnh, lấy lại niềm tin. Đức Kitô có lần nó: Ta là ánh sáng thế gian Jn 8,12. Ánh sáng Ngài ban mạnh hơn vệt sáng chân trời mang lại cho tôi niềm tin.

Phê phán

Cuộc Thương Khó Đức Kitô nêu rõ một điều là cuộc chiến giữa thiện và ác xảy trong đời cho tất cả mọi người. Là con người, chúng ta thường chiều theo í riêng bởi thích tiếng, háo quyền. Chính vì thế mà sự dữ tồn tại trên thế giới. Con người thường cao ngạo cho là mình có thế giải quyết mọi vấn đề. Thực tế cho biết khi giải quyết vấn đề này, nó lại phát sinh ra vấn đề khác, đôi khi lớn hơn vấn đề cũ mà ta không bao giờ ngờ đến. Như thế ta lại phải đương đầu với vấn đề mới, và rồi lại sinh ra vấn đề khác mới hơn, khó giải quyết hơn. Trong truờng hợp này không thể chối bỏ sự dữ tồn tại trên thế giới, và sự dữ dường như thắng sự thiện. Trường hợp Đức Kitô cho thấy rõ ràng, người có tội đứng ra xét xử, kết án Đấng vô tội. Trong khi Đấng vô tội là Đức Kitô bị kết án tử hình. Chính Philatô xác nhận điều đó Jn 18,39; trong khi kẻ có tội là Baraba lại được tha bổng, ra đi tự do Lc 23,20-25. Phê phán, kết án người khác thường bị sai lạc bởi cách giải thích công lí khác nhau, bởi thiên tư trong lúc phán đoán, bởi nhận xét thiếu công tâm, kể cả trường hợp thiếu khả năng nhận xét cách tỏ tường. Trào lưu, xu hướng xã hội thường ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, cách nhìn của người làm luật và cầm luật. Chính vì thế mà quốc gia nào cũng có toà kháng án, hầu mong tránh bớt kết án sai lầm. Bớt thôi, chứ không phải là hết. Tham vọng và cái tôi đóng vai trò rất lớn trong việc giúp cho cái ác tồn tại trong xã hội.

Hảo tâm

Sống hảo tâm là chạnh lòng thương, biết đến khó khăn của tha nhân và sẵn sàng hy sinh, ra tay giúp đỡ. Hảo tâm là linh dược chữa lành con tim đau khổ, u uẩn, mất tin tưởng nơi người khác. Một khi con tim mất tin tưởng nơi người khác. Việc lấy lại niềm tin cho con tim vui trở lại đòi hỏi việc làm đến từ tim. Làm cho con tim vui trở lại bằng hành động bác ái, bằng hảo tâm, bằng việc từ thiện. Không phải việc vĩ đại mà chính những việc nhỏ, sinh hoạt hàng ngày mang lại hiệu quả lớn. Hành động nhẹ nhàng, âm thầm đánh thức con tim đang ngủ, con tim đang mơ màng, con tim tan vỡ được hàn gắn chính là tình yêu, lòng mến và thứ tha. Thống hối phát sinh từ lòng mến tha nhân dành cho. Người con hoang trở về vì ông nhìn lại và nhận ra lòng mến cha anh dành cho anh. Phêrô sau khi chối Thầy, ra đi than khóc vì mắt ông bắt gặp mắt Đức Kitô khi Ngài nhìn ông. Đôi mắt nhân từ không trách móc, đôi mắt nhân lành sẵn sàng tha thứ và ông đã ăn năn. Có lẽ người trộm khi nhìn sang Đức Kitô bắt gặp cặp mắt nhân hậu của Ngài và anh mạnh dạn xin thứ tha.

Chết

Chết bắt đầu từ trong lòng người. Trước khi có hành động giết người thì nạn nhân đó đã chết trong tim của người ra tay giết anh. Với những người cố tình giết Đức Kitô thì họ đã giết chết Ngài trong lòng họ trước khi họ ngồi ghế xét xử. Việc ra bản án đóng đinh Đức Kitô chỉ là hành động diễn tả cái chết trong tim của họ. Đức Kitô phải chết bởi trong tim người chống đối Ngài không còn chỗ. Một chút tình cảm dành cho Đức Kitô cũng đã cạn kiệt, đã chết nên việc giết Đức Kitô là bước cuối cùng trong việc thi hành điều họ đã giết chết trong tim họ. Phúc âm thuật lại nhiều lần họ muốn giết Ngài nhưng giờ Ngài chưa đến, họ chưa có dịp ra tay và khi dịp đó đến chắc chắn họ sẽ không bỏ lỡ.

