Vatican kêu gọi các công ty hãy đoàn kết lại mà chăm sóc cho những bệnh nhân mắc phải những cơn bệnh lạ!

Cuối tháng 2 được coi là Ngày của những bệnh nhân mắc phải những cơn bệnh lạ! Ước tính hàng năm có hơn 300 triệu người khắp nơi trên thế giới mắc phải một trong hơn 6.000 cơn bệnh hiếm lạ chưa được y khoa xác định.
(Robin Gomes – Tin Vatican)

Tòa Thánh Vatican kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy thực hiện lòng bác ái yêu thương và đoàn kết lại để chăm sóc sức khỏe hầu cung cấp, hỗ trợ và chăm sóc cụ thể cho các bệnh nhân mắc phải những cơn bệnh hiếm lạ! Giúp họ cảm thấy họ luôn là một thành phần của xã hội chứ không bị loại trừ!
Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Thánh bộ lo về các bệnh nhân tại Tòa thánh Vatican kêu gọi một sự phát triển con người toàn diện, đã gửi ra một thông điệp vào thứ bảy vừa qua nhân Ngày bệnh nhân được ghi nhớ vào ngày cuối cùng của tháng Hai.
Tổ chức châu Âu về các bệnh hiếm lạ (EURORDIS), một tổ chức phi chính phủ, được thiết lập từ năm 2008 để nâng cao nhận thức về các bệnh chưa được y khoa biết đến hoặc đã bị xếp vào quá khứ!
Theo tổ chức phi chính phủ, có hơn 300 triệu người trên thế giới mắc vào một trong hơn 6.000 bệnh hiếm lạ hàng năm...

Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi hỗ trợ để cứu giúp những người mắc bệnh hiếm lạ. Trong một bài đăng trên Twitter @Pontifex của mình vào thứ Bảy, ĐTC viết: Nhân ngày quốc tế bệnh nhân, chúng ta hãy cùng nhau chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm các thứ bệnh hiếm lạ, hãy tiếp tục nghiên cứu, chăm sóc y tế và trợ giúp xã hội để các bệnh nhân này cũng được thừa hưởng những phương tiện chữa trị bình đằng trong cuộc sống đầy đủ.

Bệnh hiếm lạ ở các nước nghèo
Trong thông điệp của mình, Đức Hồng Y Turkson lưu ý rằng thường những người mắc bệnh hiếm lạ và gia đình họ phải sống trong sự kỳ thị, bị cô lập và cảm thấy bất lực! Họ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị cụ thể và chăm sóc thích hợp. Tình trạng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn ở những quốc gia nơi mà hệ thống y tế nghèo nàn và thiếu thốn...
Nhấn mạnh tới quyền căn bản về sức khỏe và quyền được chăm sóc là một thúc bách của công lý, Đức Hồng Y cho rằng sự phân phối không đồng đều các nguồn lực kinh tế, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp, không đảm bảo các phương tiện đầy đủ cho sức khỏe, bảo vệ phẩm giá và sức khỏe cho mọi người, đặc biệt những người nghèo khổ túng thiếu!

Ngành dược phẩm
Vì lý do này, Đức Hồng Y Turkson cho biết, kiến thức khoa học và nghiên cứu về dược phẩm, tuân thủ theo luật pháp hầu bảo vệ sở hữu trí tuệ và lợi nhuận hợp lý, nhưng cũng phải tìm ra những thỏa thuận phù hợp cho pháp quyền chẩn đoán và tiếp cận các liệu pháp thiết yếu, đặc biệt trong trường hợp bệnh hiếm gặp.
Công ty và tập đoàn
Đức Hồng Y Turkson nói: Nguyên tắc của các công ty con và tập đoàn phải truyền cảm hứng cho cộng đồng quốc tế cũng như các chính sách y tế để đảm bảo rằng các hệ thống y tế được hiệu quả, tiếp cận công bằng trong chuẩn đoán, điều trị và hỗ trợ và chăm sóc cụ thể cho bệnh nhân và gia đình của họ được đảm bảo, đặc biệt là những người thiểu số dễ bị tổn thương nhất.
Trong Giáo Hội Công Giáo, nguyên lý của công việc giáo dục xã hội là quan tâm tới các vấn đề của con người và mọi quyết định nhằm mang lợi ích cho những người bị ảnh hưởng, chứ không phải theo những chỉ thị thuần túy của trung ương.

Bao gồm những việc cần làm
Đức Hồng Y Turkson lưu ý rằng những hệ lụy của các cơn bệnh hiếm lạ gây ra cho cuộc sống hàng ngày của các gia đình là sự gián đoạn làm ảnh hưởng tới tâm lý, tình cảm, thể chất và kinh tế, Đức Hồng Y Turkson mời gọi các tổ chức hãy chăm sóc sức khỏe và cả các phương diện xã hội như cuộc sống gia đình và các liên quan khác tác nhân khác trong xã hội của những người mắc bệnh... Ngài đặc biệt kêu gọi hãy lưu tâm tới nỗi cô đơn cô độc của người bệnh! Nói tóm lại là hãy có những hành vi phục vụ trong yêu thương…".
Ngài chia sẻ thật là lý tưởng, nếu bên cạnh các thành viên gia đình, có các nhân viên y tế, xã hội và mục vụ, cùng làm việc trong tinh thần huynh đệ, để chăm sóc cho những người mắc bệnh hiếm lạ, hãy kết hợp sự chăm sóc y tế với các hoạt động xã hội hầu đảm bảo cho các bệnh nhân cảm thấy họ là một thành phần của xã hội…