TiengChuong.org

Easter Lines

Fear not

Each year we listen to the Passion of Jesus. We heard about the sadness Jesus felt, his worries about imminent death, his fear of being arrested, being whipped. His apostles felt the fear of being caught like their Master, Jesus. We hear the words but we have never had personal experience of living the fear of contracting a deadly virus, or of death at our doorpost. The Covid 19 makes everyone feel that fear that paralyses us all. Individuals are fearful of contracting the virus; government fear the virus is out of control; medical people fear that our hospital system is incapable of handling the crisis. Business fears economic recession. Employees fear being retrenched. There is no exception, fear is real and is a constant threat to everyone, not just at a local level or for a single country, but for the entire world. Epidemic then pandemic, but people of faith pray in hope. People without faith have only their faith in others. They hope scientists soon find the vaccine. To control fear, governments make rules; to conquer fear, Jesus called us to turn to him. Jesus once told his apostles 'fear not' for I am with you till the end of the world. Mt 28,20. For those who love and have faith in Jesus, their fear is short lived. The apostles loved Jesus and their fear lasted less than a week; they felt great Joy when they met him again. His opponents enjoyed their victory less than a week, and then they lived in fear and worry for days, probably till the end of their earthly journey.

In time of hardship and difficulty, we turn to Jesus in hope and that is the heart of our Easter celebration because his resurrection brings hope to all who have faith in Him. Jesus told the women: 'Do not be afraid, go and tell my brothers that they must leave for Galilee, they will see me there' Mat. 24,10. We need to move away, move out of fear to meet Jesus.
Happy Easter to all.

Generosity

For many, Easter is the time to give thanks to God for showing God's love for the world, and for saving the world. For some, Easter is the time to relax, to party, and to enjoy holidays. Easter this year 2020 is different because of the fear of Covid 19 spreading. Government at all levels call people to stay home, movements are off limits at local level, and we are asked be kind to one another. The message is loud and clear and most people obey the orders- stay indoors-. The same message 'be kind, be generous and have hope in the Lord' is what the Church annually calls us to do. People often ignore this call because they don't feel they have need of it. This year is different. Covid 19' spreads fears and the fear is real and so close no one can ignore it. Staying inside or restricting movements is not only keeping you safe from contracting the deadly virus, but also shows your kindness and generosity to others. Be kind, be generous and unselfish is what we celebrate at Easter. The fear of the virus revealed what is inside our hearts.

Thirty silver pieces

'Judas his betrayer was filled with remorse and took the thirty silver pieces back to the chief priests and elders....' The chief priest took the money and bought the potter's field to be a graveyard for the poor. Mat 27,3-10

Betrayal is an evil act against one whom you once loved dearly. It is the abuse of love and trust. Jesus was condemned by the act of betrayal, but it is not what I would like to share here. What I would like to share is the power of God, who in his mysterious way, is able to turn upside down Judas' evil act to be an act of generosity for others. Witnessing the arrest of Jesus and seeing how evil it was, Judas felt sorry. He returned, went back to the chief priest and returned the money. That money turned out not to be wasted but it was invested to the burial ground for those who had nowhere to 'RIP'. Before his death Jesus showed his generosity to others by giving them an empty tomb, the cost of his life. Again, God in his power changed the weapon of death to be the symbol of life- His cross-. The cross was capital punishment, the greatest fear of all forms of punishment. Jesus turned upside down its meaning, making it to be the symbol of life, the ultimate hope for those who love and have faith in Him.

Never too late to say sorry

This is the experience of the repentant thief. On the cross, seeing that he was unable to escape death, but feeling death was approaching; he turned to Jesus uttered these words, words that came from his repentant heart: Jesus, remember me when you come into your kingdom. Jesus in his kindness, responded with love, confirming to him. You will be with me in paradise. Lk 23,43. The repentant thief received what he asked for- God's kingdom- because he repented at the last minute. It tells us that it would never be too late to say sorry.

Abandonment

My God, my God, why have you deserted me? Lk 27,46

Jesus used the negative statement to confirm a positive reality that is - God is his Father. In his agony he felt God was far away. For Jesus, the feeling of being abandoned is the affirmation. It is the confirmation that God was out there, but Jesus felt God was not nearby. This is Jesus' human experience in his agony on the cross. In times of being challenged, we feel that God had abandoned us. We can identify our personal experience with the feelings Jesus felt on the cross. In our great fear, heavy burden, and utmost agony we keep praying and yet God seems silent. We may even doubt the existence of God. May of Magdala in her sadness, mourning for the death of Jesus, didn't recognize Jesus when she saw and heard him. She thought he was a gardener. Her eyes were opened when Jesus called her name (Jn 20,11-18). Jesus in his utmost suffering cried out to confirm God is real, and yet the pain took control of the situation, blurred his vision about God's love. In his heart he felt God was out there somewhere.

Washing hands

For me 2020 is the year of washing hands. It is the year of washing hands for a number of reasons. First, it is because of the Covid 19 that everyone regularly washes hands to avoid the virus. Second, the advice to regularly wash one's hands comes from the medical experts, and more serioulys it comes from the mouths of all world political leaders. They ask us to wash hands regularly and it takes time to wash them. Each time, we need to wash not just for five or ten seconds, but it takes twenty seconds to wash hands properly. Hand washing is not something new. Parents taught their children to wash their hands after being to the toilet. Washing hands has its history from the Jews; the law of purity required a person to wash hands after returning from a public place. A person must wash his/ her hands as far as up to the elbow. The first politician leader who washed his hands publicly was Pilate. He washed his hands to save him from the guilt of Jesus' blood. Today we wash our hands not just for cleanliness, but for freeing us from the fear of contracting Covid 19. Hands play a significant role in our daily Eucharistic celebration. The Passion narrative of Jesus mentioned hands from different groups of people, and for different purposes; namely the hands to save, to show mercy and love. There are hands to build up and hands to destroy. There are hands to support and hands to condemn. There are hands to give and hands to receive. At the Last Supper Jesus held the bread, and then the cup, in his venerable hands to give thanks to God, and handed them to his apostles. Jesus' hands were to save, to show mercy and love. The apostles opened their hands to receive the bread and wine from Jesus. Their hands were to receive God's generosity and love. At every Eucharistic celebration, before the consecration of bread and wine, a priest washes his hands as the symbol of inner purity to celebrate the Sacred celebration. Later on, at the sign of peace hands are the hands of friendship and unity. At communion time, the hands of the Extraordinary Communion Minsters distribute the Body and Blood of Christ to the congregation, and they open their hands to receive the Body of Christ. These hands are the hands of faith sharing in communion, and God's love for others. Hands played an extraordinary role in Jesus' Passion narrative; apart from the hands of Jesus and the apostles. Soldiers used hands to arrest, and to show power when they tied Jesus' hands and led him away. Pointing fingers at Jesus came from the condemning hands. Hands used to judge, to condemn and even assert lies. The hands of the chief priest, who in his anger, banged on the table saying we need witnesses no more because we ourselves had heard him confirming he is the king. Hands showed their anger, frustrated and intimidated from the crowds, who raised hands above their heads shouting 'crucify him, crucify him'. Hands of the majority often went with a loud voice, shouting. They were manipulated by their leaders. Soldiers' hands were associated with inflicting pain and destroying life. Their hands showed no mercy when they whipped Jesus. There were helping hands of Simon who carried the cross for Jesus. Hands of women reached out to show their love for Jesus, but in their hopelessness the women only shed tears to show their grief, and solidarity with him. Hands of soldiers casting lots to get Jesus' garments were the hands of those hungry for material wealth. Hands of a soldier pierced Jesus' side. Hands of Mary who held Jesus' cold body. Hands of the secret apostles who came to remove Jesus' body from the cross and bury it in an empty tomb. The hands of women anointed Jesus' wounds. Mysterious hands chiselled the tomb and the mysterious hands moved the stone from the tomb.

God's hands are present to receive a human soul: 'into your hands I commend my spirit' said Jesus. Like Pilate, we wash our hands to save ourselves, to avoid trouble. Jesus washed not hands, but he washed the feet of his apostles- the sign of his unlimited generosity. His hands stretched out on the cross to save the multitude.

His broken hands shown to Thomas, was proof of his resurrection, 'Put your hands into the hole that they had made, doubt no more but believe' Jesus said to Thomas.
What sort of hands would you like to wash throughouly and what kind of hands you would like yours to be?

Dark cloud

I went for a long walk on one afternoon. The sky was beautiful, calm. The blu sky had not a single cloud in it. I enjoyed the soft breeze that fanned on my face and the transquility of the afternoon. I felt a bit tired and then realized that I have gone for a long walk. I need to go back before it was getting dark. On my way back, I saw a dark cloud was forming. From experience that kind of cloud often brought with it gusting winds, and followed by bucketing rain. I started to worry what to do and how I would get home before the rain? If I was caught in the rain, I would get sick caused by the mixture of heat and cold, and being soaked with rain water. Where to hide? Standing under a tree with wind gusting was not an option; running home proved to be out of the question. On top of that there was the fear of low sugar. Fear paralysed my body, I felt no energy left, bones disjointed and leg muscles disobeyed my command. I sat on the road side to relax and felt the coolness and softness of the young grass on my feet. I then lied down to relax, eyes closed. It sounded like reading in a novel without reasonable explanation. I didn't know how to explain it but I felt the strength slowly returned and slept for sometime. Lying on the grass my mind was at rest, all body muscles were in the state of relaxing and tiredness disappeared. Probably relaxing was the time for the body to release any bad energy, detressed, refreshed the blod flow and the body detoxed itself. It would have been energy from the mother earth added to the body. Through the grass earthly energy articulated my body and gave it more strength. I didn't know what happened but I felt well and strength returned. Minutes later, I opened my eyes, and surprised, I saw the picture of magnificent, bright, beautiful, and skilful mixture of colours. The picture was surrounding the crystal clear sky around. It instantly caught my eyes. I followed the picture and it kept changing from time to time. Every minute a new image was being formed, and from that new beautiful image emerged another image, that formed a new one greater in both shape and size. This image swallowed other images, and merged into one larger image. A minute later the enormous image was separated into three or four smallers images with different shapes and sizes. There was no struggled nor violent when images took each others or spitted it out. It was peaceful as a fish ate a see weed or a chicken picked a wheat grain. Changing happened, forming a new image happend and yet it was peaceful and quiet. I saw lighning that lightened the sky and the dark cloud was brightened up. There was another kind of lightning, this one didn't lighten up the sky but only shed thousand light lines on the cloud. It looked like the cloud had its own vein system that came and went like a wink of an eyes. By the time I got out of that trance it was getting dark. It was amazing, fear disappeared. I got my strength back. What a wonderful afternoon! The dark cloud, the Covid 19 dark cloud creates fear to the whole world. We need to look for the bright side of it. Jesus once said: I am the Light for the world (Jn 8,11). His Light certainly will give us hope, and hope in Jesus is certain.

Judging

The Passion of Jesus brings to light the viciousness of the battle between good and evil existing in this world. We humans, by our own will and power, have contributed to greater evil in the world. We, in our wisdom, think we have solutions for all problems in our society, but reality shows, that to control the existing evil we often create a new one which is bigger than the last one. It looks like goodness gives way to evil forces. In the case of Jesus; it is very clear that sinners sit on the throne to judge the sinless. Jesus, the sinless, was condemned to death by the sinners; while the notorious- Barabbas- was set free Lk 23,20-25. Every country has a court of appeal. Experts and law makers know that not all judgments are just and right. This is caused by human bias, and decision making is influenced by the current movements of that society. A court of appeal helps to solve these problems but not all appeals are granted. Evil ambition and ego are the powerful forces to suppress voices of one's heart.

Charity

Charity, generosity is the heavenly remedy to heal a broken heart. It gives hope for a giver and brings even more hope for a receiver. Mk 15,16-20. It shows light to the heart of a receiver, and this light would help that person to repent. Meeting Jesus' eyes, Peter felt sorry and went away to repent, recalling the goodness Jesus had shown to him.

Death

Death begins from within one's heart. When love for someone has died, to his/her heart, a former loved one already dead. The action that is carried out is only the revelation of the deadly conditions of that person. Before condemning Jesus to death, his opponents had already killed him in their hearts. The capital sentence they gave Jesus was the revelation of their inner hearts.